Bài toán 1. Trong 1 phép lai của 1 cặp ruồi giấm ngời ta thu được 420 con có 140 con đực. Hãy giải thích kết quả của phép lai này?
Tóm tắt cách giải
- Bình thường trong các phép lai tỉ lệ đực: cái phải xấp xỉ 1:1. Trong phép lai này tỉ lệ đực: cái xấp xỉ 1:2 chứng tỏ đã có một số ruồi đực bị chết . Số đực chết tương đương số đực sống (140). Điều này có nghĩa gen lặn gây chết nằm trên NST X.
Quy ước: A không gây chết a gây chết
Sơ đồ lai:
F1 : KG : 1XAXA : 1XAXa : 1XA Y : 1 XaY (gây chết) KH : 2 cái : 1 đực.
Bài toán 2: cho ruồi giấm thuần chủng mắt đỏ cánh nguyên giao phối với ruồi giấm mắt trắng cánh xẻ thu được F1 đồng loạt các ruồi giấm mắt đỏ cánh nguyên. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau F2 thu được:
282 ruồi giấm mắt đỏ cánh nguyên 18 ruồi giấm mắt đỏ cánh xẻ
62 ruồi giấm mắt trắng cánh xẻ 18 ruồi giấm mắt trắng cánh nguyên.
Cho biết mỗi tính trạng do 1 gen quy định, các gen liên kết với nhau trên NST giới tính X, có một số hợp tử quy định ruồi giấm mắt trắng cánh xẻ bị chết.
a) Tính số lượng hợp tử bị chết? b) Tính tần số hoán vị gen ở F1?
Tóm tắt cách giải
a)Số lợng hợp tử bị chết.
Căn cứ vào P và F1→ mắt đỏ, cánh nguyên là các tính trạng trội ; mắt trắng , cánh xẻ là các tính trạng lặn.
Kiểu gen của P: XABXAB x XabY Sơ đồ lai P: XABXAB x XabY F1 : 1 XABXab 1 XABY.
F2 : (Hoán vị gen chỉ xảy ra ở cái vì chứa 2 cặp gen dị hợp)
Đực Cái X AB Y XAB XAB XAB mắt đỏ cánh nguyên XABY Mắt đỏ cánh nguyên Xab XABXab mắt đỏ cánh nguyên XabY mắt trắng cánh xẻ = 62 XAb XABXAb mắt đỏ cánh nguyên XAbY mắt đỏ cánh xẻ = 18 XaB XABXaB mắt đỏ cánh nguyên XaBY mắt trắng cánh nguyên = 18 Theo bảng trên ta có: XABXAb =XABXaB = XAbY = XaBY =18. -Nhận thấy: XABXAB +XABXab +XABY = 282- 36 = 246. XABY = 82. - Theo lí thuyết XABY =XabY = 82 cá thể. - Thực tế có một số hợp tử XabY bị chết do đó còn lại 62, - Số hợp tử bị chết là 82 - 62 = 20. b)Tần số hoán vị gen ở F1. * Theo lí thuyết: f = 18%.
* Thực tế f = 20%( Sai số 2%). 7. Vừa liên kết với giới tính vừa hoán vị gen.
Bài toán1: ở ruồi giấm alen lặn a quy định mắt có màu hạt lựu, liên kết với gen b quy định cánh xẻ. Các tính trạng tương phản là mắt đỏ và cánh bình thường. Kết quả một phép lai P cho những số liệu như sau:
* Ruồi đực F1 - 7,5% mắt đỏ cánh bình thường - 7,5% mắt hạt lựu cánh xẻ - 42,5% mắt đỏ cánh xẻ - 42,5% mắt hạt lựu cánh bình thường. * Ruồi cái F1 - 50%mắt đỏ cánh bình thường - 50% mắt đỏ cánh xẻ
Biện luận và lập sơ đồ lai nói trên.
Tóm tắt cách giải
- Mắt lựu chỉ có ở ruồi đực chứng tỏ gen a nằm trên NST giới tính X. Gen a liên kết với gen b chứng tỏ cả hai gen cùng liên kết với NST X.
+ Ruồi đực F1 có tỉ lệ
- 7,5% mắt đỏ cánh bình thường - 7,5% mắt hạt lựu cánh xẻ
- 42,5% mắt đỏ cánh xẻ - 42,5% mắt hạt lựu cánh bình thường. Đây là tỉ lệ của quy luật hoán vị gen f = 7,5% +7,5% = 15%.
- Ruồi đực F1 có 7,5% mắt đỏ cánh bình thường kiểu gen phải là XAB Y, nhận XAB từ ruồi cái P, nhận Y từ ruồi đực P
- Ruồi đực F1 có 7,5% mắt hạt lựu cánh xẻ kiểu gen phải là Xab Y, nhận Xab từ ruồi cái P, nhận Y từ ruồi đực P.
- Hai giao tử XAB và Xab có tỉ lệ nhỏ chứng tỏ đợc tạo ra từ hoán vị gen. Nên ruồi cái P phải có kiểu gen XAbXaB .
- Ruồi cái F1 có kiểu hình mắt đỏ cánh bình thường phải có kiểu gen: Xab XaB, Ruồi cái F1 còn có kiểu hình mắt đỏ cánh xẻ phải có kiểu gen XAb X-b -> XAb Xab
- Đực của P phải có kiểu gen XabY. Sơ đồ lai
XAbXaB x XabY (Tần số hoán vị f= 15%). (Kết quả thu được phù hợp với tỉ lệ đề bài).
Bài toán 2: ở ruồi giấm gen A quy định cánh bình thường, gen a quy định cánh xẻ . Gen B quy định mắt, đỏ gen b quy định mắt trắng liên kết với nhau trên NST giới tính X.
1. Lai ruồi giấm dị hợp về 2 gen trên với ruồi giấm đực có kiểu hình cánh xẻ mắt trắng. Trình bày phương pháp xác định tần số hoán vị gen.
2. Lai ruồi cái dị hợp về 2 cặp gen trên với ruồi đực có kiểu hình cánh bình thường mắt đỏ. Trình bày phương pháp xác định tần số hoán vị gen. So với trường hợp trên phương pháp này khác ở điểm nào? tại sao có những sai khác đó?
Tóm tắt cách giải:
1. Phép lai ruồi giấm dị hợp về 2 gen trên với ruồi giấm đực có kiểu hình cánh xẻ mắt trắng. P : XAB XAB x Xab Y Đực Cái X ab Y XAB XABXab Mắt đỏ, cánh bình thường XABY Mắt đỏ, cánh bình thường Xab XabXab Mắt trắng, cánh xẻ XabY Mắt trắng, cánh xẻ XAb XAbXab Mắt trắng, cánh bình thường XAbY Mắt trắng, cánh bình thường XaB XaBXab Mắt đỏ, cánh xẻ XaBY Mắt đỏ, cánh xẻ. * Phương pháp xác định tần số hoán vị gen:
-Tần số hoán vị gen bằng tổng tỉ lệ phần trăm các ruồi đực và cái có kiểu hình khác P. + Cách 1: Dựa vào ruồi cái F1
f = % Mắt trắng, cánh bình thường + % Mắt đỏ cánh xẻ. (So với tất cả các con cái) + Cách 2: Dựa vào ruồi đực F1
f = % Mắt trắng, cánh bình thường + % Mắt đỏ cánh xẻ. (So với tất cả các con đực) 1. Phép lai ruồi giấm dị hợp về 2 gen trên với ruồi giấm đực có kiểu hình cánh bình thường mắt đỏ. P : XAB Xab x XAB Y Đực Cái X AB Y XAB XABXAB Mắt đỏ, cánh bình thường XABY Mắt đỏ, cánh bình thường Xab XABXab Mắt đỏ, cánh bình thường XabY Mắt trắng, cánh xẻ XAb XABXAb XAbY
Mắt đỏ, cánh bình thường Mắt trắng, cánh bình thường XaB XABXaB
Mắt đỏ, cánh bình thường
XaBY
Mắt đỏ, cánh xẻ.
* Phương pháp xác định tần số hoán vị gen: Tất cả ruồi cái đều có cánh bình thường mắt đỏ do đó không thể căn cứ vào kiểu hình các con cái để tính tần số hoán vị.
+Dựa vào ruồi đực F1:- f = % đực cánh bình thường mắt trắng + % cánh xẻ, mắt đỏ. (Nếu chỉ tính riêng các ruồi đực)
f = 2(% đực cánh bình thường mắt trắng + % cánh xẻ, mắt đỏ). (Nếu tính chung ruồi đực và cái).
Sự khác nhau:
Phép lai 1 cả đực và cái đều có kiểu hình giống bố mẹ và khác bố mẹ do đó có thể căn cứ vào cả đực và cái để tính tần số hoán vị gen.
Phép lai 2 chỉ có ruồi đực và mới có kiểu hình giốmg bố mẹ và khác bố mẹ do đó chỉ có thể căn cứ vào ruồi đực để tính tần số hoán vị gen.