CHỨC NĂNG HOẠCH ĐỊNH

Một phần của tài liệu quản lí học (Trang 46)

TỔ C HỨC

2.2.CHỨC NĂNG HOẠCH ĐỊNH

Hoạch định là chức năng đầu tiên của họat động quản lý. Nó có vai trò quan trọng là xác định phương hướng hoạt động và phát triển của tổ chức, xác định các kết quả cần đạt được trong tương lai. Hoạch định là một quá trình gồm các bước: Dự báo, xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu.

2.2.1.Dự báo là công việc bắt đầu của chức năng hoạch định. Nó có nhiệm vụ tìm ra hướng hoạt động và phát triển của nhà trường trên cơ sở nắm vững đường lối phát triển kinh tế-xã hội-giáo dục của Đảng và Nhà nước, của địa phương, hiểu biết thị trường (hàng hóa, lao động ...), nhu cầu đào tạo, sự cạnh tranh và đặc biệt là phân tích kỹ về điểm mạnh và điểm yếu của nhà trường về đào tạo, sản xuất, về cán bộ, cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn...chỉ trên cơ sở phân tích kỹ nhu cầu và khả năng người quản lý mới có thể xác định được đúng phương hướng hoạt động và phát triển của nhà trường.

Các phương pháp dự báo phát triển nhà trường mà người quản lý có thể sử dụng là: nghiên cứu đường lối, chính sách phát triển kinh tế-xã hội-giáo dục của Đảng và Nhà nước, của địa phương; tiến hành các hoạt động Marketing nhằm tìm hiểu thị trường, nhu cầu và sự cạnh tranh; phân tích điểm mạnh và điểm yếu của trường.

Dựa vào kết quả đoán định phương hướng phát triển và các nguồn lực, người quản lý xác định mục tiêu quản lý.

Mục tiêu quản lý trường học là trạng thái được xác định trong tương lai của nhà trường hoặc của một số yếu tố cấu thành của nó.

*Căn cứ vào đặc điểm tổ chức trường học sẽ có hệ thống mục tiêu quản lý của nhà trường như sau:

1.Phát triển số lượng và nâng cao chất lượng đào tạo. 2.Phát triển các dịch vụ.

3.Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên, nhà giáo đủ và đồng bộ, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật và cải thiện đời sống.

4.Xây dựng, sử dụng và bảo quản trường sở, thiết bị vừa phục vụ cho giáo dục-đào tạo, sản xuất và thực tập tay nghề.

5.Xây dựng và không ngừng hoàn thiện các tổ chức chính quyền, Đảng và các đoàn thể quần chúng để xây dựng trường vững mạnh.

6.Phát triển các mối quan hệ của nhà trường với xã hội để làm tốt công tác giáo dục và phát triển giáo dục.

Tùy theo sự phát triển kinh tế-xã hội của mỗi địa phương và hoàn cảnh riêng của mỗi trường mà hệ thống mục tiêu sẽ được cụ thể hóa và mang màu sắc riêng.

Muốn có ý nghĩa và khả thi, mục tiêu phải xác đáng.

Mục tiêu được trình bày ra dưới dạng định lượng hoặc định tính. Mục tiêu định lượng dễ truyền đạt, dễ kiểm điểm việc thực hiện.

Cần xác định mục tiêu ưu tiên trong hệ thống mục tiêu để tập trung các nguồn lực thực hiện.

Nên xác định mục tiêu kỳ vọng để phấn đấu đạt hiệu quả và chất lượng công tác các mặt cao.

Mục tiêu của các cấp quản lý hợp thành hệ thống mục tiêu phân cấp. Hệ thống mục tiêu ở từng cấp hợp thành mạng lưới mục tiêu

*Những căn cứ để xác định mục tiêu:

Đường lối, chính sách phát triển kinh tế-xã hội-giáo dục của Đảng và Nhà nước. Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội-giáo dục của địa phương.

Nhu cầu đào tạo và nhu cầu học tập.

Điểm mạnh và điểm yếu của trường về đào tạo, dịch vụ, về các nguồn lực, kể cả tiềm lực.

Thời cơ, thách thức

*Các phương pháp xác định mục tiêu:  Phương pháp tiếp cận ngoại suy,  Phương pháp tiếp cận tối ưu,  Phương pháp tiếp cận thích ứng,  Nhóm phương pháp trực cảm,  Phương pháp chuyên gia,  Trò chơi tác nghiệp,

 Phương pháp nhóm họp theo điều khiển học. *Hệ thống chuẩn kiểm tra tính xác đáng của mục tiêu.

1.Các mục tiêu có bao hàm những nội dung chính của hoạt động nhà trường không ? 2.Có quá nhiều mục tiêu không? Có thể hợp nhất một số mục tiêu không

3.Các mục tiêu có được trình bày rõ về: -Số lượng không ?

-Về chất lượng không ?

-Thời gian nào phải hoàn thành?

4.Các nguồn lực có cân đối với mục tiêu không? Có vượt quá thẩm quyền của trường không

5.Có xác định mục tiêu ưu tiên không ? 6.Mục tiêu kỳ vọng có hợp lý không ?

7.Hệ thống mục tiêu có thống nhất không? Có mâu thuẫn không ? 8.Các mục tiêu có được xây dựng một cách dân chủ không ? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9.Đã thông báo đầy đủ các mục tiêu đến những người thực hiện chưa? *Những thái độ khác nhau trong việc xác định mục tiêu.

-Thái độ duy ý chí: cảm tính, mong muốn quá lớn, vượt xa khả năng thực hiện. -Thái độ cơ hội: không có mục tiêu, việc đến tay thì làm, bị động và lạc đường. -Thái độ đúng đắn: xác định mục tiêu một cách khoa học. Chủ động và có định hướng.

-Không để bị cuốn hút theo mục tiêu đến mức không giữ được nhịp điệu làm việc, dẫn đến nôn nóng, nóng nảy, thúc ép người dưới quyền làm việc quá sức ...Cần vừa chăm lo công việc, vừa chăm lo đời sống và lao động của tập thể một cách cân đối. Tổ chức lao động của bản thân và của người lao động dưới quyền một cách khoa học, động viên đúng mức cả về vật chất và tinh thần sẽ tạo ra năng suất lao động, đạt được các mục tiêu đã định. Ngoài thời gian lao động , mọi người còn cần thời gian để nghỉ ngơi, học tập và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ. Đó là điều kiện tối cần thiết sẽ tái sản xuất sức lao động với trình độ cao hơn.

2.2.3.Kế hoạch hóa

Kế hoạch hóa là đưa toàn bộ hoạt động vào kế hoạch.

Kế hoạch có nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và các con đường, biện pháp để đạt mục tiêu, mục đích đó. Theo Harold koontz trong cuốn sách "Những vấn đề cốt yếu của quản lý", Nxb Khoa học và kỹ thuật, 1993, thì lập kế hoạch là "quyết định trước xem phải làm cái gì, làm như thế nào, khi nào làm và ai làm cái đó".

Vai trò của kế hoạch

Kế hoạch có vai trò và tác dụng lớn đối với tổ chức và quản lý:

- Kế hoạch là chiếc cầu nối cần thiết giữa hiện tại và tương lai. Nó làm tăng khả năng đạt được kết quả mong muốn của tổ chức.

- Nhờ có kế hoạch mà một tổ chức có thể nhận ra và tận dụng được cơ hội của môi trường, giúp các nhà quản lý ứng phó với sự bất định và thay đổi của môi trường, dự đoán các biến cố và xu hướng trong tương lai, thiết lập các mục tiêu và lựa chọn các chiến lược để theo đuổi các mục tiêu này.

- Nhờ có kế hoạch một tổ chức có thể phát triển tinh thần làm việc tập thể. Không có kế hoạch, nhà quản lý và các nhân viên của họ có ít cơ hội để đạt được mục tiêu của mình, không biết khi nào và ở đâu phải làm gì, kết quả đạt được ra sao.

- Kế hoạch còn giúp các nhà quản lý thực hiện việc kiểm tra tình hình thực hiện các mục tiêu thuận lợi và dễ dàng.

Phân loại kế hoạch

Kế hoạch của tổ chức được phân loại theo một số các tiêu thức khác nhau:

- Theo tính chất có: Kế hoạch chiến lược (thực hiện mục tiêu chiến lược); kế hoạch tác nghiệp (thực hiện mục tiêu tác nghiệp).

- Theo thời gian có: Kế hoạch dài hạn; kế hoạch trung hạn; kế hoạch ngắn hạn. - Theo nội dung có: kế hoạch tổng thể; kế hoạch các mặt hoạt động v.v...

Nội dung chủ yếu của kế hoạch - Xác định mục tiêu của tổ chức.

- Xác định các nguồn lực để đạt được các mục tiêu.

- Quyết định những hoạt động và biện pháp cần thiết để đạt các mục tiêu. -Phân chia các giai đoạn và dự kiến thời gian thực hiện kế hoạch cụ thể

Yêu cầu của kế hoạch

- Nội dung kế hoạch phải rõ ràng, tập trung giải quyết những vấn đề chủ yếu; - Nội dung kế hoach phải khoa học, hợp lý;

- Nội dung kế hoạch phải phù hợp với thực tế và có tính khả thi;

- Nội dung kế hoạch phải cụ thể: phải chỉ rõ làm gì, ai làm, làm ở đâu, làm như thế nào, cái gì cần đạt được; nhưng không quá vụ vặt, quá chi tiết.

Cơ sở khoa học của lập kế hoạch

- Căn cứ mục tiêu, chức năng nhiệm vụ của tổ chức;

- Căn cứ phân cấp về quyền hạn và trách nhiệm trong tổ chức;

- Đòi hỏi của các quy luật khách quan chi phối lĩnh vực hoạt động của tổ chức; - Chỉ tiêu, định mức, hướng dấn của cấp trên giao;

- Hoàn cảnh thực tiễn khách quan bên trong và bên ngoài tổ chức - Dự báo khoa học v.v...

Quy trình lập kế hoạch

Quy trình lập kế hoạch bao gồm các bước sau: - Nghiên cứu và dự báo; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xác định các mục tiêu; - Phát triển các tiền đề; - Xây dựng các phương án; - Đánh giá các phương án;

- Lựa chọn phương án và ra quyết định.

Một phần của tài liệu quản lí học (Trang 46)