Định liên quan đến cấp và chứng nhận C/O

Một phần của tài liệu Câu hỏi lý thuyết môn tổ chức nghiệp vụ hải quan và hướng dẫn trả lời (Trang 26)

thẩm quyền của một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ XK hàng hóa cấp dựa trên những quy định và yêu cầu liên quan tới xuất xứ và chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.

2.Hiện nay ở Việt Nam đang sử dụng những mẫu C/O: C/O ưu đãi

Giấy Chứng nhận xuất xứ mẫu A

- Là loại C/O đặc trưng, được cấp theo Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) của các nước có tên ở mặt sau Mẫu A. Có C/O này hàng hóa xuất khẩu sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi GSP của nước nhập khẩu.

- Chỉ được cấp khi hàng hóa được xuất khẩu sang một trong những nước được ghi ở mặt sau Mẫu A và nước này đã cho Việt Nam được hưởng ưu đãi từ GSP; và khi hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn xuất xứ do nước này quy định.

- VCCI không cấp Mẫu A cho mặt hàng giày dép xuất khẩu sang EU

Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu D

- Là loại C/O theo Hiệp định về Chương trình Ưu đãi Thuế quan có Hiệu lực Chung (CEPT)

- Chỉ cấp cho hàng hóa xuất khẩu từ một nước thành viên của ASEAN sang một nước thành viên ASEAN khác.

Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu E

Là loại C/O ưu đãi cấp cho hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc

- Là loại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp cho hàng hóa của Việt Nam được hưởng các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có hiệu lực từ ngày 26 tháng 11 năm 2003.

Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu S

Là loại C/O ưu đãi cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Lào

- Là loại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền được Bộ Thương mại uỷ quyền cấp cho hàng hóa Việt Nam để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định Hợp tác Kinh tế, Văn hóa, Khoa học Kỹ thuật giữa Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã ký tại Hà Nội ngày 07 tháng 01 năm 2005 (gọi tắt là Hiệp định Việt – Lào)

Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu AK

Là loại C/O ưu đãi cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc

- Là loại C/O hưởng các ưu đãi theo Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa các Chính phủ của các nước thành viên thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á và Chính phủ Đại Hàn Dân Quốc.

C/O không ưu đãi

Giấy Chứng nhận xuất xứ C/O Mẫu B

Loại C/O cấp cho hàng hóa xuất xứ tại Việt Nam xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới trong các trường hợp sau:

- Loại C/O cấp cho hàng hóa xuất xứ tại Việt Nam xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới trong các trường hợp sau:

+ Nước nhập khẩu không có chế độ ưu đãi GSP

+ Nước nhập khẩu có chế độ GSP nhưng không cho Việt Nam hưởng

+ Nước nhập khẩu có chế độ ưu đãi GSP và cho Việt Nam hưởng ưu đãi từ chế độ này nhưng hàng hóa xuất khẩu không đáp ứng các tiêu chuẩn do chế độ này đặt ra.

Giấy Chứng nhận xuất xứ Mẫu hàng Dệt đi EU - C/O Mẫu T

Là loại C/O theo quy định của Hiệp định Dệt May giữa Việt Nam và EU.

Giấy Chứng nhận xuất xứ Mẫu ICO

- Là loại C/O theo quy định của Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) chỉ cấp cho mặt hàng cà phê. Loại Mẫu này luôn được cấp kèm với hoặc Mẫu A hoặc Mẫu B.

- Là loại C/O không ưu đãi cấp cho một số sản phẩm (tuân theo luật chống bán phá và bồi thường) xuất khẩu sang Venezuela.

Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu Mexico (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Là loại C/O không ưu đãi chỉ cấp riêng cho mặt hàng dệt may, giầy dép của ViệtNam xuất khẩu sang Mexico.

- Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may và giầy dép không phải sử dụng loại Form M này nữa.

Và các loại form khác

Tuỳ theo quy định của nước nhập khẩu hoặc các hiệp định quốc tế.

3. Quy định liên quan đến việc cấp và chứng nhận C/O

Hồ sơ cấp C/O:

- C/O đã được khai, bao gồm một bản chính và tối thiểu hai bản sao C/O để Tổ chức cấp C/O và Người xuất khẩu mỗi bên lưu một bản. Người xuất khẩu chỉ được đề nghị cấp một loại mẫu C/O. Riêng đối với cà phê xuất khẩu, ngoài Mẫu C/O cà phê, Người xuất khẩu có thể đề nghị cấp thêm Mẫu A hoặc Mẫu B;

- Đơn đề nghị cấp C/O đã được khai, ký tên và đóng dấu; - Hóa đơn thương mại (bản chính);

- Tờ khai Hải quan xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan (bản sao có chữ ký của người có thẩm quyền và dấu “Sao y bản chính”), trừ các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu theo qui định của pháp luật. Trong trường hợp có lý do chính đáng Người xuất khẩu có thể nộp sau chứng từ này;

- Nếu xét thấy cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu Người xuất khẩu cung cấp thêm các chứng từ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu, ví dụ: tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên, phụ liệu; giấy phép xuất khẩu; hợp đồng mua bán; hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước; mẫu nguyên, phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu; vận đơn đường biển; vận đơn đường không, và các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm xuất khẩu.

Vận đơn gửi hàng có thể nộp chậm trong vòng 15 ngày

- Nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O cho Bộ Thương Mại ( Phòng Thương mại và Công

nghiệp VN).

- Trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận được bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, sẽ cấp C/O. Trường hợp cần phải kiểm tra thực tế thì 05 ngày làm việc. - Hồ sơ cấp C/O được lưu trữ ít nhất 3 năm, kể từ ngày cấp hoặc xác nhận và được

bảo mật.

- Nếu C/O bị sử dụng sai mục đích sẽ bị thu hồi.

Nếu C/O cấp sau khi gửi hàng một thời gian thì sẽ được cấp loại C/O cấp sau có hiệu lực từ khi gửi hàng

Nếu C/O bị thất lạc muốn cấp lại thì sẽ có C/O trên đó ghi certified true copy.

Thẩm quyền cấp C/O:

- Bộ công thương: có thể ủy quyền cho

- Phòng TM và công nghiệp Việt Nam: có thể ủy quyền cho - Phòng quản lý XNK ở các tỉnh thành phố

- Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất • Các trường hợp ko phải nộp C/O

- Trị giá hàng hóa ko quá 200 USD

- Hàng nk phi mậu dịch: hàng viện trợ, quà tặng, quà biếu - Hàng đã qua sử dụng

- Hàng nông sản tươi Nk từ các nước có đường biên giới đất liền với Việt Nam - Hàng mua bán trao đổi của cư dân biên giới

Kiểm tra xuất xứ

- Nguyên tắc kiểm tra: căn cứ vào nội dung ghi trên chứng từ, dựa vào thực tế hàng hóa

- Trong trường hợp có sự khác biệt nhỏ giữa C/O và chứng từ hải quan khác nhưng có quan hải quan ko nghi ngờ tính xác thực của xuất xứ thì C/O vẫn được chấp nhận

- Trường hợp C/O ko được chấp nhận thì hàng hóa vẫn được thông quan theo thủ tục thông thường nhưng ko được hưởng ưu đãi về thuế

- Trường hợp chưa có C/O: vẫn khai theo mức thuế suất thông thường. khi xuất trình C/O trong thời hạn cho phép (15 ngày) sẽ được hoàn lại thuế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trên C/O đã nộp ko được thay đổi hoặc sửa chữa trừ khi có lý do chính đáng và do cơ quan có thẩm quyền cấp C/O tiến hành sửa đổi

- Kiểm tra các tiêu chí trên C/O

- Đối chiếu thông tin trên C/O với các chừng từ hải quan và thực tế hàng hóa. - Kiểm tra mẫu tên và chữ ký người cấp

- Kiểm tra thời hạn hiệu lực của C/O

- Việc kiểm tra C/O sẽ tiến hành trong 150 ngày kể từ ngày người nhập khẩu tiến hành nộp hồ sơ hợp lệ.

Câu 14: khi thông quan hàng hóa xnk cần xuất trình những chứng từ gì? Số lượng chứng từ phải nộp?

- Tờ khai

hải quan: gồm 2 bản chính. Đối với hàng hóa có thuế có tờ khai trị giá đi kèm (2 bản) và bản phụ lục kèm theo nếu có

- Tờ khai

xuất khẩu tối đa 9 mặt hàng, tờ khai Nk tối đa 3 mặt hàng. Trường hợp xuất khẩu tại chỗ người XK kê khai 4 bản tờ khai.

- Hợp đồng bằng các các ngôn ngữ khác tiếng anh, tiếng việt thì phải có bản dịch

- Hóa đơn thương mại xuất trình 1 bản chính - Bảng kê chi tiết hàng hóa

- Phiếu đóng gói 1 bản chính - C/O 1 bản chính

- Giấy chứng nhận số lượng, chất lượng, chứng từ giám định 1 bản chính - Giấy phép XNK nếu có

Câu 15: thủ tục hải quan là gì? Nội dung làm thủ tục hải quan ( ND khai báo, kiểm tra giám sát, thông quan, phúc tập kiểm tra sau thông quan)? Quy trình làm thủ tục hải quan?

Một phần của tài liệu Câu hỏi lý thuyết môn tổ chức nghiệp vụ hải quan và hướng dẫn trả lời (Trang 26)