- Thời kỳ hoàng kim của Nữ thần kết thúc vào khoảng 1800TCN1500TCN, trong thời đại của Abraham, vị tiên tri Thiên chúa đầu tiên Người Do Thái và Kito giáo đều hạn chế hoặc loại trừ
Thánh Chiến
được hiểu như là “phấn đấu theo cách của Thánh”. “Thánh chiến” vừa có nghĩa là cuộc “đấu tranh nội tâm”, vừa có nghĩa là “ cuộc chiến tranh vì thần thánh”, nhưng trên thực tế, ý nghĩa đích thực là “đấu tranh nội tâm” hoàn toàn bị lãng quên.
Nhân danh Tiên tri Muhammed, Hồi giáo tấn công, giết người, cướp của ở rất nhiều các quốc gia. Kito giáo, nhân danh Đức Chúa Jesus để thực hiện các cuộc Thập Tự Chinh mà mục đích chính là cướp bóc các đô thành giàu có của người Ả Rập.
Trong suốt 3 thế kỷ đã có 9 cuộc Thập Tự Chinh (chưa kể những giao tranh lẻ tẻ) giữa người
Kito giáo (trong các cuộc Thánh chiến này chỉ có Công giáo) với Hồi giáo, mà mục đích là để thu hồi lại Jerusalem. Ngoài ra còn một số các cuộc Thập Tự Chinh khác ở Đức và Baltic.
Khoảng thế kỷ 12, một cuộc Thập Tự Chinh trẻ con đã diễn ra, khi một lời tiên tri giả dối được rao giảng rằng với một quân đoàn trong sạch và thuần khiết thì Thập Tự Chinh mới thành công. Nhiều đứa trẻ ở Ý, Pháp, Đức đã lên đường xuất quân và bị chết khi còn chưa rời khỏi Châu Âu do sự khắc nghiệt của điều kiện sống, nhiều đứa bị lừa đem bán làm nô lệ…
Tại Sachsen (thuộc Đức) vào thế kỷ 16, Martin Luther đã treo Chín mươi lăm Luận đề trên cửa Nhà thờ Lâu đài Wittenberg trình bày các luận điểm phê phán giáo hội và Giáo hoàng đang sa đà vào các vấn đề mê tín dị đoan như bán phép giải tội, sùng bái các thánh và tình trạng độc thân bắt buộc ở các chức sắc và tu sĩ.
Cuộc cải cách này gặp nhiều cản trở từ giáo hội, thế nhưng, trên thực tế, nó đã thành công.
Sau hòa ước Westphalia, Kito giáo đã có những bước chuyển biến đáng kể.
Hòa ước Westphalia quy định: Mọi phe phái nên công nhận Hòa ước Augsburg năm 1555, theo
đó, mỗi vương hầu đều có quyền chọn lựa tôn giáo cho lãnh thổ của mình, Công giáo, hoặc Lutheran, hoặc thần học Calvin (nguyên tắc cuius regio, eius religio) Các tín đồ sống trong các lãnh địa không có quốc giáo được quyền thực hành đức tin của mình theo ý muốn