Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường nước trong khu vực, các giải pháp sau đây được khuyến khích áp dụng:
Quản lý theo EMS và tiêu chuẩn ISO 14001.
Áp dụng danh sách đen cho các cơ sở gây ô nhiễm môi trường (hoặc danh sách xanh cho các cơ sở có ý thức bảo vệ môi trường).
Áp dụng dán nhãn sinh thái cho sản phẩm sạch.
Khuyến khích các doanh nghiệp CBTS phấn đấu để đạt được danh hiệu Nhãn sinh thái (hay gọi là nhãn xanh, nhãn môi trường) là các nhãn của sản phẩm, cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về sự thân thiện với môi trường. “Nhãn sinh thái”sinh thái là một sự khẳng định uy tín của sản phẩm và của nhà sản xuất.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận:
Qua quá trình thực hiện luận văn “Nghiên cứu quy trình xử lý nước thải tại một số nhà máy chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang”, chúng tôi đã rút ra kết luận sau:
- Nhìn chung chất lượng nước thải tại đầu ra của các nhà máy đều đạt tiêu chuẩn QCVN11:2008/BTNMT cột B, riêng nhà máy Đại Thành đã đạt được tiêu chuẩn QCVN11:2008/BTNMT cột A và được xả trực tiếp ra sông Tiền.
- Các phương pháp xử lý nước thải được áp dụng tại các nhà máy tương đối đạt hiệu quả, tuy nhiên chi phí đầu tư và vận hành hệ thống ở nhà máy Hùng Vương và Vinh Quang tương đối cao, nhà máy Đại Thành có chi phí đầu tư và chi phí vận hành hợp lý hơn. Cụ thể như sau:
Nhà máy Hùng Vương:
- Lưu lượng thực tế: 1200m3/ ngày. - Chi phí đầu tư: 10 tỷ VNĐ
- Chi phí vận hành tại nhà máy: 8000VND/m3.
- Chi phí phải trả cho Ban quản lý KCN: 4200VND/m3.
Nhà máy Vinh Quang:
- Lưu lượng thực tế: 900m3/ ngày Chi phí đầu tư hệ thống: 7 tỷ VNĐ. Chi phí vận hành: 4500VNĐ/ m3
Chi phí trả cho Ban quản lý KCN: 4500VNĐ/ m3
Nhà máy Đại Thành:
Lưu lượng thực tế: 500m3/ ngày. Chi phí đầu tư cho hệ thống: 3 tỷ VNĐ Chi phí vận hành hệ thống: 3000VNĐ/ m3
- Các giải pháp cần phải thực hiện để nâng cao chất lượng nước thải sau xử lý tại các doanh nghiệp như: Giải pháp cơ chế quản lý, giải pháp kinh tế, giải pháp chế tài pháp luật, giải pháp kỹ thuật, giải pháp khuyến khích, …, đặc biệt các doanh nghiệp nên áp dụng quy trình sản xuất theo quy trình sản xuất sạch hơn để giảm thiểu lượng nước sử dụng trong quá trình sản xuất cũng như giảm thiểu mức độ ô nhiễm của nước thải.
- Bên cạnh đó cần có sự thực hiện nghiêm túc, phối hợp đồng bộ của tất cả các cơ quan quản lý, các nhà máy sản xuất, con người,… để vấn đề môi trường được giải quyết một cách triệt để.
5.2. Kiến nghị:
Để chất lượng nước thải tại đầu ra của các doanh nghiệp đạt chất lượng tốt và có hiệu quả kinh tế, học viên có kiến nghị như sau:
- Đối với cơ quan quản lý môi trường cần nâng cao trình độ chuyên môn hơn nữa về quản lý môi trường, phối hợp tốt với cơ quan chủ quản trong vấn đề duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng xử lý môi trường của KCN. Tần suất thanh tra, giám sát các doanh nghiệp cần thực hiện thường xuyên hơn.
- Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong địa bàn cần tuân thủ luật bảo vệ môi trường, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường. Cần xây dựng phòng thí nghiệm mini để phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước thải và nên xây dựng quy trình sản xuất sạch hơn để giảm thiểu lượng nước cũng như mức độ ô nhiễm của nước thải từ đó giảm được chi phí vận hành hệ thống.
- Nên triển khai nhân rộng quy trình xử lý nước thải của nhà máy TNHH Đại Thành cho các nhà máy chế biến thủy sản khác để giảm chi phí đầu tư cũng như chi phí vận hành hệ thống mà hiệu quả xử lý nước thải đạt hiệu quả cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tổng cục môi trường, 2011, Sổ tay hướng dẫn xử lý nước thải của một số ngành công nghiệp.
[2] Lâm Minh Triết và ctv., 2004, Kỹ thuật môi trường, NXB Đại học quốc gia [3] Tạp chí thuỷ sản, số 4 – 2005
[4] Tạp chí thuỷ sản, số 1 – 2006 [5] Báo cáo ngành thủy sản, 2012
[6] Lê Văn Cát, 2007, Xử lý nước thải giàu hợp chất Nito và Photpho, NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ.
[7] Công ty NIRAS(Đan Mạch), tháng 9/2001, Xử lý nước thải trong ngành chế biến thủy sản.
[8] Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 2004, niên giám thống kê Việt Nam.
[9] Tổng cục thủy sản Viện kinh tế quy hoạch thủy sản, 2012, Báo cáo tóm tắt
“Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”
[10] Đặng Đình Bạch, TS Nguyễn Văn Hải, Giáo trình hóa học môt trường, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
[11] Bộ thủy sản, 2005, Kỷ yếu hội thảo toàn quốc về khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá, NXB Nông nghiệp.
[12] Tài liệu tổng quan Công ty Cổ Phần Hùng Vương.
[13] Báo cáo giám sát môi trường Công ty Cổ phần Hùng Vương, năm 2011, 2012, 2013.
[14] Tài liệu tổng quan Công ty TNHH Đại Thành.
[15] Báo cáo giám sát môi trường Công ty TNHH Đại Thành, năm 2011, 2012, 2013.
[16] Tài liệu tổng quan Công ty Cổ phần thủy sản Vinh Quang
[17] Báo cáo giám sát môi trường Công ty Cổ phần thủy sản Vinh Quang, năm 2011, 2012, 2013.
[18] Trần Văn Nhân- Ngô Thị Nga, 1999, Giáo trình Công nghệ xử lý nước thải,
NXB Khoa học kỹ thuật.
[19] TCVN5945:1995, Trung tâm chất lượng đo lường, Hà Nội 2002.
[20] QCVN 11:2008/BTNMT:Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản.
[21] Nguyễn Văn Phước- Nguyễn Thị Thanh Phượng, 2006, Giáo trình Kỹ thuật xử lý chất thải Công nghiệp, NXB Xây Dựng.
[22] Trịnh Xuân Lai- Nguyễn Trọng Dương, 2005, Giáo trình xử lý nước thải công nghiệp, NXB Xây dựng.
[23] Khoa môi trường, trường Đại học Khoa Học Huế, 2012. Giáo trình sản xuất sạch hơn.
[24] Metcalf and Eddy, Inc, Wastewater Engineering Treatment and Reuse
[25] Mackenzie.Davis, Water and Wasterwater Engineering Design Principles and Practice
[26] Raquel Cristóvão, Cidália Botelho, Ramiro Martins and Rui Boaventura (2002), Pollution prevention and wastewater treatment in fish canning industries of Northern Portugal, 2012 International Conference on Environment Science and Engieering IPCBEE vol.32(2012) © (2012)IACSIT Press, Singapoore.
[27] Md. Shahidul Islam, Saleha Khan and Masaru Tanaka, 2004. Waste loading in shrimp and fish processing effluents: potential source of hazards to the coastal and nearshore environments.
[28] Sagar T. Sankpal and Pratap V. Naikwade, 2012. Physicochemical analysis of effluent discharge of fish processing industries in Ratnagiri – India.