Mức độ vận dụng KTQT được điều tra thông qua việc yêu cầu người được hỏi trả lời 7 câu hỏi trong đó có 26 câu hỏi nhỏ ở phần 2 bảng khảo sát gồm 3 mục chính là: hệ thống chi phí (mục A bảng khảo sát), hệ thống dự toán ngân sách (mục B bảng khảo sát), hệ thống hỗ trợ ra quyết định (mục C bảng khảo sát).
4.3.4.1. Hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành
Phần này bao gồm hai khía cạnh của hệ thống chi phí: phương pháp tập hợp chi phí và kỹ thuật chi phí cụ thể. Bảng 4-4 cho thấy kết quả mô tả cho mức độ sử dụng của hệ thống chi phí ở cấp độ chi tiết này.
Trong bảng này, bảng xếp hạng của các kỹ thuật dựa trên giá trị trung bình, trong đó cho thấy điểm trung bình của mỗi kỹ thuật dựa trên thang đo năm điểm Likert [2]. Độ lệch chuẩn cũng được cung cấp để hiển thị mức độ đa dạng của các câu trả lời. Chỉ số trung vị (median) và tần xuất xuất hiện của các thang đo (mode) được trình bày qua để làm rõ hơn các kết luận.
Số liệu của Bảng 4.4 cho thấy các kỹ thuật KTQT trong hệ thống chi phí được vận dụng nhưng còn rất ít, do có rất ít các doanh nghiệp sử dụng nhiều hơn một phương pháp thu thập chi phí hoặc một kỹ thuật chi phí.
Về phương pháp thu thập chi phí, tổng số sử dụng được (thang 3 đến thang 5) từ 23% đến 88% điều này nói lên một sự biến động lớn trong việc sử dụng các phương pháp thu thập thập chi phí. Tập hợp chi phí theo quá trình phương pháp chiếm ưu thế nhất trong số người được hỏi (88%). Phương pháp sử dụng nhiều tiếp theo là tập hợp chi phí theo công việc được sử dụng gần 80%. Tình trạng này có thể phản ánh do đặc thù các ngành sản xuất mà hai phương pháp trên được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên nguyên nhân chính có thể giải thích cho phương pháp tập hợp chí phí theo quá trình được sử dụng nhiều nhất là do tính bắt buộc của nó trên báo cáo tài chính mà các doanh nghiệp phải lập định kỳ để báo cáo với các cơ quan chức năng, hội đồng quản trị... Độ phân tán của phương pháp tập hợp chi phí theo lô và theo quá trình là thấp nhất (1.05 và 1.09) nhưng ngược với phương pháp theo quá trình, tập hợp chí phí theo lô có trung vị và mode rất thấp (1). Phương pháp tập hợp chi phí theo quá trình và theo công việc có trung bình, trung vị và mode là cao nhất tuy nhiên theo công việc lại có độ phân tán cao (1.34).
Bảng 4.4: Thống kê mô tả cho mức độ vận dụng hệ thống chi phí Tỉ lệ % sử dụng Mức độ sử dụng thường xuyên (thang 4, 5)* Các chỉ số thống kê mô tả Nhỏ Vừa Tổng Tổng số nhận Số trả lời Trung bình Trung vị Độ lệch chuẩn Mode Hạng Phương pháp tập hợp chi phí
- Theo công việc 65 85 80 66 47 3.37 4 1.34 4 2 - Theo lô 25 23 23 19 8 1.76 1 1.05 1 4 - Theo hợp đồng 75 52 57 45 32 2.91 3 1.42 2 3 - Theo quá trình 80 90 88 72 56 3.79 4 1.09 4 1 Kỹ thuật chi phí - Hệ thống chi phí theo KTTC 100 100 100 82 78 4.60 5 0.58 5 1 - Hệ thống chi phí theo KTQT 30 50 45 37 25 2.56 2 1.33 1 2 - Hệ thống chi phí theo hoạt động (ABC) 10 47 38 31 3 2.01 2 0.94 1 3
* Thang 4: thường xuyên; thang 5: rất thường xuyên.
Nguồn: theo tính toán khảo sát của tác giả.
Về kỹ thuật chi phí, tổng số sử dụng được từ 38% đến 100%. Kỹ thuật chi phí được sử dụng nhiều nhất là kỹ thuật chi phí theo kế toán tài chính (100%), điều này được lý giải cũng là do đây là kỹ thuật bắt buộc trên báo cáo tài chính. Hai kỹ thuật chi phí còn lại đạt tỉ lệ rất thấp (38%, 45%), nhưng nếu xem qua các chỉ số thống kê mô tả ở bảng 3-4 thì gần như kỹ thuật chi phí theo hoạt động (ABC) gần như không được thực hiện, còn kỹ thuật chi phí theo chi phí khả biến và bất biến chỉ thỉnh thoảng mới được thực hiện. Điều này có thể là do sự hiểu biết và nhận thức của các doanh nghiệp còn rất hạn chế về vai trò của KTQT.
Trong số 82 người trả lời là có sự dụng hệ thống chi phí thì cao nhất chỉ có 78 người sử dụng kỹ thuật chi phí theo kế toán tài chính là thường xuyên, các kỹ thuật chi phí còn lại thì số người sử dụng thường xuyên quá thấp (3, 25). Còn số
người sử dụng thường xuyên các phương pháp tập hợp chi phí thì thấp nhất là theo lô và theo hợp đồng (8, 32).
Kết luận:
Tổng thể có thể kết luận rằng hầu hết những người được hỏi trong nghiên cứu này sử dụng các kỹ thuật KTQT trong lĩnh vực hệ thống chi phí là phân bố không đều, nhìn chung là thấp. Tập hợp chi phí theo quá trình được sử dụng rộng rãi nhất và kỹ thuật chi phí theo kế toán tài chính là phổ biến nhất trong kỹ thuật chi phí. Kỹ thuật chi phí theo KTQT như theo chi phí khả biến, chi phí bất biến và theo ABC là thấp. Và có rất ít doanh nghiệp thực hiện nhiều hơn một kỹ thuật chi phí hay một phương pháp tập hợp chi phí.
4.3.4.2. Hệ thống dự toán ngân sách
Hệ thống dự toán ngân sách được điều tra theo 3 khía cạnh là: loại ngân sách được lập, thời gian và biên độ lập ngân sách, phương pháp lập ngân sách. Bảng 4.5 cho thấy tổng quan về mức độ sử dụng hệ thống dự toán ngân sách.
Kết quả thống kê cho thấy (Bảng 4.5) phần lớn số người được hỏi đã sử dụng dự toán báo cáo tài chính (79%) nhưng doanh nghiệp vừa có mức sử dụng cao hơn đáng kể so với các công ty nhỏ trong tất cả các các loại dự toán ngân sách. Trong bốn dự toán ngân sách được liệt kê thì dự toán bán hàng và dự toán báo cáo tài chính là cao nhất (76%, 79%) điều này cho thấy vai trò quan trọng của việc giám sát báo cáo tài chính và nâng cao doanh thu được doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. Dự toán sản xuất là thấp nhất (53%), là do việc quản lý chi phí và dự toán các yếu tố khác của quá trình sản xuất là rất phức tạp, do đó các chỉ số thống kê mô tả đều thấp và độ phân tán cũng không cao.
Về thời gian, ngân sách hàng năm được sử dụng rộng rãi (79%). Trong khi đó ngân sách hàng quí và ngân sách được điều chỉnh liên tục được sử dụng ở mức thấp (29%, 19%), không có doanh nghiệp nhỏ tham gia vào ngân sách điều chỉnh liên tục điều này có thể được cho là tính phức tạp của doanh nghiệp nhỏ không cao cũng như trình độ hạn chế của người thực hiện. Chỉ có một số ít doanh nghiệp vửa sử dụng ngân sách điều chỉnh liên tục nhưng mức độ thường xuyên cũng rất thấp (6
doanh nghiệp) nên nhìn chung hầu như không có vì thế mà mode = 1. Tương tự sử dụng ngân sách hàng quí cũng vậy (mode = 2). Điều này cho thấy các doanh nghiệp cứ hết năm mới làm dự toán, nên nếu có một biến động nào đó đủ lớn để ảnh hưởng đến doanh nghiệp thì khả năng đáp ứng của doanh nghiệp thì gần như không thể.
Bảng 4.5: Thống kê mô tả cho hệ thống dự toán ngân sách
Tỉ lệ % sử dụng Mức độ sử dụng thường xuyên (thang 4, 5) Các chỉ số thống kê mô tả Nhỏ Vừa Tổng Tổng số nhận Số trả lời Trung bình Trung vị Độ lệch chuẩn Mode Hạng Loại dự toán ngân sách - Dự toán bán hàng 40 83 76 44 36 3.52 4 1.37 4 2 - Dự toán mua hàng 40 73 67 39 26 3.26 3 1.45 5 3 - Dự toán sản xuất 30 58 53 31 19 2.79 3 1.27 2 4 - Dự toán báo cáo
tài chính 60 83 79 46 38 3.62 4 1.24 4 1 Thời gian lập dự toán ngân sách - Hàng quí 20 31 29 17 10 2.24 2 1.14 2 2 - Hàng năm 60 83 79 46 30 3.34 4 1.02 4 1 - Được điều chỉnh liên tục 0 23 19 11 6 1.88 2 1.01 1 3 Phương pháp lập dự toán ngân sách - Dự toán ngân sách linh hoạt 30 50 47 27 13 2.53 2 1.11 2 2 - Dự toán ngân sách cộng dồn 70 69 69 40 32 3.12 4 1.24 4 1 - Dự toán ngân sách dựa trên không 0 6 5 3 1 1.60 2 0.65 2 3
Nguồn: theo tính toán khảo sát của tác giả.
Về phương pháp dự toán ngân sách, doanh nghiệp vừa rõ ràng đã cho thấy việc sử dụng các phương pháp dự toán cao hơn so với các công ty nhỏ, ngoại trừ phương pháp cộng dồn là tương đương. Ba phương pháp dự toán ngân sách được liệt kê thì ngân sách cộng dồn được sử dụng rộng rãi nhất (69%, 32/40 người sử dụng thường xuyên, trung vị = mode = 4), điều này cho thấy các DNVVN thường dựa trên dự toán của kỳ trước để lập dự toán cho kỳ này bằng phương pháp cộng dồn. Phương pháp dự toán ngân sách linh hoạt đôi khi cũng được sử dụng (47%),
điều này có thể phản ánh mức độ của sự không chắc chắn phải đối mặt với các DNVVN. Phương pháp dự toán ngân sách dựa trên không (ZBB) là sử dụng ít nhất (5%), doanh nghiệp nhỏ hoàn toàn không có mặt, điều này cho thấy khả năng nhận thức và hiểu biết về phương pháp này rất thấp.
Kết luận:
Tóm lại, các DNVVN khu vực TP.HCM thường sử dụng loại dự toán báo cáo tài chính và bán hàng, ngân sách được lập chủ yếu theo năm, phương pháp lập chủ yếu là cộng dồn. Các loại khác trên cả ba khía cạnh đều thấp và mức độ sử dụng thường xuyên không cao. So với hệ thống chi phí thì số lượng DNVVN sử dụng hệ thống dự toán ngân sách còn thấp hơn.
4.3.4.3. Hệ thống hổ trợ ra quyết định
Mức độ sử dụng các hệ thống hỗ trợ ra quyết định được điều tra thông qua việc phân chia khu vực giữa các quyết định ngắn hạn và dài hạn như được chỉ ra trong Bảng 4.6.
Nhìn tổng thể theo số liệu khảo sát thì hệ thống hỗ trợ ra quyết định được rất ít DNVVN khu vực TP.HCM sử dụng, tuy nhiên nếu có sử dụng trong ngắn hạn thì đạt khoản 55% trở lên, còn trong dài hạn thì chỉ có "các chỉ số kế toán về doanh thu" là được sử dụng tương đối (63%) phần còn lại đều thấp (45%, 34%). Các kỹ thuật cao trong KTQT được các doanh nghiệp vừa sử dụng nhiều hơn (38%-78%) so với các doanh nghiệp nhỏ. Điều này cho thấy các doanh nghiệp vừa có khả năng tiếp cận và sử dụng KTQT hiện đại hơn.
Đối với việc phân tích trong ngắn hạn, kỹ thuật sử dụng nhiều nhất là phân tích lợi nhuận sản phẩm (71%) điều này cho thấy các doanh nghiệp kỳ vọng nhiều vào lợi nhuận. Phân tích điểm hòa vốn có sử dụng nhưng với một tỷ lệ thấp hơn là 55%. Do việc gắn liền hoạt động của doanh nghiệp với báo cáo tài chính nên các chỉ số kế toán về doanh thu trong phân tích dài hạn được sủ dụng nhiều hơn (63%), còn các vấn đề khác hầu như không được quan tâm như phân tích NPV và IRR chỉ đạt 34%.
Bảng 4.6: Thống kê mô tả cho hệ thống hổ trợ ra quyết định Tỉ lệ % sử dụng Mức độ sử dụng thường xuyên (thang 4, 5) Các chỉ số thống kê mô tả Nhỏ Vừa Tổng Tổng số nhận Số trả lời Trung bình Trung vị Độ lệch chuẩn Mode Hạng Ngắn hạn
- Phân tích điểm hoà
vốn 33 59 55 21 15 2.84 3 1.28 4 3 - Phân tích lợi nhuận
sản phẩm 33 78 71 27 20 3.42 4 1.24 4 1
Dài hạn
- Thời gian hoàn vốn 33 47 45 17 13 2.63 2 1.13 2 2 - Các chỉ số kế toán về
doanh thu 67 63 63 24 17 3.11 3 1.37 4 1 - Hiện giá thuần
(NPV) 17 38 34 13 7 2.18 2 1.18 1 3 - Tỉ suất sinh lời nội
bộ (IRR) 17 38 34 13 6 2.11 2 1.18 1 4
Nguồn: theo tính toán khảo sát của tác giả.
Về tần suất sử dụng, trong số bốn kỹ thuật được liệt kê trong ngắn hạn, phân tích lợi nhuận sản phẩm có số số người sử dụng thường xuyên cao nhất (20), trung bình là 3.42, trung vị = mode = 4. Thấp nhất là hai kỹ thuật ngắn hạn phân tích điểm hoà vốn và phân tích lợi ích khách hàng với mức trung bình là 2.84. Bốn phân tích trong dài hạn, có hai phân tích sử dụng thấp nhất là phân tích NPV (trung bình = 2.18, mode = 1) và phân tích IRR (trung bình = 2.11, mode = 1) điều này có thể giải thích vì hai phân tích này có liên quan mật thiết với nhau tức không sử dụng NPV thì sẽ không sử dụng IRR.
Tổng thể kết quả khảo sát trong 141 mẫu thu được cho thấy các kỹ thuật của KTQT trong phân tích ngắn hạn và dài hạn không được sử dụng thường xuyên. Điều này cũng minh chứng cho thực tế việc thiếu khả năng ra quyết định đầu tư lớn thường lặp đi lặp lại trong các DNVVN.
Kết luận:
Nhìn chung qua khảo sát, việc sử dụng các công cụ phân tích hỗ trợ ra quyết định trong ngắn hạn cũng như dài hạn của các doanh nghiệp rất ít và hầu như họ chỉ
chú tâm vào việc phân tích lợi nhuận sản phẩm. Trong quá trình hoạt động, nếu họ phải ra những quyết định thì họ vẫn chưa có những phân tích cần thiết như đã trình bày.