Nhu cầu của thị trường Myanmar về sản phẩm thép

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THÉP TIỀN CHẾ CỦA CÔNG TY B.M.B SANG THỊ TRƯỜNG MYANMAR (Trang 36)

Theo nhận định của các chuyên gia, sau gần 30 năm nền kinh tế bị cấm vận, lĩnh vực xây dựng của Myanmar rất nhỏ bé và kém phát triển, năng lực sản

xuất của các DN Myanmar trong xây dựng rất thấp, khó cải thiện trong thời gian ngắn. Các công ty xây dựng nội địa của Myanmar thuộc sở hữu Nhà nước hay tư nhân điều thiếu thốn về kỹ năng, kỹ thuật, kinh nghiệm, nhưng lại được chỉ định thực hiện những công trình lớn, phức tạp.

Trong lĩnh vực VLXD nói chung cũng như ngành thép nói riêng, Myanmar chỉ tự cung, tự cấp, không có nhà đầu tư nước ngoài do việc đầu tư xây dựng cơ bản từ lâu không được quan tâm. Vì thế, năng suất lao động, tay nghề công nhân trong ngành không cao, thiếu tác phong công nghiệp. Chủng loại VLXD tại Myanmar hiện rất nghèo nàn, thiếu đồng bộ. Một công trình xây dựng phải nhập VLXD từ nhiều nguồn, chất lượng không ổn định, giá thành cao. Phương thức thanh toán của DN Myanmar cũng kém linh hoạt, chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt nên rất khó trong các trao đổi thương mại lớn.

Khảo sát mới đây của Tập đoàn C.Tgroup cho thấy, thị trường xây dựng Myanmar đang thiếu rất nhiều.

Về xi măng, tổng nhu cầu Myanmar khoảng 5,35 triệu tấn/năm, nhưng sản xuất trong nước chỉ cung ứng 65% còn lại phải nhập từ các nước Thái Lan, Trung Quốc. Hằng năm Myanmar nhập khoảng 29,25 triệu USD xi măng.

Về sắt thép, tổng nhu cầu của Myanmar khoảng 500 ngàn tấn/năm, sản xuất trong nước chỉ đáp ứng khoảng 1%, còn lại đều nhập từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam.

Về gạch xây dựng, Myanmar cũng tự cung ứng khoảng 70%, còn lại cũng phải nhập. Ngoài ra, các sản phẩm về trang trí nội thất, các thiết bị trong gia đình như bàn ghế, thiết bị trang trí văn phòng … Myanmar cũng đang rất thiếu.

Trong khi đó, với tình hình chung hiện nay DN Việt Nam thừa năng lực sản xuất sản phẩm VLXD, có sản phẩm đa dạng, chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, giá cả cạnh tranh do đã có kinh nghiệm trong sản xuất nhờ tiếp thu

được được kỹ năng sản xuất, quản lý từ các DN FDI thời gian dài. Hiện Việt Nam đang thừa, tồn kho nhiều xi măng, sắt thép, kính xây dựng … và những sản phẩm này phù hợp với thị trường Myanmar, giá cả lại rất cạnh tranh. Vì thế thị trường Myanmar được xem là đầu ra tiềm năng cho hàng VLXD Việt Nam.

Sau khi được các nước phương Tây dở bỏ lệnh cấm vận, cơ cấu kinh tế- chính trị Myanmar đang mở hướng ra ngoài nên sẽ là cơ hội tốt để các nhà đầu tư nước ngoài khai thác các nguồn lợi to lớn từ Myanmar, trong đó có lĩnh vực xây dựng. Trong chính sách phát triển kinh tế-xã hội, Chính phủ Myanmar cũng xem trọng việc xây dựng hạ tầng cơ sở và nâng lên tầm quan trọng hàng đầu. Dự báo, tốc độ phát triển ngành xây dựng Myanmar tăng khoảng 7,84%/năm thời gian tới. Vì thế, nhu cầu tiêu thụ VLXD của Myanmar là rất lớn, trải rộng ra nhiều lĩnh vực như nhà ở dân dụng, các công trình giáo dục, cơ sở y tế, cơ sở thương mại, hạ tầng giao thông vận tải, sân bay, cảng sông, cảng biển, các KCN …Đây là cơ hội cho hàng VLXD Việt Nam xâm nhập thị trường Myanmar.

Kim ngạch thương mại hàng hóa hai chiều giữa Việt Nam và Myanmar 6 tháng đầu năm 2012 đạt 130 triệu USD, tăng 65,6% so cùng kỳ 2011, trong đó Việt Nam xuất sang 50 triệu USD, tăng 36,6%, nhập 80 triệu USD, tăng 91,2%. Với kim ngạch trên, Việt Nam vẫn đang đứng thứ 13 trong các nước có hàng xuất sang Myanmar, sau các nước Singapore, Trung Quốc, Nhật, Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia …dù họ đến sau Việt Nam. Vì thế nếu hàng VLXD trong nước tận dụng được cơ hội của thị trường Myanmar, kim ngạch xuất hàng hóa sang Myanmar chắc chắn sẽ tăng lên trong tương lai.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THÉP TIỀN CHẾ CỦA CÔNG TY B.M.B SANG THỊ TRƯỜNG MYANMAR (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w