Công ty chỉ sản xuất duy nhất dạng sản phẩm là nhà thép tiền chế . Tuy vậy sản phẩm này của công ty được xuất khẩu đi khoảng 20 quốc gia trên thế giới nhưng thị trường chủ yếu là EU và hiện nay Myanmar là thị trường đang có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong kim ngạch xuất khẩu của công ty. Để thấy rõ hơn ta xem số liệu ở bảng dưới đây:
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thép tiền chế sang các thị trường của công ty giai đoạn 2011-2013.
Đơn vị tính: USD 2011 2012 2013 THỊ TRƯỜNG Giá trị (USD) Tỉ trọng (%) Giá trị (USD) Tỉ trọng (%) Giá trị (USD) Tỉ trọng (%) Campuchia 2,146,241 24.5 1,843,870 18 1,270,349 11 Myanmar 1,051,220 12 2,356,056 23 3,349,101 29 Lào 700,813 8 409,749 4 461,945 4 Australia 1,095,021 12.5 819,498 8 1,270,349 11 Trung Đông 1,007,419 11.5 614,623 6 461,945 4 Châu Âu 1,883,436 21.5 2,663,367 26 2,771,670 24 Nước khác 876,017 10 1,536,558 15 2,771,670 17 TỔNG 8,760,167 100 10,243,720 100 11,548,625 100
Nguồn phòng kinh doanh
Nhận xét :
- EU là thị trường luôn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu của công ty trong 2 năm 2011, 2012. Tuy nhiên đến năm 2013 thì kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này bắt đầu giảm và thay thế vào đó là các thị trường khác đặc biệt là Myanmar. Sự giảm sút mạnh mẽ về tỉ trọng của thị trường này trong cơ cấu thị trường xuất khẩu là do thị trường này là thị trường khó tính yêu cầu rất khắt khe về chất lượng sản phẩm, đồng thời thuế suất áp dụng cho hàng hóa của Việt Nam không được ưu đãi bằng các nước trong khu vực nên công ty đã chuyển hướng sang thị trường Myanmar và các thị trường khác.
- Thị trường Campuchia những năm 2011 cũng chiếm tỉ trọng lớn nhưng càng về sau kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này giảm từ 24.5% năm xuống còn 11% năm 2013. Nguyên nhân do tình hình chính trị tại nước này bất ổn gây khó khăn và cản trở công tác xuất khẩu hàng hóa sang Campuchia. - Tại thị trường Myanmar do những năm đầu xâm nhập công ty còn gặp nhiều
khó khăn và rào cản về thủ tục, thuế quan, và các chính sách tại nước này do họ vẫn phải chịu lệnh trừng phạt từ Mỹ và EU cho nên kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 1,051,220 USD tương ứng với 12% năm 2011. Sang năm 2012 , mọi rào cản được Mỹ và EU gỡ bỏ hoàn toàn thì kim ngạch xuất khẩu hàng thép của công ty tăng 92% so với năm 2011 cụ thể là 2,356,056 USD và đạt tỷ lệ 23% tổng kim ngạch. Tiếp tục đà tăng trưởng đó cho đến năm 2013 đạt 3,349,101 USD và đạt 29% trên tổng kim ngạch lớn nhất trong các thị trường xuất khẩu của công ty.
Do thị trường tại Myanmar khá là dễ tính đồng thời trong những năm đầu đổi mới tình hình sản xuất VLXD cũng như sắt thép tại nước này không đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Mặt khác Việt Nam và Myanmar đều chung cộng đồng ASEAN việc xuất khẩu hàng hóa sang Myanmar nhận được sự ưu đãi về thuế quan và hạn ngạch giúp công ty xuất khẩu hàng thép sang Myanmar gặp nhiều thuận lợi. - Các nước Lào, Australia, Trung Đông và các nước khác chỉ chiếm một phần
tỉ trọng trong kim ngạch dù không đạt tỉ trọng cao nhưng góp phần tạo nên sự đa dạng trong thị trường xuất khẩu của công ty. Điều đó làm tăng cơ hội tìm kiếm các thị trường tiềm năng cũng như phát triển năng lực xuất khẩu của công ty trên thị trường quốc tế.
Đa dạng hoá thị trường là chiến lược xuyên suốt của công ty ngay từkhi thành lập. Bên cạnh những thị trường truyền thống là EU, côngty đã đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường mới ở Châu á, Châu Mỹ và ChâuPhi nên tỉ trọng của các thị trường khác cũng tăng từ 10% năm 2011 lên đến 17% năm 2013.Sự đa dạng trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty giúp công tytránh được rủi ro do phụ thuộc quá mức vào một thị trường nào đó. Tuy nhiên, công ty vẫn cần duy trì các thị trường truyền thống- nơi mà công ty đãam hiểu và có kinh nghiệm kinh doanh.