- Thời kỳ hoàng kim của Nữ thần kết thúc vào khoảng 1800TCN1500TCN, trong thời đại của Abraham, vị tiên tri Thiên chúa đầu tiên Người Do Thái và Kito giáo đều hạn chế hoặc loại trừ
Totem giáo, bái vật giáo, vật linh giáo
Totem và Bái Vật giáo, Vật linh giáo có một mối liên hệ mật thiết với nhau, cùng hình thành từ thời thị tộc bộ lạc. Totem có thể được coi là khởi nguồn của Bái Vật giáo và một số trường phái Vật linh giáo.
Bái vật giáo là hình thức tôn giáo tôn thờ các vật thiêng có khả năng siêu việt, ví dụ như việc thờ vua khỉ Hanuman, hay xa xưa hơn, các vị thần ở Ai Cập và Trung Quốc… đều được mô tả có nửa người, nửa thú. Còn Vật linh giáo là các hình thức tôn giáo có quan niệm “vạn vật hữu linh” (mọi vật đều có linh hồn), và vì thế tôn giáo này thờ các dạng vật chất thiêng, ví dụ như Lửa (Ấn Độ), Đá (Ả Rập)…
Khái niệm “Totem” xuất phát từ ngôn ngữ Ojibwe có nghĩa là một thực thể tinh thần, một vật thể huyền bí hay một biểu tượng tượng trưng cho một gia đình, một nhóm người hoặc một thị tộc
Sự hình thành các bí giáo (huyền môn) thể hiện giai đoạn phát triển cao của tôn giáo đa thần, không còn tin vào quyền năng tuyệt đối của các vị thần hay mơ ước chiến thắng thần thánh, những vị giáo chủ của các bí giáo hướng tới việc hiểu biết bản chất của thực tại, bản chất của thế giới, mối liên hệ giữa linh hồn và thể xác cũng như nắm bắt quy luật của vạn vật. Các bí giáo có màu sắc triết học và khoa học nhiều hơn là niềm tin mang tính tập thể.
Bên cạnh từ “mystic” khá thông dụng ra, chúng ta còn có 2 thuật ngữ liên quan là “esoteric” (bí
truyền) và“occult” (bí giáo), đều có nghĩa là bí truyền.
Khởi phát của các Bí giáo hay Huyền môn này có lẽ bắt đầu từ việc những người có khả năng
ngoại cảm đặc biệt, sớm được tuyển vào các hệ thống đền thờ. Tuy nhiên, họ không dừng lại ở việc tận dụng khả năng để phục vụ cộng đồng, với trí tuệ tuyệt đỉnh, họ quan sát tự nhiên và các khả năng của mình, đúc rút ra các quy luật, các phương pháp để con người có thể trở nên siêu việt