Theo hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành ngày 01- 01-2002, dự phòng giảm giá hàng tồn nguyên vật liệu được lập vào cuối mỗi niên độ kế toán, trước khi lập báo cáo tài chính năm nhằm ghi nhận bộ phận giá trị nguyên vật liệu dự tính giảm giá so với giá gốc của hàng tồn kho nhưng chưa chắc chắn.
Dự phòng giảm giá nguyên vật liệu được lập cho từng loại nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất các loại vật tư, hàng hoá, mà giá thành sản xuất sản phẩm
cao hơn giá thị thuần có thể thực hiện được . Giá trị nguyên vật liệu lúc này được đánh giá giảm xuống bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.
Mức dự phòng giảm giá NVL = Số lượng NVL tồn kho X
Chênh lệch giữa giá ghi trên sổ kế toán và
giá thị trường
Giá thị trường của các loại vật tư, thành phẩm, hàng hoá tồn kho giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm là giá cả có thể mua hoặc bán trên thị trường.
Việc lập dự phòng phải tiến hành riêng cho từng loại vật tư hàng hoá bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng giảm giá vật tư tồn kho của doanh nghiệp vào bảng kê chi tiết. Bảng kê chi tiết là căn cứ để hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
Cuối kỳ kế toán năm tiếp theo, doanh nghiệp phải thực hiện đánh giá mới về giá trị thực tế nguyên vật liệu cuối năm đó. Trường hợp cuối kỳ kế toán năm nay, nếu khoản dự phòng giảm giá nguyên vật liệu phải lập thấp hơn khoản dự phòng giảm giá nguyên vật liệu cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn phải được hoàn nhập để đảm bảo cho giá trị nguyên vật liệu phản ánh trên báo cáo tài chính là theo giá gốc. Còn nếu khoản dự phòng giảm giá nguyên vật liệu cuối kỳ kế toán lớn hơn khoản dự phòng giảm giá nguyên vật liệu năm trước thì trích lập thêm dự phòng vào chi phí quản lý doanh nghiệp.