Nâng cao chất lượng kiểm soát hoạt động kế toán Việt Nam

Một phần của tài liệu Chuẩn mực IAS 36 và điều kiện áp dụng chuẩn mực IAS ở Việt Nam (Trang 82)

Yêu cầu khách quan phải sớm nâng cao vị thế và chất lượng hoạt động nghề nghiệp kế toán và kiểm toán của Việt Nam. Kế toán và kiểm toán Việt Nam phải là công cụ quản lý kinh tế tài chính tin cậy, góp phần tạo lập môi trường đầu tư lành mạnh và hội nhập thành công đem lại hiệu quả cao nhất cho đất nước trong lĩnh vực

thương mại dịch vụ. Có nhiều việc phải làm, kể cả trước mắt và lâu dài, kể cả những việc làm mang tính chiến lược và những giải pháp tình thế, nhưng cần tập trung làm tốt một số công việc sau:

- Thống nhất cao về nhận thức đối với hoạt động kế toán và kiểm toán, coi

trọng đúng mức kế toán và kiểm toán không chỉ với tư cách là công cụ quản lý, là tổ chức hệ thống thông tin, mà cả với tư cách là một ngành dịch vụ - dịch vụ tài chính hỗ trợ kinh doanh, hỗ trợ vận hành nền tài chính quốc gia. Cần nhận thức đúng và đánh giá tác động thiết thực của độ tin cậy, tính hữu dụng của các thông tin kinh tế tài chính do kế toán cung cấp phục vụ yêu cầu quyết định đầu tư, quyết định quản lý và bảo vệ an toàn tài sản của nhà nước, của nhân dân.

- Tăng cường quản lý, kiểm soát đạo đức hành nghề và chất lượng hành nghề kế toán và kiểm toán. Đây là công việc mới nhưng rất cần thiết để nâng cao vị thế và chất lượng nghề nghiệp kế toán.

- Phát triển tổ chức nghề nghiệp và nâng cao vai trò tham gia xây dựng chuẩn mực kế toán của các kế toán viên công chứng.

Việc sử dụng chuẩn mực kế toán hiện nay chưa trở thành ý thức của người hành

nghề chuyên môn. Chúng ta quen dựa vào các quy định và văn bản hướng dẫn, và

không ít trường hợp việc áp dụng các văn bản hướng dẫn này lại không hoàn toàn

thống nhất. Do vậy khi nói đến chuẩn mực, không ít người còn ngần ngại và thậm chí không hiểu có chuẩn mực để làm gì. Vì vậy trọng trách của các hội nghề nghiệp như ACCA, Hội Kế toán Việt Nam (VAA), Hội Kiểm toán viên Hành nghề Việt Nam (VACPA) vv.... là rất to lớn. Đó là tuyên truyền, hướng dẫn và giám sát việc áp dụng chuẩn mực trong công việc của kế toán và kiểm toán viên

- Tăng cường vai trò và chất lượng hoạt động của tổ chức nghề nghiệp. Chúng ta cần tiếp tục nâng cao vai trò của Hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Càng hòa hợp hội tụ sâu trong lĩnh vực kế toán, chúng ta càng nhận thấy vai trò quan trọng của Hội nghề nghiệp trong việc truyền bá chuyên môn kiến thức lý luận và thực tiễn về hệ thống chuẩn mực kế toán cũng như trong quá trình đào tạo nguồn

nhân lực đạt trình độ quốc tế, cho đất nước. Vì vậy Hội nghề nghiệp cũng cần có lộ trình cụ thể cho sứ mệnh quan trọng này:

+ Trước mắt, Hội Kế toán Việt Nam (VAA) và Hội Kiểm toán viên Hành

nghề Việt Nam (VACPA) nên nghiên cứu và đưa ra nhiều sáng kiến nghề nghiệp,

trong đó có sáng kiến về hợp tác đào tạo và huấn luyện nghề nghiệp, thống nhất chương trình, nội dung đào tạo, huấn luyện, cấp chứng chỉ hành nghề và thừa nhận chứng chỉ hành nghề kế toán và kiểm toán.

+ Tổ chức lại công tác nhân sự để nhanh chóng triển khai công việc quản lý

hành nghề kế toán và kiểm toán do Bộ tài chính chuyển giao.

+ Trong thời gian tới Hội cần đổi mới mạnh hơn, nhiều hơn cả về tổ chức, phương thức hoạt động và nội dung hoạt động để làm tròn chức năng là nơi tập hợp, nghiên cứu, phát triển và kiểm soát các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp hỗ trợ tốt cho quá trình hòa hợp, hội tụ với quốc tế của Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Trần Xuân Nam (2001 – 2005), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Bộ

Tài Chính.

2. PGS.TS.Đoàn Xuân Tiến, Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam: Những

vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện, Tạp chí kiểm toán.

3. TS.Chúc Anh Tú “Nội dung cơ bản của chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế về tài sản cố định hữu hình”, Học viện Tài chính.

4. PGS.TS Đặng Thái Hùng (2008),”Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam: sự

cần thiết, nội dung và lộ trình của việc cập nhật và ban hành mới”, Bộ Tài chính (Tạp chí Kế toán).

5. Hennie Van Greuning Marius Koen(2000), Các chuẩn mực kế toán quốc tế, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Tiến sĩ Bùi Công Khánh(2008),Từ khuôn mẫu lý thuyết kế toán quốc tế nhìn về chuẩn mực chung kế toán Việt Nam,Tạp chí Kế toán.

7. Nguyễn Thế Lộc(2010), Tính hợp lý của“ Giá trị hợp lý” trong hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, Tạp chí Kiểm toán số 11.

8. Trần Mạnh Dũng (2009), Giảm giá trị của lợi thế thương mại – Tính hợp lý của việc trình bày thong tin trên báo cáo tài chính, Tạp chí thương mại số 32, tháng 10/2009.

9. http://www.ifac.org/

10.http://www.iasplus.com/en/standards 11.http://vi.wikipedia.org/wiki.

Tiếng Anh

12.Article by Martin Kelly, BSc (Econ) Hons, DIP. Acc, FCA, MBA, MCMI. Examiner in

MỘT SỐ TỔ CHỨC NGHỀ NGHIỆP TẠI CÁC QUỐC GIA

Quốc gia Tên tổ chức nghề nghiệp Năm

thành lập

Website Số lượng

hội viên

American Hội Kế toán viên công chứng

Hoa Kỳ (American Institute of

Certified Public Accountants -

viết tắt AICPA)

1887 http://www.aicpa.org 370.000

American Hội Kiểm toán viên nội bộ

(Institute of Internal Auditors – viết tắt IIA)

1941 http://www.theiia.org 170.000

American Hội Kế toán viên quản

trị(Institute of management Accountants – viết tắt IMA)

1919 http://www.imanet.org/ima_h ome.aspx.

60.000

England Hội Kế toán viên công chứng

Anh quốc (Association of

Chartered Certified Accountants – viết tắt ACCA)

1904 http://www.accaglobal.com. 440.000

England ICAEW (Institute of Chartered

Accountant in England and Wale)

1880 http://www.icaew.com 136.000

England ICAS (Institute of Chartered

Accountants of Scotland)

1854 http://www.icas.org.uk. 180.000

England CIMA (Chartered Institute of

Management Accountants)

http://www.cimaglobal.com. 180.000

Australia Hội Kế toán viên công chứng

Australia (Certified Practising Accountants Australia – viết

tắt CPA Astralia)

1886. http://www.cpaaustralia.com. au

132.000

Liên đoàn Kế toán Quốc

tế (International Federation of Accountants – viết tắt IFAC) 1977 http://www.ifacnet.com/ or http://www.ifac.org/. 157

Việt Nam Hội Kế toán và Kiểm toán Việt

Nam (viết tắt VAA)

1994 http://www.vaa.vn.

Việt Nam Hội Kiểm toán viên hành nghề

Việt Nam (viết tắt VACPA)

Một phần của tài liệu Chuẩn mực IAS 36 và điều kiện áp dụng chuẩn mực IAS ở Việt Nam (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)