CƠ QUAN LÃNH SỰ 1 Khái quát cơ quan lãnh sự

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT QUỐC TẾ (Trang 32)

1- Khái quát cơ quan lãnh sự

- Quan hệ lãnh sự là một loại quan hệ đặc thù, gắn bó mật thiết với quan hệ ngoại giao nhưng lại mang tính độc lập với những đặc điểm khác biệt tách khỏi quan hệ ngoại giao.

- Nếu quan hệ ngoại giao mang tính chất đại diện và chính trị, thì quan hệ lãnh sự là quan hệ hành chính - pháp lý quốc tế, được thiết lập trong quan hệ đối ngoại để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân nước mình tại nước nhận lãnh sự. - Quan hệ lãnh sự được thiết lập theo sự thỏa thuận của các quốc gia. Thông thường

việc thiết lập quan hệ ngoại giao sẽ bao hàm cả việc thiết lập quan hệ lãnh sự. Tuy nhiên quan hệ lãnh sự vẫn có thể tiếp tục tồn tại ngay cả khi khi cắt đứt quan hệ ngoại giao. Trong nhiều trường hợp quan hệ lãnh sự được thiết lập khi chưa có quan hệ ngoại giao. - Khi thiết lập quan hệ lãnh sự, các nước cũng thỏa thuận vè việc mở cơ quan lãnh

sự. Ngoài ra một quốc gia có thể đặt một hoặc một số cơ quan lãnh sự của mình tại nước khác.

- Cơ quan lãnh sự là một cơ quan quan hệ đối ngoại của của một nước đặt ở nước ngoài nhằm thực hiện các chức năng lãnh sự trong một khu vực lãnh thổ của nước tiếp nhận trên cơ sở thỏa thuận giữa hai quốc gia hữu quan

2- Tổ chức của cơ quan lãnh sự

- Hiện nay cơ quan lãnh sự bao gồm: + Tổng lãnh sự quán, đứng đầu là tổng lãnh sự + Lãnh sự quán, đứng đầu là lãnh sự

+ Phó lãnh sự quán, đứng đầu là phó lãnh sự + Đại lý lãnh sự quán, đứng đầu là đại lý lãnh sự

- Việc xếp hạng cơ quan lãnh sự do sự thỏa thuận giữa hai quốc gia. Trong thực tiễn, các quốc gia thường thỏa thuận đặt tổng lãnh sự quán và lãnh sự quán

- Thành viên của một cơ quan lãnh sự bao gồm:

+ Viên chức lãnh sự bao gồm người đứng đầu cơ quan lãnh sự (hoặc trưởng phòng lãnh sự của cơ quan đại diện ngoại giao), lãnh sự, tham tán, bí thư lãnh sự, tùy viên lãnh sự. Thông thường viên chức lãnh sự là công dân của nước cử lãnh sự.

+ Nhân viên lãnh sự gồm những người thực hiện công việc hành chính, kỹ thuật trong cơ quan lãnh sự.

+ Nhân viên phục vụ là người làm công việc phục vụ nội bộ trong cơ quan lãnh sự..

3- Chức năng của cơ quan lãnh sự

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia, công dân và pháp nhân nước mình tại nước tiếp nhận.

- Khuyến khích việc phát triển buôn bán và thúc đẩy các quan hệ kinh tế, khoa học - kỹ thuật và văn hóa giữa nước mình với nước sở tại.

- Cấp hộ chiếu, giấy thông hành cho công dân nước mình, cấp thị thực nhập cảnh cho những người muốn đến nước mình.

- Thực hiện chức năng công chứng một số loại giấy tờ, tài liệu cho công dân, pháp nhân nước mình ở nước sở tại và các công việc hành chínhkhác như chứng nhận, đăng ký hộ tịch: sinh, tử, kết hôn,... xử lý tài sản của công dân nước mình ở khu vực lãnh sự khi không có người thừa kế.

- Giới thiệu người đại diện hoặc tự mình làm đại diện cho công dân nước mình trong quá trình tố tụng tại nước tiếp nhận khi công dân đó không có khả năng tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

- Trường hợp công dân nước mình bị bắt, tạm giữ, tạm giam ở nước sở tại, viên chức lãnh sự có quyền thăm hỏi, tiếp xúc và áp dụng các biện pháp đảm bảo đại diện pháp lý cho người đó. Chức năng này phải được thực hiện phù hợp với pháp luật của nước sở tại.

- Thực hiện các trách nhiệm đối với tầu thuyền, máy bay, thủy thủ đoàn, phi hành đoàn của nước mình tại khu vực lãnh sự và có một số quyền hạn nhất định đối với các tàu thuyền, máy bay này

4- Quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự

a- Quyền ưu đãi và miễn trừ của cơ quan lãnh sự

- Về cơ bản quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự tương tự như quyền ưu đãi và miễn trừ ngọai giao. Tuy nhiên có các điểm đáng chú ý sau đây:

- Trong trường hợp có hỏa hoạn hoặc một tai biến nào khác cần biện pháp bảo vệ khẩn cấp thì chính quyền nước sở tại có thể vào trụ sở cơ quan lãnh sự và mặc nhiên coi như người đứng đầu cơ quan lãnh sự đồng ý.

- Trong trường hợp cần thiết vì lý do an ninh quốc phòng hoặc công ích xã hội thì nước tiếp nhận lãnh sự có thể trưng dụng trụ sở, đồ đạc, tài sản và phương tiện đi lại với điều khoản phải có sự bồi thường hợp lý và kịp thời

- Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại có lý do chính đáng để nghi ngờ là trong vali có tài liệu khác không phục vụ cho hoạt độngcủa cơ quan lãnh sự thì cơ quan đó có quyền yêu cầu đại diện có thẩm quyền của nước cử lãnh sự mở vali để khám. Nếu nhà chức trách nước cử lãnh sự không đồng ý thì vali đó phải được gửi trả lại nơi xuất phát

b- Quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho viên chức lãnh sự

- Tương tự như các quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho viên chức ngọai giao. Tuy nhiên có mấy điểm khác nhau đáng chú ý sau:

- Các viên chức lãnh sự có thể bị truy tố về hình sự, bị bắt hoặc tạm giữ để chờ xét xử trong trường hợp phạm trọng tội và theo quyết định của cơ quan tư pháp có thẩm quyền của nước tiếp nhận.

- Viên chức lãnh sự có thể được mời ra làm chứng trước Tòa án nước sở tại nhưng không bắt buộc phải cung cấp chứng cứ về các vấn đề liên quan đến việc thực hiện chức năng của mình

Các bạn có thể tham khảo các tài liệu khác ở đây:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT QUỐC TẾ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w