NGƯỜI QUẢN LÝ VÀ PHÂN LOẠI NGƯỜI QUẢN LÝ Khái niệm người quản lý

Một phần của tài liệu quản lí học (Trang 72)

1.1. Khái niệm người quản lý

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về người quản lý:

- Người quản lý là người làm việc trong một tổ chức, là nhân vật có trách nhiệm phân bổ các nguồn lực, chỉ dẫn sự vận hành của một bộ phận hay toàn bộ tổ chức để tổ chức hoạt động có hiệu quả và đạt đến mục đích.

- Người quản lý là người có quyền và có chức mà những người phụ thuộc phải phục tùng, là người đứng đầu cơ quan quản lý, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của toàn đơn vị.

- Người quản lý là những người thực hiện các chức năng quản lý nhằm đảm bảo cho tổ chức đạt được những mục đích của tổ chức với kết quả và hiệu quả cao.

Một người quản lý được xác định bởi ba yếu tố cơ bản: + Có vị thế trong tổ chức với những quyền hạn nhất định;

+ Có chức năng thể hiện những công việc cần thực hiện trong toàn bộ hoạt động của tổ chức;

+ Có nghiệp vụ để thực hiện những đòi hỏi nhất định của công việc. 1.2. Phân loại người quản lý

Người quản lý được phân loại theo các tiêu chí khác nhau: 1.2.1. Theo cấp quản lý

a/ Người quản lý cấp cao

Là những người chịu trách nhiệm định hướng chỉ đạo và vận hành toàn diện của cả một tổ chức. Nhiệm vụ của họ là xác định mục tiêu, chính sách, chiến lược cho toàn bộ tổ chức, đại diện cho tổ chức trong các hoạt động có tính cộng đồng.

Là những người chịu trách nhiệm quản lý những bộ phận và phân hệ của tổ chức. Nhiệm vụ của họ là tiếp thu những chủ trương, chiến lược, chính sách có tầm rộng lớn và toàn diện từ người quản lý cấp cao từ đó xây dựng thành những mục tiêu, kế hoạch chuyên biệt hơn, riêng lẽ hơn, cụ thể hơn và chuyển tải chúng cho người quản lý cấp thấp.

c/ Người quản lý cấp thấp (thường là cấp cơ sở)

Là những người quản lý trực tiếp người lao động, tức là họ chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả sản xuất. Họ có nhiệm vụ giám sát, uốn nắn tại chỗ hoạt động của những người lao động. Họ có vai trò như một mối dây liên hệ giữa kết quả hoạt động của bộ phận do họ phụ trách với bộ phận khác trong tổ chức. Họ là người chỉ huy "nơi đầu sóng ngọn gió".

1.2.2. Theo phạm vi quản lý: a/ Người quản lý tổng hợp:

Là người chịu trách nhiệm về toàn bộ tổ chức hay những bộ phận trọng yếu nhất của tổ chức đó.

b/ Người quản lý theo chức năng:

Là những người có trách nhiệm giám sát theo dõi, đôn đốc hoạt động của những người dưới quyền theo một chuyên môn hoặc kỹ năng chuyên biệt, hoạt động trong một phạm vi hẹp.

c/ Người quản lý dự án:

Người có trách nhiệm điều phối, lôi cuốn các cá nhân, các bộ phận khác nhau trong tổ chức cùng thực hiện một dự án đặc biệt nào đó. Vì vậy người quản lý dự án phải có kỹ năng liên nhân cách để bảo đảm công việc được tiến hành trôi chảy.

LAO ĐỘNG QUẢN LÝ

Quản lý không còn là một chức quyền mà là một chức nghiệp, là một dạng hoạt động có vai trò quan trọng góp phần tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Lao động quản lý trở thành một ngành lao động độc lập; bao gồm các yếu tố; con người sử dụng công cụ tác động vào đối tượng nhằm tạo ra (gián tiếp) sản phẩm hoặc là cải biến đối tượng theo nhu cầu của con người trong một môi trường nhất định.

Lao động quản lý là dạng lao động thực hiện các chức năng quản lý; là hoạt động phối hợp, điều hành nhằm thực hiện được chức năng trỗi của hệ thống. Lao động quản lý là loại lao động thực hiện sức lao động tập thể với kết quả chung của toàn bộ quá trình lao động tập thể.

Đặc điểm của lao động quản lý

-Là loại lao động trí óc sáng tạo: có tính khoa học; không phải chỉ là chủ nghĩa kinh nghiệm; đó là công việc cần thu thập, xử lý thông tin để ra quyết định nhằm tập hợp, huy động được các nguồn lực để thực hiện mục tiêu.

-Là loại lao động có tính cộng đồng; mang tính gián tiếp trong quá trình lao động: chỉ huy, điều hành, phối hợp nhằm thống nhất được ý chí, sức lực của nhiều người vào mục đích chung.

-Là một dạng hoạt động thực tiễn. Bản chất của nó không phải là “biết” mà là “làm”. Việc chứng minh sự đúng đắn của quản lý không phải là bằng nghiên cứu logic mà là kết quả thực tế của công việc.

-Là loại lao động phức hợp. Đối tượng của quá trình quản lý là một hệ thống bao gồm nhiều người, nhiều sự vật và sự việc với nhiều quy mô, cấp độ khác nhau và luôn biến động. Lao động quản lý đòi hỏi người quản lý phái có kiến thức tổng hợp và vận dụng tổng hợp hiểu biết về nhiều lĩnh vực: tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật, chính trị, pháp lý, tâm lý, giáo dục, ngoại giao, văn hoá…

Một phần của tài liệu quản lí học (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w