Lớp KCS trưởng Đào tạo cho những người chuẩn bị làm tổ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại tổng công ty cổ phần may nhà bè (Trang 48)

người chuẩn bị làm tổ trưởng x Tháng 3, 9 7 Lớp nghiệp vụ XNK Phòng kế hoạch TT- XNK x Tháng 4,11 8 Lớp cao đẳng QTKD Phó giám đốc x Tháng 11

Đánh giá những thay đổi của học viên

Đối với nhân viên gián tiếp sản xuất, sau mỗi khóa đào tạo, Công ty sẽ có “Phiếu điều tra đánh giá khóa học của học viên” để họ đánh giá về mức độ chất lượng của khóa học, phương pháp dảng dạy, mức độ ưa thích đối với khóa học, nội dung khóa học có liên quan đến công việc hiện tại hay không,…Dựa trên những đánh giá đó để Công ty xem xét lại những gì chưa phù hợp, sửa đổi và nâng cao chất lượng đối với khóa học trong những lần kế tiếp.

Đối với nhân viên trực tiếp sản xuất tham gia các khóa đào tạo về kỹ thuật sản xuất, nâng cao tay nghề thì sau mỗi khóa đào tạo sẽ được tổ chức thi tay nghề cả về lý thuyết và thực hành. Như vậy thì sẽ đánh giá đúng hơn hiệu quả của đào tạo bởi có những người nắm chắc phần lý thuyết nhưng lại chưa áp dụng được vào trong thực tiễn và ngược lại.

Qua kết quả điều tra tại Công ty, trong số 100 người được phỏng vấn thì có 66/100 người đã tham gia vào các khóa đào tạo do công ty tổ chức, trong đó tỷ lệ học viên ưa thích các khóa đào tạo chiếm 88% (biểu đồ 7). Như vậy, đa số các học viên tham gia đều ưa thích các khóa đào tạo của Công ty.

Biểu đồ 7 : Tỷ lệ thích chương trình đào tạo

Nguồn tin: Kết quả điều tra Về mức độ hiệu quả của các khóa đào tạo, thông qua phiếu điều tra công nhân viên trong công ty ta có kết quả như sau:

Biểu đồ 8 : Đánh Giá Mức Độ Hiệu Quả của Các Khóa Đào Tạo

Nguồn tin: Kết quả điều tra Có tới 65% số người tham gia đánh giá các khóa đào tạo là tương đối hiệu quả, 23% đánh giá ở mức độ rất hiệu quả và còn lại 12% số người tham gia đánh giá các khóa đào tạo là không hiệu quả.

Nhìn chung, công tác đào tạo tại công ty là tương đối hiệu quả. Hàng năm, Công ty có tổ chức các khóa đào tạo nhằm bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ cho công nhân viên trong Công ty.

2.4.3. Phân tích thực trạng hoạt động duy trì nguồn nhân lực tại Công ty 2.4.3.1. Phân tích tình hình trả công lao động

Tiền lương

Tiền lương là giá cả sức lao động, được hình thành qua thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường. (Trần Kim Dung, 2003, trang 254).

Tiền lương là yếu tố quan trọng nhất có tính kích thích, động viên nhân viên làm việc, nó giúp cho doanh nghiệp thu hút được nhiều nhân viên giỏi và duy trì được họ cho doanh nghiệp của mình. Hiên nay công ty áp dụng hình thức chấm công bằng máy tự động, người lao động sẽ quẹt thẻ của mình vào máy chấm công để tính thời gian làm việc thực tế của từng lao động. Cuối tháng thì nhân viên tiền lương sẽ tổng kết lại tổng số ngày công mà từng lao động đã làm được trong tháng (1 ngày công = 8 giờ) để làm căn cứ tính lương cho người lao động. Hiện nay công ty may Nhà Bè đang áp dụng 3 hình thức trả lương:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại tổng công ty cổ phần may nhà bè (Trang 48)