Đối với Bộ LĐ-TB-XH, các bộ ngành và các địa phương

Một phần của tài liệu KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 32 - 33)

a. Mặc dù chính sách BHTN đã ra đời và đã được cụ thể hóa bởi 1 số văn bản dưới Luật, song đây là một chính sách hoàn toàn mới mẻ đối với Việt Nam. Bởi vậy, Bộ LĐ-TB-XH cần tiếp tục theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình triển

khai trong thực tiễn, tiếp tục nghiên cứu để bổ sung và hoàn thiện chính sách cho phù hợp. Trong giai đoạn trước mắt, khi tổ chức triển khai BHTN theo Nghị định 94/2008/NĐ-CP, Bộ LĐ-TB-XH và cơ quan BHXH Việt Nam cần xây dựng một cơ chế phối hợp đồng bộ để các trung tâm đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cùng với các bộ phận chức năng có liên quan của BHXH Việt Nam phối hợp với nhau trong các công việc cụ thể sau:

- Đăng ký thất nghiệp và quản lý người lao động bị thất nghiệp;

- Theo dõi thời gian thất nghiệp và thời gian đào tạo của người lao động bị thất nghiệp;

- Thống kê những người lao động bị thất nghiệp đã tìm kiếm được việc làm mới;

- Thống nhất về nội dung, chương trình đào tạo và kinh phí đào tạo... - Xác định những lĩnh vực, những ngành nghề cần tập trung đào tạo v.v... b. Các Bộ, ngành và các cấp chính quyền địa phương cần nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với Đảng và Chính phủ, đối với người lao động và người sử dụng lao động trong việc phối hợp với các cấp quản lí của cơ quan BHXH Việt nam để triển khai chính sách BHTN. Chẳng hạn, phối hợp với nhau trong việc xây dựng nội dung, chương trình đào tạo nghề cho phù hợp với thực tiễn của từng ngành, từng bộ. Phối hợp với nhau để ký kết hợp đồng đào tạo, để giới thiệu việc làm cho người lao động cả trước và sau đào tạo.v.v. Hoặc Chính quyền các cấp cần phối hợp với co quan BHXH giám sát và phát hiện kịp thời các chủ sử dụng lao động không tuân thủ hay tuân thủ không đúng chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước.v.v.

Một phần của tài liệu KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM (Trang 32 - 33)