Nghiên cứu ảnh hưởng của các tỷ lệ tá dược khác nhau lên sự phân bố kích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo nguyên liệu probiotics chứa lactobacillus acidophilus (Trang 39)

bố kích thước hạt cốm:

Từ kết quả của mục 3.2.1 và 3.2.2 có thể thấy rằng: Sau đông khô, số lượng vi khuẩn sống sót trong các mẫu cốm tương đối cao. Nhưng sau quá trình bảo quản, bởi chịu ảnh hưởng của nhiều tác nhân khác nhau (oxy hòa tan, hàm ẩm...) mà số vi khuẩn sống sót giảm đi một lượng đáng kể. Nhằm mục đích nâng cao khả năng sống sót của vi khuẩn sau thời gian bảo quản, các nguyên liệu cốm nên được bao bảo vệ tránh sự ảnh hưởng của các tác nhân từ môi trường xung quanh. Tuy nhiên, nguyên liệu cốm đem bao không chỉ cần đảm bảo về yêu cầu hàm ẩm, số lượng vi khuẩn còn sống, mà còn phải đảm bảo có khoảng phân bố kích thước phù hợp. Nếu tỷ lệ vụn nát trong nguyên liệu cốm quá cao thì không thể sử dụng nguyên liệu cốm đó để bao bảo vệ.

Muc đích:

• Nghiên cứu ảnh hưởng của hỗn hợp tá dược Avicel và sữa gầy ở 3 tỷ lệ khác nhau lên sự phân bố kích thước nguyên liệu cốm.

33

Tiến hành:

• Tạo cốm L. acỉdophỉỉus với hỗn họp 2 tá dược sữa gầy và Avicel ở 3

tỷ lệ khác nhau: (Sữa gầy : Avicel) = (1:9) (Mau A); (2:8) (Mau B); (3:7) (Mầu C) theo 2.3.4. Đông khô các mẫu cốm theo 2.3.5b.

• Sử dụng các rây với các kích cỡ khác nhau để nghiên cứu sự phân bố

kích thước cốm ở mỗi mẫu theo 2.3.8. Đánh giá ảnh hưởng của các hệ tá dược trên lên sự phân bố kích thước cốm.

Kết quả:

Sự phân bố kích thước hạt trong 3 mẫu cốm được thể hiện như trong bảng 3.6 và trong hình 3.3:

Bảng 3.6: Tỷ lệ phân bố kích thước trong 3 mẫu cốm Kích thước hạt (mm) Mau A (%) Mẫ u B ( %) Mầu c (%) 1,00 < 0 < 1,50 11,47 18,21 50,50 0,85 < 0 < 1,00 7,29 13,04 12,78 0, 71<(D<0,85 8,99 38,45 10,95 0,50 < 0 < 0,71 13,75 10,53 12,33 0,25< O < 0,50 24,87 6,82 8,39 (D < 0,25 33,63 12,95 5,05

Kêt quả trong bảng 3.6 cho thây:

Mầu A: Các hạt có kích thước dưới 0,50mm chiếm tỷ lệ lớn 58,5% (trong đó 33,63% là các hạt có kích thước dưới 0,25mm). Các hạt có kích thước từ 0,50mm tới 0,85mm chiếm 22,74%. Các hạt có kích thước từ 0,85mmtới l,50mm chỉ chiếm 18,76%.

Mau B: Các hạt có kích thước dưới 0,5mm chiếm 19,77%. Các hạt có kích thước từ 0,50mm tới 0,85mm chiếm tỷ lệ lớn 48,98% . Các hạt có kích thước từ 0,85mm tới l,50mm chiếm 31,25%.

34

Mầu C: Các hạt có kích tìiước dưới 0,5mm chỉ chiếm 13,44%. Các hạt có kích thước từ 0,50mm tới 0,85mm chiếm 23,28%. Các hạt có kích thước từ 0,85mm tới l,50mm chiếm tỷ lệ lớn 63,28%. "8 0 1 .-5 ‘2 c í>< 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0%

Mầu A Mẩu B Mẩu c

□ K T<0,50 ■ 0,50 < KT < 0,85 □ 0,85 < KT < 1,50 Hình 3.3. Sự phân bố kích thước cốm trong 3 mẫu

Như vậy tỷ lệ vụn nát trong các mẫu cốm giảm dần từ mẫu A, đến mẫu B và thấp nhất ở mẫu c .

Điều này có thể giải thích như saw. Khi thêm dịch lên men vào trong khối bột kép (chứa sữa gầy và Avicel), lactose trong sữa gầy bị hòa tan trong dịch lên men. Sau khi hạt được sấy khô, lactose đã hòa tan đó sẽ hóa rắn hoặc kết tinh lại tạo ra các cầu nối rắn, giúp ổn định cấu trúc hạt cốm [5]. Lượng sữa gầy trong 3 mẫu tăng theo thứ tự tò mẫu A, đến mẫu B, rồi đến mẫu c.

Điều này có nghĩa là lượng lastose trong 3 mẫu tăng theo ứiứ tự này. Do đó, số liên kết cầu nối rắn hình tìiành trong hạt cốm ở 3 mẫu cũng tăng dần theo

35

thứ tự mẫu A, mẫu B, mẫu c. Như vậy, độ chắc của các hạt cốm trong mẫu c

cao nhất, và các hạt cốm cũng đỡ bị vụn nát hơn 2 mẫu còn lại.

Qua kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các tỷ lệ tá dược khác nhau lên một số chỉ tiêu chất lượng cốm (mục 3.2.1, 3.2.2, 3.2.3), trong 3 hệ tá dược đã sử dụng, hệ 2 tá dược sữa gầy và Avicel ở tỷ lệ 3:7 thể hiện khả năng tạo cốm có cấu trúc hạt chắc, ít vụn nát nhất đồng thời cũng thể hiện khả năng bảo vệ vi sinh vật tốt nhất trong quá trình đông khô và sau thời gian bảo quản.

36

KẾT LUẬN VÀ ĐÈ XUẤT I. KÉT LUẬN:

Đe tài đã thu được các kết quả như sau:

> Đã tạo được nguyên liệu probiotics dạng cốm chứa L. acidophilus

bằng phương pháp xát hạt ướt và lựa chọn được kỹ thuật đông khô để làm khô cốm ướt.

> Đã đánh giá được ảnh hưỏTig của các tỷ lệ tá dược khác nhau lên

chất lượng nguyên liệu cốm tạo ra về khả năng sống của L. acidophilus trong

quá trình đông khô và sau thời gian bảo quản; về sự phân bố kích thước cốm: Khi tiến hành tạo cốm với 2 tá dược sữa gầy, Avicel ở 3 tỷ lệ khác nhau (Sữa gầy : Avicel) = (1:9), (2:8), (3:7). Kết quả cho thấy:

Với hệ 2 tá dược (Sữa gầy : Avicel) = (3:7) tạo ra nguyên liệu cốm có độ vụn nát thấp nhất và khả năng sống sót của vi khuẩn sau đông khô và trong quá trình bảo quản cao nhất. Tiếp đến là hệ 2 tá dược ở tỷ lệ (Sữa gầy : Avicel) = (2:8) và thấp nhất ở tỷ lệ (Sữa gầy : Avicel) = (1:9).

II. ĐỀ XUẤT:

Vì thời gian có hạn nên khóa luận chưa đề cập hết được những vấn đề có liên quan, chúng tôi xin đề xuất một số hưófng phát triển nghiên cứu như sau:

> Nghiên cứu ảnh hưởng của các hệ tỷ lệ tá dược (đã sử dụng trong khóa luận) lên độ trơn chảy của nguyên liệu cốm tạo thành.

> Sử dụng nguyên liệu cốm có tỷ lệ (Sữa gầy : Avicel) = (3:7) tiến hành tạo chế phẩm bao. Đánh giá chất lượng cốm bao đó.

> Nghiên cứu tạo cốm L. acidophilus cũng với 2 tá dược trên nhưng ở các hệ tỷ lệ khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Tiếng Việt

1. Bộ Y tế (2009), Dược điển Việt Nam IV, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

2. Bộ Y Tế, Vụ khoa học và Đào tạo (2007), Kiểm nghiệm dược phẩm, Nhà

xuất bản Y học, Hà Nội.

3. Bộ Y tế (2008), Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc, Nhà xuất bản y học, tập 2.

4. Bộ môn Bào chế, Trường Đại học Dược Hà Nội (2005), Một số chuyên đề

về bào chế hiện đại, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

5. Bộ môn Công nghiệp Dược, Trường Đại học Dược Hà Nội (2009), Kỹ

thuật sản xuất Dược phẩm, Nhà xuất bản Y học, tập III.

6. Phùng Thị Thu Hà (2008), Thiết kế chế phẩm Probiotic đa loài chổng loạn

khuẩn ruột, Khóa luận Dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội, tr. 13-20.

7. Nguyễn Trọng Hiệp, Bùi Tùng Hiệp (2008), “Vi sinh vật trong sản phẩm

probiotic”, Tạp chí Dược học sổ 390.

8. Lê Gia Hy (2006), v s v học đại cương (tập II), Viện công nghệ sinh học, Viện khoa học và công nghệ Việt Nam, Hà Nội.

9. Phan Thị Phượng (2009), Nghiên cứu tạo chế phẩm Probiotic đa loài bằng

phương pháp đông khô^ Khóa luận Dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Thành (2007), Nghiên cứu chế tạo chế phẩm đông khô

probiotic chổng loạn khuân đường ruột, Khóa luận Dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội.

11. Đặng Thị Thảo (2009), Khảo sát một sổ thông sổ về chất phụ gia trong

quả trình đông khô Lactobacillus acidophilus tạo chế phẩm probiotic, Khóa luận Dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội.

12. Quách Thu Trang (2010), Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp vi nang hóa bằng algỉnat tới tỷ lệ sổng sót của L. acidophilus, Khóa luận Dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội.

Tiếng Anh

13. A.Oelschlaeger T. (2010), “Mechanisms of probiotic actions - A

veviev^”, International journal o f Medical Microbiology, 300(1) pp. 51-62.

14. Chandramouli V., Kailasapathya K., Peiris p., Jones M. (2004), “An improved method of microencapsulation and its evaluation to protect

Lactobacillus spp. in simulated gastric conditions”, Journal o f microbiological methods, 56 (1), pp. 27-35

15. Chavez B.E, Ledeboer A.M. (2011), “Drying of Probiotics: Optimization

of Formulation and Process to Enhance Storage Survival”, Drying

Technology, 25(7), pp. 1193-1201.

16. Hubálek z. (2003), “Protectants used in the cryopreservation of

microorganism”, Cryobiology, 46, pp. 205-229.

17. Nanasombat s. and Sriwrong N. (2007), “Improving viability of freeze- dried lactic acid bacteria using lyoprotectants in combination with osmotic and cold adaptation”, KMITL Sci.Tech.J., 7, pp. 61-69.

18. Nei T., Souru H., Araki T. (1966), “Effect of residual moisture content on the survival of freeze-dried bacteria during storage under various conditions”, Cryobiology, 2(5), pp. 276-279.

19. Oriented Pharma Co., Ltd (2008), Application Documents fo r

DUOLACTM, Oriented Pharma Co.

20. Ouwehand c., V.Kirjavainen p., Shortt c., Salminen s. (1999),

“Probiotic: Mechanisms and established effect”, International Dairy Journal,

21. Pal Kaur I., Chopra K., Saini A., (2001), “Probiotics: potential

pharmaceutical applications”, European Journal o f Pharmaceutical Sciences,

15, pp. 1-9.

22. Pharmaceutical Press and American Pharmacists Association (2009),

Handbook o f Pharmaceutical excipients, 6* edition, pp. 129, 130, 131.

23. Talwalkar A. and Kailasapathy K., (2003), “A Review of Oxygen Toxicity in Probiotic Yogurts: Influence on the Survival of Probiotic Bacteria and Protective Techniques”, Comprehensive review in fo o d science and fo o d safety, 3, pp. 117-124.

Internet

24. http://en.wikipedia.org/wiki/Probiotics

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tạo nguyên liệu probiotics chứa lactobacillus acidophilus (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)