Tổng quan về chuẩn mực kế toán quốc tế giảm giá trị tài sản (IAS36)

Một phần của tài liệu Chuẩn mực IAS 36 và điều kiện áp dụng chuẩn mực IAS ở Việt Nam (Trang 57)

Hiện nay trong chế độ kế toán ở nước ta thì hệ thống các chuẩn mực kế toán giảm giá trị tài sản còn đang là một vấn đề bỏ ngõ cần nghiên cứu ban hành trong thời gian sắpđến. Các chuẩn mực kế toán giảm giá trị tài sản đóng vai trò rất quan trọng đối với công tác kế toán ở các đơn vị kinh doanh và góp phần không nhỏ cho việc nâng cao chất lượng thông tin tài chính của quốc gia.

Chuẩn mực kế toán giảm giá trị tài sản được xem là một vấn đề chính trong quá trình áp dụng đối với việc cải cách toàn cầu về chế độ kế toán nhà nước, nhằm đáp ứng yêu cầu về trách nhiệm giải trình thông tin tài chính của doanh nghiệp cũng như tính minh bạch trong các số liệu đó. IAS36 được xem là nội dung chủ yếu mà Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế ban hành dựa theo yêu cầu của Liên đoàn kế toán quốc tế và Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế cũng được chấp nhận cho quá trình ghi chép kế toán tài sản cố địnhtheo chương trình chung của thế giới.

Hiện nay có nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ phát triển đã vận dụng và chấp nhận IAS36 vì những ưu điểm của hệ thống chuẩn mực này trong quá trình hỗ trợ thông tin tài chính cho các nước đó. Bên cạnh đó, ở các quốc gia khác, dù cho hệ thống kinh tế và chính trị có những điểm khác nhau như thế nào thì các nước này

vẫn đang cố gắng tạo những điều kiện để có thể hòa hợp giữa các chuẩn mực quốc

gia hiện hành với hệ thống IAS36. Vì vậy, IAS36 được xem là một nhân tố mang tính khách quan và tất yếu nhằm để đánh giá được quá trình thực hiện kế toán đối với các doanh nghiệp tại các quốc gia trên thế giới hiện nay. Chính vì vậy nên IAS36 xứng đáng được xem là một hệ thống chuẩn mực có độ tin cậy khá cao và là điểm đến của các nhà làm luật, các nhà làm chính sách cũng như các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực kế toán hiện nay.

Trước đây, các quốc gia đã áp dụng những hướng dẫn, chuẩn mực khác nhau trong việc ghi chép trong hệ thống kế toán của mình. Tuy nhiên, điều này đã tạo ra

sự không nhất quán và việc ghi nhận nghiệp vụ hay lập các báo cáo cũng có những

điểm không đồng bộ. Được thiết kế để sử dụng trong việc lập BCTC dựa theo mục đích thống nhất, IAS36 đã thiết lập các hướng dẫn mang tính thống nhất về kế toán áp dụng tại các doanh nghiệp. Chuẩn mực này cho phép có thể so sánh dữ liệu giữa các tổ chức và cải thiện tính minh bạch của thông tin về tài chính, kế toán. Nhiều quốc gia trên thế giới đã công bố việc sử dụng IAS36 của quốc gia mình hoặc hệ

thống chuẩn mực có tính chất tương tự, đồng thời ngày càng có nhiều kế hoạch để

áp dụng IAS36 ở các quốc gia khác nhau trong thời gian sắp tới.

Một số chuẩn mực được thành lập ở cấp độ quốc gia, với các nước đang phát

triển thì thiết lập bộ tiêu chuẩn của riêng của họ. Có thể lấy ví dụ, hai Ủy ban sau đây hoạt động tại Mỹ gồm: Ủy ban chuẩn mực kế toán chính phủ (GASB), Ủy ban

tư vấn chuẩn mực kế toán liên bang (FASAB).

Tài sản của đơn vị được ghi nhận theo giá mua của nghiệp vụ tại thời điểm mua. Sau đó, qua thời gian đơn vị tiến hành đánh giá lại tài sản để phản ánh giá trị hợp lý của nó trên Bảng cân đối kế toán.

Trên thực tế, hậu quả của việc nhận khoản lỗ do giảm có thể dẫn đến biến động tăng lợi nhuận báo cáo. Mục tiêu chính của kế toán cho các khoản suy giảm giá trị tài sản (IAS 36) là để đảm bảo cho tài sản được ghi nhận không thấp hơn giá trị có thể thu hồi cũng như qui định cách tính toán giá trị có thể thu hồi. Nơi mang tài sản số lượng là không thể phục hồi thông qua lợi nhuận được tạo ra từ chúng, các tài sản cơ bản là suy giảm và phải có giá trị ghi sổ của chúng giảm cho phù hợp. Vấn đề là làm thế nào để tính toán mức bồi thường của một tài sản và nó phải được nhận ra rằng một tính toán như vậy liên quan đến một quá trình thực thi trong khuôn khổ thực hiện bởi quản lý trong tổ chức. Tuy nhiên, cho phép người dùng xem xét các giả định vốn có trong tính toán suy giảm . Trong khi, trong những năm gần đây, lãi suất giá ở hầu hết các nước phát triển đã rất thấp, một sự gia tăng tương đối nhỏ trong giá có thể có một tác động đáng kể về giá trị hiện tại của dòng tiền. Một đánh

giá suy giảm là nhằm đảm bảo rằng các tài khoản thực hiện tốt hơn với các mục tiêu báo cáo tài chính như quy định trong khung của IASB cho chuẩn bị và trình bày của Báo cáo tài chính. Một hệ quả của sự di chuyển theo hướng sử dụng các giá trị hợp lý, trái với giá gốc, nên việc công bố các báo cáo tài chính dễ hiểu (và có thể có liên quan ) để nhiều người dùng không quen với các kỹ thuật của kế toán. Tuy nhiên, nó có thể được lập luận rằng việc sử dụng giá trị hợp lý có thể dẫn đến công bố thông tin tài chính ít đáng tin cậy.

Để đảm bảo rằng tài sản của một thực thể không được thực hiện hiện tại nhiều hơn số tiền thu hồi được của chúng (tức là chi phí cao hơn giá trị hợp lý ít hơn để bán và giá trị sử dụng). Ngoại trừ lợi thế thương mại và tài sản vô hình nào đó mà một thử nghiệm suy giảm hàng năm là cần thiết, các đơn vị được yêu cầu phải tiến hành kiểm tra suy giảm mà có một dấu hiệu về sự suy giảm của một tài sản, và các bài kiểm tra có thể được tiến hành cho một tài sản không tạo ra dòng tiền mặt mà chủ yếu là độc lập với các tài sản khác.

Nếu tài sản có sự giảm giá trị, khi đó sẽ phát sinh chi phí giảm giá trị của tài sản và giá trị ghi sổ sẽ được ghi giảm xuống bằng với giá trị có thể thu hồi của tài sản. Tuy nhiên, câu hỏi khi nào và như thế nào áp dụng phương pháp kiểm tra

giảm giá trị của tài sản chỉ có thể được giải đáp khi áp dụng Chuẩn mực Kế toán

Quốc tế số 36 (IAS 36) “Giảm giá trị của tài sản”. IAS 36 là một trong các Chuẩn mực lập Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) và được sửa đổi, cập nhật hàng năm. Nhưng IAS36 được biết và được sử dụng nhiều hơn ở nhiều quốc gia từ 1/1/2005.

3.1.2. Lịch sử hình thành chuẩn mực kế toán quốc tế IAS36.

Tháng 5 năm 1997 : Tiếp xúc với Dự thảo E55 sút kém của tài sản

Tháng 6 năm 1998 : IAS36 sút kém của tài sản

Ngày 01 Tháng 7 năm 1999 : Ngày có hiệu lực của IAS36 (1998)

Ngày 31 tháng 3 năm 2004 : IAS36 sửa đổi

Ngày 1 tháng 4 năm 2004 : Ngày có hiệu lực của tháng 3 năm 2004 sửa đổi

Ngày 22 Tháng 5 năm 2008 : IAS36 sửa đổi để cải tiến hàng năm IFRS năm 2007 về việc công bố dự toán được sử dụng để xác định mức bồi thường

Ngày 01 tháng 1 năm 2009 : Ngày có hiệu lực của tháng 5 năm 2008 sửa đổi

IAS 36

Ngày 16 tháng 4 năm 2009 : IAS36 sửa đổi để cải tiến hàng năm IFRS 2009

về các đơn vị kế toán để kiểm tra thiện chí sử dụng phân đoạn theo IFRS 8 trước khi tập hợp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày 01 tháng 1 năm 2010 : Ngày có hiệu lực của tháng 4 năm 2009 sửa đổi

IAS36

3.1.3. Phạm vi chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS36).

IAS36, giảm giá trị của tài sản áp dụng cho tất cả các tài sản hữu hình, vô hình và tài chính, ngoại trừ :

 Hàng tồn kho (xem IAS 2 )

 Tài sản phát sinh từ hợp đồng xây dựng (xem IAS 11 )  Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (xem IAS 12 )

 Tài sản phát sinh từ quyền lợi nhân viên (xem IAS 19 )  Tài sản tài chính (xem IAS 39 )

 Bất động sản đầu tư theo giá trị hợp lý (xem IAS 40 )

 Tài sản nông nghiệp theo giá trị hợp lý (xem IAS 41 )  Tài sản hợp đồng bảo hiểm (xem IFRS 4 )

 Tài sản dài hạn giữ để bán (xem IFRS 5 )

Do đó, IAS 36 áp dụng đối với (các tài sản khác):

 Đất  Tòa nhà

 Máy móc thiết bị

 Bất động sản đầu tư theo giá gốc

 Tài sản vô hình  Ưu đãi

 Các khoản đầu tư vào công ty con, liên kết, liên doanh liên kết theo giá gốc

 Tài sản thực hiện hiện tại đánh giá lại theo IAS 16 (tài sản, nhà máy và thiết bị) và IAS 38 (Tài sản vô hình)

3.1.4. Nội dung chuẩn mực kế toán giảm giá trị của tài sản 3.1.4.1. Dấu hiệu giảm của giá trị tài sản 3.1.4.1. Dấu hiệu giảm của giá trị tài sản

Chuẩn mực quy định các dấu hiệu bên ngoài và bên trong doanh nghiệp. Cụ thể, dấu hiệu bên ngoài như sự sụt giảm quan trọng giá thị trường của tài sản, sự thay đổi đáng kể ảnh hưởng không tốt cho đơn vị trong môi trường công nghệ, thị trường, kinh tế và luật pháp; tăng tỷ lệ lãi suất hoặc tỷ lệ hoàn vốn đầu tư của thị trường, giá trị ghi sổ của tài sản thuần cao hơn vốn thị trường. Dấu hiệu bên trong như sự hỏng hóc và lỗi thời của tài sản, sự thay đổi đáng kể ảnh hưởng không tốt đến đơn vị như tài sản không cần dùng, hoạt động kinh tế của tài sản đã và đang trở nên tồi tệ. Khi có dấu hiệu giảm giá trị tài sản, đơn vị tiến hành kiểm tra việc giảm giá trị tài sản, ngược lại, không yêu cầu đơn vị thực hiện kiểm tra giảm giá trị tài sản.

3.1.4.2. Xác định giá trị có thể thu hồi của tài sản

Phương pháp giá trị hợp lý trừ chi phí bán tài sản (gọi tắt là giá trị hợp lý): xác định giá trị hợp lý của tài sản căn cứ vào hợp đồng kinh tế, giá cả thị trường hiện tại, giá của những tài sản tương đương ... Giá trị hợp lý được hiểu là giá trị có thể thu được từ việc bán tài sản trên cơ sở trao đổi ngang giá giữa các bên trừ đi chi phí bán tài sản đó.

Phương pháp giá trị sử dụng để xác định giá trị sử dụng của tài sản, đơn vị cần ước tính luồng tiền tương lai từ việc sử dụng tài sản đó, xác định sự thay đổi có thể có về giá trị và thời gian của luồng tiền trong tương lai, giá trị thời gian của tiền và các nhân tố khác. Giá trị sử dụng được hiểu là giá trị hiện tại của luồng tiền tương lai ước tính từ việc sử dụng tài sản hay đơn vị tạo tiền.

Nếu giá trị hợp lý hoặc giá trị sử dụng cao hơn giá trị ghi sổ, thì không cần tính giá trị còn lại và khi đó tài sản không bị giảm giá trị. Nếu giá trị hợp lý không xác định

được, đơn vị tiến hành xác định giá trị sử dụng của tài sản. Đối với tài sản chờ thanh lý, giá trị có thể thu hồi là giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán tài sản đó.

Dự đoán luồng tiền cần dựa trên các giả định hợp lý, nguồn ngân sách gần đây nhất và không bao gồm luồng tiền phát sinh từ tái cơ cấu doanh nghiệp hoặc cải thiện hoạt động của tài sản. Thời kỳ dự đoán thường không quá 5 năm;ước tính dự đoán luồng tiền ngoài thời kỳ dự đoán được ngoại suy dựa trên tỷ lệ tăng trưởng đều đặn hoặc giảm dần qua các năm tiếp theo.

3.1.4.3. Tỷ lệ chiết khấu và ghi nhận chi phí giảm giá trị của tài sản.

Trong việc xác định giá trị sử dụng, tỷ lệ chiết khấu được sử dụng là tỷ lệ trước thuế mà nó phản ánh sự đánh giá về giá trị thời gian của tiền và rủi ro cụ thể liên quan đến tài sản hay nhóm tài sản.

Chi phí giảm giá trị của tài sản được ghi nhận trên Báo cáo kết quả kinh doanh khi giá trị thu hồi của tài sản thấp hơn giá trị ghi sổ.

3.1.4.4. Đơn vị tạo tiền (CGU).

Trên thực tế, luồng tiền được tạo ra không phải từ từng tài sản riêng biệt mà nó được tại ra bởi một nhóm tài sản được sử dụng trong đơn vị. Khi giá trị có thể thu hồi không xác định được cho từng tài sản thì nó sẽ được xác định cho từng nhóm tài sản mà chúng cùng tạo ra luồng tiền. Nhóm tài sản này gọi là đơn vị tạo tiền (CGU). Như vậy, đơn vị tạo tiền là nhóm tài sản được xác định nhỏ nhất mà nó tạo ra luồng tiền vào độc lập với luồng tiền vào từ tài sản khác hoặc nhóm các tài sản khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.4.5. Giảm giá trị của lợi thế thương mại.

Lợi thế thương mại (LTTM) được kiểm tra giảm giá trị hàng năm. Để kiểm tra giảm giá trị, LTTM được phân bổ cho CGU hay nhóm CGUs. Mỗi CGU hay nhóm CGUs mà LTTM phân bổ sẽ phản ánh mức độ nhỏ nhất trong đơn vị mà

LTTM được kiểm soát cho mục đích quản trị nội bộ và không lớn hơn bộ phận kinh

doanh. Khi giá trị có thể thu hồi của CGU hay nhóm CGUs thấp hơn giá trị ghi sổ, chi phí giảm giá trị được phân bổ để ghi giảm giá trị ghi sổ theo trình tự đầu tiên

ghi giảm giá trị ghi sổ của LTTM phân bổ cho CGU; sau đó ghi giảm giá trị ghi sổ của các tài sản trong nhóm CGU theo tỷ lệ % của tài sản đó trong CGU.

3.1.4.6. Ghi đảo ngược chi phí giảm giá trị của tài sản.

Tại ngày lập Bảng cân đối kế toán, khi có dấu hiệu rằng chi phí giảm giá trị tài sản bị giảm xuống, đơn vị phải tính toán lại giá trị có thể thu hồi của tài sản. Trong trường hợp giá trị thu hồi của tài sản cao hơn giá trị ghi sổ, khi đó giá trị ghi sổ sẽ được ghi tăng lên nhưng không cao hơn nguyên giá của tài sản trước khi ghi nhận chi phí giảm giá trị của tài sản. Khi đó, khoản ghi đảo ngược đó được ghi nhận như một khoản thu nhập trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Nợ tài khoản(TK) Tài sản/Có TK Thu nhập “ghi đảo ngược chi phí giảm giá trị của tài

sản”). Tuy nhiên, nghiêm cấm việc ghi đảo ngược chi phí giảm giá trị của LTTM

trong mọi trường hợp.

3.1.4.7. Phương pháp trình bày.

Đơn vị phải trình bày cho từng nhóm tài sản như chi phí giảm giá trị, ghi đảo ngược chi phí giảm giá trị, và trình bày trên Báo cáo kết quả kinh doanh. Đơn vị phải trình bày theo theo bộ phận kinh doanh như theo bộ phận chính yếu, chi phí giảm giá trị của tài sản, ghi đảo ngược chi phí giảm giá trị. Chuẩn mực cũng quy định trình bày cụ thể trong trường hợp chi phí giảm giá trị mang tính trọng yếu và không trọng yếu.

3.1.4.8. Một số quy định liên quan đến chuẩn mực giảm giá trị ở Việt Nam.

Theo thông tư 123 ngày 27/07/2012 thì phần chênh lệch đánh giá lại tài sản là phần chênh lệch giữa giá trị đánh giá lại với giá trị còn lại của tài sản ghi trên sổ sách kế toán. Như vậy cho thấy ở Việt Nam cũng đã có những quy định liên quan đến giảm giá trị tài sản. Đây chính là những ghi nhận tiền đề ở Việt Nam.

3.2. Những thuận lợi khó khăn khi áp dụng chuẩn mực IAS 36. 3.2.1.Thuận lợi. 3.2.1.Thuận lợi.

Việt Nam có thuận lợi rất lớn là hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế đã hình thành và phát triển ở một mức độ khá hoàn thiện. Chúng ta có thể rà soát lại các chuẩn

mực này và có thể áp dụng những chuẩn mực phù hợp với Việt Nam, chỉ cần sửa đổi và có những bổ sung cần thiết. Điều này giúp chúng ta giảm được thời gian và

Một phần của tài liệu Chuẩn mực IAS 36 và điều kiện áp dụng chuẩn mực IAS ở Việt Nam (Trang 57)