Kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm I Mục đích yêu cầu

Một phần của tài liệu thiết kế bài giảng mỹ thuật lớp 5 (Trang 102)

III. Mục đích – yêu cầu

kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm I Mục đích yêu cầu

I. Mục đích - yêu cầu

• Giúp HS nhận biết đ−ợc đặc điểm, vị trí các nét thanh, nét đậm trong chữ in hoa.

• HS nâng cao kỹ năng thực hành vẽ trang trí và qua đó cảm nhận đ−ợc vẻ đẹp của các kiểu chữ.

II. Đồ dùng dạy - học

• Bảng mẫu chữ in hoa nét thanh, nét đậm và các kiểu chữ khác.

• Một vài dòng chữ in hoa nét thanh, nét đậm kẻ đúng, đẹp.

• Giấy vẽ, vở thực hành, bút chì, th−ớc kẻ, tẩy, compa, mầu vẽ.

III. Hoạt động dạy - học

Hoạt động dạy Hoạt động học

Hoạt động khởi động

- GV: kiểm tra bài nặn ở nhà và nhận xét, xếp loại.

- HS: Tr−ng bầy sản phẩm.

+ Nhận xét về đặc điểm và cách tạo dáng.

+ Xếp loại cụ thể - GV: Giới thiệu bài mới:

+ Cho HS xem một số kiểu chữ, bìa sách, tạp chí để HS thấy đ−ợc vẻ đẹp của các kiểu chữ. - HS: Chú ý lắng nghe để cảm nhận đ−ợc vẻ đẹp của các kiểu chữ đ−ợc vẽ trang trí. Bài 22

Hoạt động 1

Quan sát - nhận xét

- GV: Cho HS quan sát các mẫu chữ đã đ−ợc chuẩn bị sẵn.

- HS: quan sát.

+ Hình tham khảo trong SGK.

+ Xem hình 1 tr 69 SGK.

- GV: Đặt câu hỏi gợi ý. - HS trả lời. + Em có nhận xét gì về đặc

điểm của các kiểu chữ.

+ Đều là chữ in hoa nh−ng có chữ có nét đều nhau, có chữ có nét to, nét nhỏ. + Chữ in hoa nét thanh nét đậm có đặc điểm gì. + Có nét to, nét nhỏ. - GV: Nhận xét: + Chữ in hoa có nét nhỏ, nét to gọi là chữ in hoa nét thanh nét đậm.

- HS: Chú ý lắng nghe và ghi nhớ.

+ Nét thanh nét đậm tạo cho hình dáng chữ thanh thoát, nhẹ nhàng. Hoạt động 2 Cách vẽ - GV: Vẽ phác lên bảng tạo ra chữ in hoa nét thanh nét đậm cho HS quan sát.

- HS: Quan sát thao tác của GV.

- GV: Đặt câu hỏi gợi ý. - HS: trả lời. + Muốn xác định đúng vị trí

của nét thanh nét đậm trong chữ in hoa các em làm cách nào?

+ Dựa vào cách đ−a nét bút khi kẻ chữ.

+ Nét thanh là nét nh− thế nào?

+ Là nét đ−a lên hoặc là nét ngang (là những nét mảnh).

Hoạt động dạy Hoạt động học

+ Nét đậm? + Là nét kéo xuống (nét nhấn mạnh). - GV: H−ớng dẫn cách vẽ - HS: Chú ý lắng nghe và ghi nhớ. + Tìm khuôn khổ của chữ. + Xác định chiều ngang chiều cao. + Vẽ chữ. + Vẽ nhẹ bằng bút chì các con chữ

và điều chỉnh khoảng cách giữa các từ.

+ Vẽ nét thanh, nét đậm. + Xác định bề rộng của nét thanh nét đậm cho cân đối với chiều cao, chiều ngang các con chữ. (Dùng th−ớc kẻ các nét thẳng; dùng compa hoặc tay vẽ các nét cong).

+ Vẽ mầu + Vẽ theo ý thích cho nền và mầu của dòng chữ. - GV: Bổ sung kiến thức: + Trong một dòng chữ các nét thanh có độ mảnh nh− nhau và các nét đậm có bề rộng bằng nhau. - HS: Chú ý lắng nghe. + Bố cục của dòng chữ phải cân đối với khổ giấy.

+ Mầu ở viền nét chữ vẽ tr−ớc; mầu ở giữa nét chữ vẽ sau. + Tuỳ thuộc vào khổ chữ mà

kẻ nét thanh nét đậm cho phù hợp và l−u ý đoạn chuyển tiếp giữa các nét là những nét cong đều. + HS: xác định khuôn khổ của chữ và khổ giấy vẽ. Hoạt động 3 Thực hành

- GV: Nêu nội dung thực hành. - HS: Vẽ theo sự h−ớng dẫn của GV. + Tập kẻ chữ: A, B, C, O có

nét thanh nét đậm.

+ Vẽ nét thanh nét đậm cho chữ: A, B, C, O vào vở thực hành.

+ Vẽ mầu + Vẽ mầu các con chữ và mầu nền. - GV: Khi HS làm bài tập GV đi

từng bàn h−ớng dẫn HS cách xác định vị trí nét thanh, nét đậm; vẽ mầu phải gọn, mầu các chữ và mầu của nền phải khác nhau. - HS: lắng nghe h−ớng dẫn của GV để làm bài tập cho tốt. + H−ớng dẫn cho HS các thao tác khó nh− vẽ đoạn chuyển tiếp giữa các nét là những nét cong và nét thẳng.

- GV: Yêu cầu HS hoàn thành bài vẽ.

- HS: Chỉnh sửa các nét thanh nét đậm cho các chữ và hoàn thành bài vẽ.

Hoạt động 4

Nhận xét - đánh giá

- GV: Chọn một số bài vẽ của HS để nhận xét.

- HS: Quan sát bài vẽ và lắng nghe ý kiến nhận xét của GV.

+ Bố cục của chữ. + Cân đối với khổ giấy.

+ Hình dáng của chữ. + Có nét thanh nét đậm đều nhau. + Mầu sắc. + Có mầu nền khác với mầu các

chữ.

- GV: Nhận xét chung tiết học - HS: lắng nghe. + Biểu d−ơng các HS có tinh

thần học tập tốt, hoàn thành bài vẽ đẹp.

+ Nhắc nhở các HS ch−a hoàn thành về nhà hoàn thiện nốt bài vẽ.

* Dặn dò:

- Về nhà thực hành thêm vẽ trang trí nét thanh nét đậm cho chữ in hoa. - Quan sát các hoạt động diễn ra hàng ngày để chuẩn bị cho bài vẽ sau.

Vẽ tranh Đề tμi tự chọn

Một phần của tài liệu thiết kế bài giảng mỹ thuật lớp 5 (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)