Hệ thốngxử lýnước thải của Công ty TNHH Đại Thành:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình xử lý nước thải tại một số nhà máy chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 52)

Được thành lập vào cuối năm 2007, đến nay Đại Thành Seafoods (viết tắt Dathaco) đã khẳng định thương hiệu Dathaco trên thị trường thế giới thông qua các sản phẩm chất lượng ổn định và giá cả hợp lý cũng như chính sách dịch vụ tốt.

Đại Thành Seafoods được xây dựng trên diện tích hơn 25.000 mét vuông, nằm bên cạnh sông Tiền nơi phù sa và nước sạch ưu đãi phù hợp cho sự phát triển của các vùng nuôi cá tra, cài đặt thiết bị hiện đại đã được phê duyệt HACCP/ EU code DL 471 và hơn 1.500 kinh nghiệm nhân viên được quản lý theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005, dựa trên các điều kiện ưu đãi từ thiên nhiên và nguồn nhân lực Dathaco đã làm việc phấn đấu để trở thành một trong những nhà sản xuất hàng đầu của cá tra Việt Nam.

Để tiến hành quá trình sản xuất khép kín và các nguồn động nguồn nguyên liệu thô cho sản xuất, Đại Thành Seafoods mạnh mẽ đầu tư tại các khu vực mở rộng nuôi cá và nhà máy chế biến bột cá. Và để củng cố sức mạnh và chất lượng sản phẩm, nhà máy của chúng tôi đang dần đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua chứng chỉ được phê duyệt như ISO, BRC, IFS..

 Phía Bắc giáp nhà dân (tỉnh lộ 864).  Phía Nam giáp sông Tiền.

 Phía Đông giáp kênh Nguyễn Tất Thành.  Phía Tây giáp nhà dân.

Mặt bằng hiện tại của nhà máy gồm 03 khu vực:

 Khu vực văn phòng.

 Khu vực tiếp nhận, chế biến, kho lạnh.

 Khu vực kho bãi chứa hóa chất thực phẩm, bao bì phục vụ chế biến.

3.2.2.2. Tính chất và quy mô hoạt động:

- Loại hình sản xuất: công ty chuyên sản xuất và kinh doanh mặt hàng cá tra, cá basa fillet đông lạnh.

- Quy mô hoạt động: số lượng cán bộ công nhân viên khoảng 700 người. - Công suất hoạt động: 50-60 tấn nguyên liệu/ ngày.

3.2.2.3. Nhu cầu nguyên liệu:

Nguồn nguyên liệu chính là cá tra, cá basa; nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu là các hộ nuôi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.Tổng nguyên liệu cần thiết cho mỗi năm khoảng 18.000 tấn.

Hình 3-13. Sơ đồ quy trình sản xuất cá tra Fillet đông lạnh Công ty Đại Thành (Nguồn: Công ty TNHH Đại Thành )

Tiếp nhận nguyên liệu

Fillet – R1- lạng da Cắt tiết Định hình – R2 Kiểm ký sinh trùng Phân cỡ sơ bộ Cân 1- R4 Chờ đông Cấp đông Xếp khuôn

Tách khuôn, bao gói Cân 2, mạ băng – bao gói PE

Bao gói carton – Ghi nhãn

Xuất hàng Bảo quản Dò kim loại Tiếp nhận, bảo quản

phụ gia

Chuẩn bị phụ gia

Phân loại – phân cỡ Rửa 3- Xử lý phụ

gia

Nước

Tiếp nhận, bảo quản bao bì (carton, PA, PE) Bloc k IQF Thùng tạm Thùng tạm

3.2.2.5. Nguồn phát sinh nước thải -[16]:

 Nước thải sản xuất: chủ yếu dùng để rửa nguyên liệu thô và sản phẩm.

 Nước thải vệ sinh công nghiệp: rửa sàn nhà máy, dụng cụ và thiết bị.

 Nước thải sinh hoạt của cán bộ và công nhân viên trong nhà máy.

Còn nguồn nước mưa khá sạch nên được tách ra khỏi nước thải và thải thẳng vào môi trường.

3.2.2.6. Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải:

Công ty đã có hệ thống xử lý nước thải công suất 500m3/ ngày đêm theo công nghệ hiếu khí vi sinh. Hệ thống này luôn được vận hành liên tục để xử lý nước thải đạt quy chuẩn cho phép.

Hình 3-14.Sơ đồ quy trình xử lý nước thải Công ty TNHH Đại Thành (Nguồn: Công ty TNHH Đại Thành )

Bể gom

Tuyển nổi sơ bộ

Bể điều hòa Bể tuyển nổi áp lực Bể ANAES Bể chứa – Lọc thô Bể khử trùng Nước sau xử lý Bể nén bùn

3.2.2.7. Thuyết minh quy trình xử lý nước thải:

Bể gom – Song chắn rác:

Nước thải từ các công đoạn sản xuất theo mương dẫn nước chảy qua song chắn rác vào bể gom. Song chắn rác sẽ giữ lại rác có kích thước lớn lẫn trong dòng nước thải. Rác có khả năng thu hồi được đưa đi tái chế biến làm thức ăn gia súc phần không có khả năng thu hồi được tập trung lại rồi chuyển đến bãi vệ sinh thích hợp. Tại đây, nước thải được bơm lên bể tuyển nổi sơ bộ.

Hình 3-15.Bể gom

Bể tuyển nổi sơ bộ:

Tách và thu hồi lớp mỡ nổi trên bề mặt. Bể được thiết kế có nhiều ngăn thông đáy, phần mỡ lẫn trong nước thải tiếp tục nổi lên theo từng ngăn và công việc vớt thu hồi mỡ được dễ dàng hơn.

Hình 3-16. Bể tuyển nổi

Bể điều hòa:

Nước thải sau khi tách cặn rác và mỡ được tập trung về bể điều hòa. Bể điều hòa là nơi tập trung nước thải với mục đích sau:

 Ổn định lưu lượng, dòng chảy, nồng độ chất bẩn, pH.

 Giảm kích thước và tạo chế độ làm việc ổn định cho các công đoạn phía sau, tránh hiện tượng quá tải.

 Làm thoáng sơ bộ và giảm mùi hôi.

Nước thải từ bể điều hòa được bơm phân phối qua các bể xử lý tiếp theo.

Cụm thiết bị tuyển nổi:

Đặc thù của các nhà máy chế biến cá tra, cá basa là nước thải có lẫn nhiều mỡ cá tồn tại ở hai dạng cặn lơ lửng và huyền phù nên lượng mỡ này không thể được tách lắng bằng phương pháp thông thường.

Phương pháp được lựa chọn là phương pháp tuyển nổi tự nhiên kết hợp tuyển nổi áp lực bằng áp lực khí nén (DAF).

Mục đích: kết hợp các thiết bị tuyển nổi áp lực tiếp tục tách mỡ ở 2 dạng: huyền phù và cặn lơ lửng. Loại ra khỏi nước thải mỡ cá và tạp chất phân tán không tan khó lắng khác.

Nguyên lý của tuyển nổi áp lực: bản chất của phương pháp này

là tạo dung dịch bão hòa không khí. Khi giảm áp suất các bọt khí sẽ tách ra khỏi dung dịch và làm nổi các chất bẩn.

Như vậy, quá trình được tiến hành qua hai giai đoạn sau:

Bão hòa nước bằng không khí dưới áp suất cao.

Tách khí hòa tan trong nước trong điều kiện áp suất khí quyển. Nước thải cuối bể được bơm đẩy vào bình bão hòa khí – nước, không khí và các hóa chất keo tụ được máy nén khí và bơm định lượng đẩy vào đường ống bơm. Trong bình bão hòa khí – nước, không khí sẽ được hòa tan vào nước. Sau đó trong bể tuyển nổi làm việc ở áp suất khí quyển, không khí được tách ra ở dạng bọt khí và làm nổi các hạt lơ lửng tạo ván bọt chảy về máng thu gom, hoàn lưu lại bể gạn mỡ để thu hồi mỡ. Cụm thiết bị cho tuyển nổi bao gồm:

 Bơm áp lực.  Máy nén khí.

Hình 3-18. Sơ đồ quy trình tuyển nổi áp lực

Cụm bể Anaes:

Đây là hệ thống gồm 03 bể, được thông với nhau bằng khe mở giữa các bể, hai bể 1 và 3 đảm nhận đồng thời hai chức năng: vừa là bể phản ứng sinh học vừa là bể lắng. Nước thải được đưa vào từng bể tùy theo chu kỳ.

Hình 3-19.Bể Anaes Bồn áp Bể tuyển nổi Khí nén Nước thải nhiều mỡ Nước thải sau tách mỡ Thu mỡ

Bể chứa – Thiết bị lọc thô:

Nước trong sau xử lý sinh học chảy qua bể chứa chuẩn bị cho quá trình lọc áp lực.

Từ bể chứa nước thải được bơm đẩy vào thiết bị lọc thô, đây là thiết bị kín nhằm tạo áp lực lọc sạch cặn lơ lửng còn sót lại sau quá trình xử lý sinh học. Nước sau khi qua thiết bị lọc đã đạt được các tiêu chuẩn lý hóa được tiếp tục chảy sang bể khử trùng.

Hình 3-20.Bồn lọc thô

Bể khử trùng:

Cuối cùng là giai đoạn khử trùng ở bể tiếp xúc với Chlorine nhằm tiêu diệt hoàn toàn Coliforms và các vi trùng gây bệnh khác. Bể khử trùng được thiết kế có nhiều vách ngăn thông đáy và tràn bề mặt xen kẽ nhau, tạo đường đi dài và đủ thời

gian tiếp xúc Chlorine với nước thải. Hiệu quả khử trùng đạt 95% với Coliforms và 100% với các loại vi trùng gây bệnh khác.

Bản chất tác dụng khử trùng của Chlorine là sự oxy hóa, phá hủy màng tế bào của vi sinh vật do đó chúng bị tiêu diệt.

Cuối bể khử trùng, nước đạt tiêu chuẩn môi trường TCVN 5945 – 2005 cột A theo ống dẫn thải ra nguồn tiếp nhận.

Hình 3-21.Bể khử trùng

Bể nén bùn:

Lượng bùn sinh ra ở bể lắng được đưa về bể nén bùn, ở bể nén bùn các chất hữu cơ bị phân hủy theo 2 giai đoạn:

 Giai đoạn 1: Quá trình lên men acid, theo đó các hydratcacbon, mỡ, protein,…., bị phân hủy tạo thành các acid béo, hydro, cồn, acid amin, H2S,….

 Giai đoạn 2: Quá trình lên men kiềm, các sản phẩm của giai đoạn 1 tiếp tục bị phân hủy tạo thành meetan, khí cacbonic, …..

Sau một thời gian nhất định, bùn đã ổn định sẽ được lấy ra bằng xe rút hầm cầu và được vận chuyển đến bãi vệ sinh thích hợp hoặc dung máy ép bùn để nén

thành bánh bùn và được xe chuyên dụng chở đến bãi chứa rác. Phần nước tách ra từ bùn được hoàn lưu về bể gom để tiếp tục xử lý.

3.2.2.8. Thành phần tính chất nước thải:

Thành phần nước thải:

Nước thải sau xử lý có các chỉ tiêu hóa lý cần đạt tiêu chuẩn môi trường về nước thải chế biến thủy sản (cột A, QCVN 11:2008/BTNMT)

Bảng 3-3. Đặc tính nước thải tại đầu vào của Công ty TNHH Đại Thành

TT Thông số đặc trưng Đơn vị Kết quả QCVN 11:2008, cột A

1 pH 8.01 6-9 2 BOD5 mg/l 650 27 3 COD mg/l 2060 45 4 TSS mg/l 570 45 5 Dầu mỡ ĐTV mg/l 84.8 9 6 Tổng N mg/l 142 27 7 Tổng P mg/l 39 3.6 8 Tổng Coliforms MPN/100m l 6.2x105 3000 9 Amoni (theo N) mg/l 38 9 10 Clorine dư 0 0.9

Nguồn: Công ty Đại Thành, 2013

Thành phần nước thải sau khi xử lý:

Thống kê các chỉ tiêu chất lượng nước thải tại nguồn tiếp nhận của nhà máy trong vòng 3 năm (2011, 2012 và đầu năm 2013) được thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 3-22.Kết quả phân tích các chỉ tiêu nước thải sản xuất tại đầu thoát nước của công ty Đại Thành

Ưu, nhược điểm của hệ thống xử lý nước thải:

Đặc điểm của nước thải chế biến thủy sản với nồng độ SS, COD, BOD5 và dầu mỡ cao, do đó phương pháp xử lý nước thải của Công ty TNHH Đại Thành kết hợp các quá trình xử lý cơ học, hóa lý và sinh học là hoàn toàn hợp lý. Trong đó công trình chính là bể tuyển nổi, bể Anaes. Trong hệ thống xử lý nước thải, công đoạn tách dầu mỡ hết sức quan trọng. Cụm tách dầu mỡ của hệ thống bao gồm mương tách dầu mỡ và bể tuyển nổi áp lực kết hợp máy gạt mỡ. Với công nghệ này hệ thống có những ưu nhược điểm như sau:

Ưu điểm:

- Công nghệ được thiết kế đảm bảo đạt quy chuẩn/ tiêu chuẩn xả thải tại nguồn đạt loại A. Nước sau xử lý được xả thải trực tiếp ra sông Tiền. 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 T3/2011 T6/2011 T9/2011 T12/2011 T3/2012 T9/2012 T12/2012 T3/2013 T7/2013

- Hiệu quả xử lý cao đối với các chỉ tiêu quan trọng của nước thải chế biến thủy sản như: khả năng loại bỏ SS> 98%, BOD 97-99%, dầu mỡ gần như 100%, Nito và photpho >90%

- Chi phí vận hành thấp so với các công nghệ xử lý nước thải tương đương (về hiệu quả xử lý và quy định xả thải).

- Chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị vừa phải.

Nhược điểm:

- Do thành phần nước thải dao động lớn nên thời gian lưu nước ở bể điều hòa 6 giờ là rất thấp do đó làm giảm khả năng điều hòa nồng độ nước thải. Đồng thời trong trường hợp các công trình xử lý gặp sự cố cần phải dừng hoạt động thì với thời gian lưu nước như vậy bể điều hòa khó có thể đáp ứng được nhu cầu lưu nước thải của nhà máy trong một ngày hoạt động bình thường.

- Về mặt vận hành, hệ thống được quản lý và vận hành (kiêm nhiệm) bởi 2 cán bộ kỹ thuật của công ty. Hai cán bộ kỹ thuật này chưa được đào tạo bài bản về vấn đề quản lý môi trường nên trong quá trình vận hành việc xử lý sự cố còn lúng túng nhất là sự cố vi sinh.

- Nhà máy không có phòng thí nghiệm phân tích các chỉ tiêu nước thải. Tần suất quan trắc 3 lần/năm, đảm bảo tuân thủ quy định về môi trường, tuy nhiên tần suất như vậy là quá ít để theo dõi sự ổn định của hệ thống.

3.2.2.9. Hiện trạng và vận hành:

- Lưu lượng thực tế: 500m3

/ ngày. - Chi phí đầu tư cho hệ thống: 3 tỷ VNĐ - Chi phí vận hành hệ thống: 3000VNĐ/ m3

3.2.2.10. Hiệu quả của quá trình xử lý:

Kết quả phân tích thực tế từ lần lấy mẫu trực tại hệ thống xử lýnước thải của nhà máy được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3-4. Thành phần nước thải đầu vào, đầu ra và hiệu quả xử lý của hệ thống XLNT của Công ty TNHH Đại Thành

Chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ đầu vào Nồng độ đầu ra xử lý (%) Hiệu quả 11:2008, cột A QCVN

pH 8.01 6.9 - 6-9 BOD5 mg/l 650 13 98 27 COD mg/l 2060 21 98.9 45 TSS mg/l 570 10 98.2 45 Dầu mỡ ĐTV mg/l 84.8 0.5 99.4 9 Tổng N mg/l 142 3.3 97.6 27 Tổng P mg/l 39 1.09 97.4 3.6 Amoni mg/l 38 2.2 94.2 9 Clorine dư mg/l 0 0 0.9 Coliforms MPN/100ml 6.2x105 1500 99.7 3000

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình xử lý nước thải tại một số nhà máy chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)