Để tiến đến quá trình hòa hợp hội tụ với kế toán quốc tế, Việt Nam cần đẩy
nhanh và chuyên nghiệp hóa hơn nữa quy trình xây dựng chuẩn mực kế toán Việt Nam với các giải pháp sau đây.
5.2.1.1. Hình thành Ủy ban chuẩn mực kế toán Việt Nam
Để đảm bảo tiến độ xây dựng và nội dung phù hợp với những yêu cầu của
nền kinh tế, trước mắt cần xây dựng Ủy ban chuẩn mực kế toán Việt Nam. Qua nghiên cứu cơ cấu tổ chức này của quốc tế, Ủy ban chuẩn mực kế toán Việt Nam nên thành lập thêm bốn tổ chức gồm .
- Ban tư vấn chuẩn mực kế toán: có trách nhiệm lập các chiến lược, kế hoạch, biện pháp hoàn thiện hệ thống kế toán và kiểm toán. Ban tư vấn nên bao gồm các thành viên đến từ nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, họp định kỳ hàng
năm và các cuộc họp mở cho công chúng quan sát. Cần thành lập hai nhóm tư vấn
độc lập với tổ soạn thảo để vừa góp ý vừa làm vai trò phản biện.
+ Một nhóm tư vấn gồm các chuyên gia nước ngoài, đặc biệt cần đến sự hỗ
trợ của các công ty kiểm toán quốc tế đặt trụ sở tại Việt Nam.
+ Một nhóm tư vấn bao gồm các chuyên gia về luật, các nhà nghiên cứu và
giảng dạy về kế toán kiểm toán, các công ty kiểm toán và các cơ quan nhà nước có
- Ban soạn thảo chuẩn mực kế toán: có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng và soạn thảo chuẩn mực kế toán đệ trình lên Ủy ban chuẩn mực kế toán.
- Ban hướng dẫn chuẩn mực kế toán: có trách nhiệm ban hành các hướng dẫn
đối với các chuẩn mực kế toán.
- Ban kiểm tra: có trách nhiệm tham gia giám định và xử lý các tranh chấp về kế toán, kiểm toán.
5.2.1.2. Hoàn thiện quá trình chuyển đổi các chuẩn mực quốc gia từ chuẩn mực quốc tế
Một vấn đề cũng khá quan trọng trong quy trình xây dựng chuẩn mực kế toán để chuẩn bị hòa hợp hội tụ với kế toán quốc tế là quá trình chuyển đổi từ các
chuẩn mực quốc tế thành chuẩn mực Việt Nam. Để đảm bảo có thể chuyển tải đầy
đủ và trong sáng nội dung các chuẩn mực kế toán quốc tế sang Tiếng Việt đồng thời thể hiện đúng hình thức của văn bản pháp quy, việc biên tập các chuẩn mực nên tuân thủ theo một số yêu cầu như:
- Dịch nội dung sang Tiếng Việt không cần bám sát nguyên tác. Điều này sẽ
giúp chuẩn mực dễ hiểu hơn nhưng để không bị sai lệch nội dung, người soạn thảo phải có kiến thức vững chắc về kế toán, phải hiểu đúng và rõ ràng về chuẩn mực mình soạn thảo.
- Cuối mỗi chuẩn mực nên có thêm phần đối chiếu với chuẩn mực kế toán
quốc tế tương ứng. Chẳng hạn, nên có thêm đối chiếu những phần mà chuẩn mực
Việt Nam không đề cập so với quốc tế hay những nội dung mà chuẩn mực Việt Nam phát triển thêm để phù hợp với điều kiện Việt Nam mà chuẩn mực quốc tế không có. Cách làm này giúp cho việc so sánh thuận lợi hơn, không mất thời gian tìm kiếm những điểm khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế, phục vụ tốt hơn cho quá trình nghiên cứu và học tập kế toán của những người có quan
tâm đến lĩnh vực chuyên môn này.
Việc gia nhập vào các tổ chức kế toán quốc tế không những giúp Việt Nam nâng cao hình ảnh của mình trên trường quốc tế mà còn mang lại cho Việt Nam rất nhiều lợi ích trong quá trình hòa hợp hội tụ với kế toán quốc tế:
- Tạo lập được mối quan hệ đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa Việt Nam và các tổ chức quốc tế.
- Thúc đẩy sự phát triển nghề nghiệp kế toán, kiểm toán tại Việt Nam thông
qua việc học tập kinh nghiệm xây dựng, ban hành và thực hiện các chuẩn mực kế toán quốc gia, trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp.
Đến tháng 05 năm 1998, Việt Nam đã chính thức là thành viên thứ 130 của
Liên đoàn kế toán quốc tế đồng thời là thành viên của Ủy ban chuẩn mực kế toán
quốc tế. Năm 1999, Hội Kế Toán Việt Nam chính thức trở thành thành viên của
Liên đoàn kế toán các nước Đông Nam Á – AFA. Một điểm mốc nổi bật nhất đánh
dấu xu hướng hội nhập với kế toán quốc tế của Việt Nam chính là Biên bản ký kết
ghi nhớ giữa Hội kế toán viên công chứng Anh (ACCA) với Bộ Tài Chính vào ngày 06/12/2003. Sự hợp tác này chính thức công nhận đối với các bằng cấp của ACCA tại Việt Nam và mở ra một chương trình hoạt động mới tại Việt Nam. Đây là một bước đi thích hợp trong bối cảnh hội nhập của Việt Nam, đóng vai trò tích cực trong sự phát triển của hoạt động kế toán nước nhà, mở ra một con đường mới cho các kế toán viên, kiểm toán viên Việt nam trở thành những nhân viên chuyên nghiệp vừa đạt trình độ Việt Nam, vừa đạt trình độ quốc tế.
Cho đến nay, Việt Nam không ngừng mong muốn tạo lập mối quan hệ với
các tổ chức kế toán quốc tế, luôn xem đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của mình. Và để đạt được mục tiêu này, một số giải pháp có thể thực hiện như sau: - Sẵn sàng mở cửa hợp tác với các tổ chức kế toán nước ngoài khi có cơ hội. - Sẵn sàng nhận lời mời hợp tác, tham quan học hỏi đến từ các tổ chức quốc tế và nghiêm túc trong việc cử những đoàn chuyên gia giỏi chuyên môn, có tâm huyết sang khảo sát, nghiên cứu mô hình tổ chức, hoạt động và làm việc của các tổ chức kế toán quốc tế lớn.
- Thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề, diễn đàn liên quan đến lĩnh vực kế toán và mời sự tham gia của các chuyên gia đến từ tổ chức quốc tế để trao đổi học tập trực tiếp kinh nghiệm bổ ích và thiết thực từ họ.
- Xác định rõ ràng phương hướng hợp tác: Đối với các Hội kế toán công
chứng trong khu vực thì nhanh chóng thúc đẩy hợp tác song phương tăng cường sự
hiểu biết lẫn nhau. Còn đối với các Hội kế toán công chứng quốc tế thì chủ yếu hợp tác để nâng cao nghề nghiệp, tìm hiểu và học tập kinh nghiệm để có thể phát triển
kế toán Việt Nam theo đúng xu hướng quốc tế và có khả năng hội nhập cao với các
thông lệ quốc tế.