0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Đánh giá chung về thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG GIẢI BÀI TẬP CHƯƠNG TĨNH ĐIỆN HỌC NHẰM BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN VẬT LÝ (Trang 90 -90 )

Sau khi tiến hành thực nghiệm sư phạm và xử lý số liệu, chúng tôi nhận ra một số nhận xét sau:

x- Học sinh ở lớp thực nghiệm có khả năng suy luận, trình bày lập luận tốt hơn, nâng cao được kỹ năng giải bài tập Vật lý và vận dụng một cách khoa học trong việc giải các bài toán khó, bài toán tổng hợp.

- Kết quả kiểm tra cho thấy ở lớp thực nghiệm điểm trung bình cao hơn ở nhóm đối chứng.

- Tỉ lệ học sinh đạt điếm khá giỏi ở các lớp thực nghiệm cao hơn và tỉ lệ học sinh và trung bình của các lớp thực nghiệm thấp hơn nhóm đối chứng.

- Đồ thị đường các lũy tích về tỉ lệ học sinh đạt dưới điếm xi của lớp thực nghiệm nằm về bên phải và phía dưới đồ thị các đường lũy tích tương ứng của nhóm đỗi chứng,điều đó chứng tỏ kết quả học tập của lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng. Về hệ số biến thiên V của các lớp thực nghiệm cũng nhỏ hơn các nhóm đối chứng, điều đó chứng tỏ mức độ phân tán quanh giá trị trung bình cộng của các lớp thực nghiệm nhỏ hơn, nghĩa là chất lượng của các lớp thực nghiệm đồng đều hơn, ổn định hơn so với các đối chứng.

- Trên cơ sở đó, có thể kết luận rằng: Việc sử dụng hệ thống các bài tập và hướng dẫn giải các bài tập vật lý trong quá trình bồi dưỡng HSG cho học sinh

84

lớp thực nghiệm đã mang lại hiệu quả cao, học sinh thu nhận kiến thức chắc chắn và sâu hơn, kỹ năng phân tích và giải bài tập Vật lý khó tổng hợp nhiều vấn đề thành thạo hơn. Học sinh phát hiện và dự đoán chính xác các hiện tượng trên cơ sở phân tích các biểu hiện bên ngoài tìm ra quy luật chi phối và lập luận chặt chẽ để đưa ra được kết luận đúng. Qua đó đã phát triển được tư duy vật lý, tư duy lý luận ở các em. Kết quả thể hiện các em làm bài kiểm tra đã giải được các bài tập vật lý khó, đặc trưng trong các đề thi học sinh giỏi một cách thành thạo.

85

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Thông qua một số tiết học ít ỏi của quá trình thực nghiệm sư phạm với số lượng học sinh hạn chế, chưa đủ để khẳng định giá trị phổ biến của hệ thống bài tập và phương pháp hướng dẫn giải bài tập mà chúng tôi đưa ra. Tuy nhiên, với những kết quả bước đầu thu được có thể chứng tỏ: Việc xây dựng được hệ thống bài tập chương “Tĩnh điện học” gồm nhiều dạng bài, có mức độ khó, tổng hợp nhiều mảng kiến thức. Kết hợp với việc hướng dẫn hoạt động giải bài tập theo các phương pháp có sự định hướng tư duy cho học sinh sẽ góp phần bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lý ở Trung học phổ thông chuyên.

Thật vậy sau khi tổ chức dạy thực nghiệm ở lớp thực nghiệm và dự giờ ở lớp đối chứng chúng tôi đã thu được những kết luận sau:

- Học sinh tích cực tham gia các hoạt động dạy học, hào hứng trả lời câu hỏi của giáo viên, thích thú với việc nhận ra phương pháp phân tích các bài toán phức tạp tổng hợp thành các bài toán cơ bản đã biết .

- Sử dụng hệ thống bài tập và hướng dẫn giải đã giúp khả năng làm các bài tập khó cả định tính lẫn định lượng của học sinh tăng một cách đáng kể. Điều đó khẳng định việc xây dựng hệ thống bài tập Vật lý và phương pháp hướng dẫn giải bài tập ở đây đă có hiệu quả cao trong việc phát triển tư duy lý luận, rèn luyện được kỹ năng giải bài tập Vật lý, kích thích được lòng say mê Vật lý và chinh phục những bài tập khó của học sinh giỏi.

- Nhìn chung hệ thống bài tập và phương pháp giải các bài tập chương “Tĩnh điện học” đã xây dựng là khả thi, đã nâng cao hiệu quả của công tác bồi dưỡng HSG môn Vật lý.

-Tuy nhiên do thời gian thực nghiệm có giới hạn nên đề tài chỉ minh chứng trong phạm vi hẹp. Để đề tài thành công trong phạm vi rộng hơn cần phải có những yêu cầu cao hơn. Cụ thể: cần phải tiến hành thực nghiệm trên nhiều đối tượng học sinh giỏi hơn, thực hiện nhiều bài khiểm tra đánh giá hơn, từ đó điều chỉnh và bổ sung hệ thống bài tập sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao hơn trong bồi dưỡng việc HSG.

86

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Với nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đặt ra chúng tôi đã nghiên cứu cơ sở lí luận của việc bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lý và học sinh THPT chuyên. Nghiên cứu cơ sở lí luận về bài tập Vật lý, về việc sử dụng bài tập và hướng dẫn giải bài tập Vật lý ở THPT. Tìm hiểu thực trạng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lý ở trường THPT chuyên Nguyễn Trãi.

Từ đó xây dựng được hệ thống bài tập chương “Tĩnh điện học” gồm nhiều dạng bài, có mức độ khó, tổng hợp nhiều mảng kiến thức. Kết hợp với việc hướng dẫn hoạt động giải bài tập theo các phương pháp có sự định hướng tư duy như hướng dẫn tìm tòi và khái quát chương trình hóa góp phần bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lý ở Trung học phổ thông chuyên.

Phương pháp hướng dẫn giải bài tập đặc trưng mà tôi sử dụng ở đây là: - Tách các bài toán khó, tổng hợp nhiều mảng kiến thức thành các bài toán đơn giản cho học sinh làm trước, sau đó mới định hướng cho các em làm bài tổng hợp cần giải sau, cách làm này rèn luyện được cho các em khả năng tổng hợp và phân tích vấn đề.

- Định hướng cho học sinh phát hiện ra cách giải quyết những bài toán có các tham số tổng quát hơn sau khi đã được làm những bài tương tự có các tham số cụ thể.

- Hướng dẫn và phân tích phương pháp giải bài tập định tính chương tĩnh điện học cho học sinh.

Cuối cùng thông qua quá trình thực nghiệm sư phạm, kết quả đạt được của học sinh giỏi sau khi được hướng dẫn và giải hệ thống bài tập chương “Tĩnh điện học ” theo cách làm của đề tài cho thấy:

- Hệ thống bài tập và hướng dẫn giải bài tập đã phát huy được tính tích cực của học sinh, kích thích niềm say mê môn học của học sinh chuyên Vật lý.

87

- Hệ thống bài tập và hướng dẫn giải bài tập đã phát triển ở các em các năng lực tư duy: lý luận, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa…giúp các em giải chính xác các bài tập khó.

Với kết quả như trên, đề tài đã đạt được mục đích đề ra và khẳng định được giả thuyết khoa học ban đầu.

Tuy nhiên qua quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi cũng nhận thấy, đề tài này còn một số điểm cần khắc phục như sau:

- Do thời gian bố trí bồi dưỡng có hạn, trên cơ sở đa số các học sinh đã hình thành và phát triển các năng lực suy luận, phân tích, tổng hợp…, giải thành thạo các bài toán khó giáo viên cần tổ chức thêm giờ tự học để các học sinh trao đổi và giải đáp cho nhau những bài tập được giao về nhà trong hệ thống bài tập mà một số bạn chưa thực sự làm tốt và thông hiểu. Làm như vậy các bạn giỏi hơn sẽ có cơ hội thể hiện năng lực trình bày, phân tích của mình tốt hơn, tự tin hơn đồng thời các bạn chậm hơn sẽ hiểu rõ hơn những vấn đề cần đạt được.

- Do điều kiện thời gian và khuôn khổ của luận văn TNSP mới chỉ tiến hành trên lượng khách thể nhỏ, nếu được tiến hành trên diện rộng hơn nữa, thực hiện ở nhiều trường chuyên có những đặc điểm tương tự sẽ đánh giá khách quan và chính xác hơn giả thuyết của đề tài.

2. Khuyến nghị

Phương pháp dùng hệ thống bài tập được đề cập trong luận văn có thể áp dụng đối với hầu hết các kiến thức vật lý trong chương trình học ở các trường THPT Chuyên hiện nay. Tuy nhiên cách triển khai và tổ chức cụ thể cần căn cứ vào đặc điểm của từng trường và giai đoạn bồi dưỡng cho học sinh giỏi.

Chúng tôi hy vọng rằng: Đề tài sẽ góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT chuyên và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lý.

88

Chúng tôi cũng rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo trong trường THPT, THPT chuyên, các nhà sư phạm và các giáo viên Vật lý góp ý kiến cho đề tài của chúng tôi hoàn thiện hơn nữa, tạo điều kiện cho chúng tôi mở rộng sang phần nội dung khác trong chương trình vật lý phổ thông, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Vật lý nói chung và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lý THPT nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

89

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Quang Báu - Nguyễn Cảnh Hòe (2007), Bài tập Vật lí nâng cao 11, Nxb Đại học Sư phạm.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (ngày 15/02/2012), Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên, Ban hành kèm theo Thông tư số: 06/2012/TT-BGDĐT.

3. Phạm Kim Chung (2011), Bài giảng chuyên đề, phương pháp dạy học Vật lý. Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Phạm Kim Chung (2006), Bài giảng phương pháp dạy học Vật lí ở trường Trung học phổ thông, Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Vũ Cao Đàm (2011) Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà

xuất bản Giáo dục Việt Nam.

6. Nguyễn Phú Đồng (2013), Bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lý, tập 1, Nhà

xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

7. Phạm Minh Hạc (1996), Tuyển tập Tâm lý học J.Piaget, NXB

Giáo dục.

8. Nguyễn Thị Mỹ Lộc ( 2009), Tâm lý học giáo dục, Nhà xuất bản Đại

học quốc gia Hà Nội.

9. Phạm Hữu Tòng (1989), Phương pháp dạy bài tập vật lý, Nxb Giáo

dục.

10. Phạm Hữu Tòng (1994), Bài tập về phương pháp dạy bài tập vật lí,

Nxb Giáo dục.

11. Đỗ Ngọc Thống (2007), “Bồi dưỡng học sinh giỏi ở một số nước

90 PHỤ LỤC

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG - THỜI GIAN 90 PHÚT

Bài 1(2 điểm): Bốn quả cầu nhỏ giống nhau cùng được tích điện như nhau với điện tích q = -10-6C. Chúng được treo tại một điểm I trong chân không bằng bốn sợi dây mảnh có cùng chiều dài l = 50 cm. Khi cân bằng, góc lệch giữa các sợi dây và phương thẳng đứng là 300. Tìm khối lượng m của mỗi quả cầu. Lấy g = 10 m/s2. Coi các quả cầu là các điện tích điểm.

Đáp số: 2 2 F kq m 3 2 2 1 gtan gl         Thay số vào ta có: m = 2,39.10-2 kg.

Bài 2(3 điểm): Hai tấm kim loại phẳng tích điện trái dấu tạo ra điện trường đều. Hiệu điện thế là U = 18,2 V khoảng cách giữa hai tấm là d = 4 cm. Một điện tử chuyển động với vận tốc v0 từ bản dương, dọc theo đường sức đến bản âm.

a. Tính v0 để có thể đến được bản âm

b. Thời gian cực đại để điện tử đi từ bản dương sang bản âm. Đáp số:

a. Giả sử đến được bản âm, v1 là vận tốc cuối

5 0

v 8 10.10 m / s b. Thời gian:

Thời gian cực đại khi v0 cực tiểu, vt 0

8 max tb 2d t 10.10 s v   Bài 3( 2 điểm)

Hai tấm kim loại rộng vô hạn tích điện đều trái dấu đặt song song, cách nhau một đoạn d = 5 cm. Trong khoảng không gian giữa chúng có điện trường đều và hiệu điện thế giữa hai bản là U = 4,55 V

91

Từ tâm O1 của bản âm, vô số điện tử bắn ra theo mọi phương với động năng ban đầu là 9,2 eV. Tìm diện tích trên bản dương mà các điện tử bay vào

Đáp số: hình tròn diện tích R 2d 2  2.10 m 1 Bài 4(3 điểm): (quy tắc tách nút và quy tắc bỏ tụ)

Có 12 tụ giống nhau mắc vào mạch như hình vẽ. Gọi điện dung mỗi tụ là C0. Tìm điện dung tương đương của mạch tụ, có hai cực là:

a. A và C b. P và N

Đáp số:

a. Tách O thành 2 điểm O1, O2 khi đó ta có 2 nhánh song song giống nhau.

0

td

2C C

3

b. Ta cũng tách O thành 2 điểm O1, O2 như câu a, mạch bây giờ gồm 3 nhánh song song PBN, PO2N, PADCN.

Các nhánh điện dung lần lượt là: C C0 0

, 2 2 0 C 5 ; 0 0 0 td 0 C C C C 1,2C 2 2 5     O2 --- O1 ++++++++++++++++++++++++++++++++++++ U,d O A p B C N Q D M

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG GIẢI BÀI TẬP CHƯƠNG TĨNH ĐIỆN HỌC NHẰM BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN VẬT LÝ (Trang 90 -90 )

×