CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT QUỐC TẾ (Trang 28)

1- Khái niệm

Cơ quan của một quốc gia đóng trên lãnh thổ của một quốc gia khác để thực hiện quan hệ ngoại giao với quốc gia sở tại và với các cơ quan đại diện ngoại giao của các quốc gia khác ở quốc gia sở tại

2- Phân loại

Đại sứ quán: Là cơ quan đại diện ngoại giao cao nhất của một nước ở nước ngoài.

Đứng đầu là đại sứ đặc mệnh toàn quyền.

Công sứ quán: là cơ quan đại diện ngoại giao gần giống như đại sứ quán nhưng ở

mức thấp hơn. Đứng đầu là công sứ đặc mệnh toàn quyền

Đại biện quán: người đứng đầu là đại biện (đại diện thường trú). Là hình thức quá độ

để tiến lên cơ quan đại diện ngoại giao ở cấp cao hơn.

3- Chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao

Đại diện (thay mặt) cho nước cử đại diện tại nước nhận đại diện

Bảo vệ quyền lợi của nước cử đại diện và công dân nước đó tại nước nhận đại diện trong phạm vi luật quốc tế thừa nhận

Đàm phán với chính phủ nước nhận đại diện

Tìm hiểu bằng những phương tiện hợp pháp điều kiện và sự tiến triển của tình hình nước nhận đại diện và báo cáo tình hình đó cho nước mình

Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và phát triển quan hệ kinh tế, văn hóa và khoa học giữa nước cử và nước nhận đại diện

Ngoài ra, theo Đ. 3 K. 2 Công ước Vienna 1961 về quan hệ ngoại giao thì cơ quan đại diện ngoại giao có thể đồng thời thực hiện cả các chức năng lãnh sự.

4- Cấp bậc và hàm ngoại giao

a- Cấp bậc ngoại giao

Là cấp của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao và được ấn định theo sự thỏa thuận của các quốc gia hữu quan. Như vậy, Cấp bậc ngoại giao do luật quốc tế điều chỉnh. Theo Công ước Viên 1961 có các cấp bậc ngoại giao sau đây:

+ Cấp Đại sứ (hoặc Đại sứ của Giáo hoàng) do nguyên thủ quốc gia bổ nhiệm. + Cấp Công sứ (hoặc Công sứ của Giáo hoàng) do nguyên thủ quốc gia bổ nhiệm. + Cấp Đại biện do Bộ trưởng Bộ ngoại giao bổ nhiệm (hầu như không còn).

Phân biệt cấp đại biện với đại biện lâm thời: đại biện lâm thời là người tạm thời thực hiện chức năng của người đứng đầu đại sứ quán khi không có vị đại sứ.

b- Hàm ngoại giao

Hàm ngoại giao là chức danh của viên chức ngoại giao phong cho công chức ngành ngoại giao đẻ thực hiện công tác đối ngoại ở trong và ngoài nước Nhìn chung, ở các nước đều có các hàm ngoại giao sau: Đại sứ, Công sứ, Tham tán, Bí thư thứ nhất, thứ hai, thứ ba, Tùy viên.

c- Chức vụ ngoại giao

Chức vụ ngoại giao là chức vụ được bổ nhiệm cho viên chức ngoại giao công tác trong các cơ quan quan hệ đối ngoại ở nước ngoài.

Chức vụ ngoại giao thường tương đương với hàm ngoại giao của người được bổ nhiệm. Tuy nhiên, những người không phải là công chức ngành ngoại giao cũng có thể được bổ nhiệm chức vụ ngoại giao.

5- Khởi đầu và kết thúc chức vụ của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao

- Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao bắt đầu thực hiện chức năng của mình từ thời điểm do pháp luật từng nước qui định, có thể là:

+ Từ thời điểm trình quốc thư (Việt Nam).

+ Từ thời điểm thông báo về ngày đến nước tiếp nhận.

+ Từ thời điểm trình bản sao thư ủy nhiệm lên bộ trưởng ngoại giao nước tiếp nhận.

- Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao kết thúc hoạt động của mình trong các trường hợp sau:

+ Hết nhiệm kỳ công tác; + Bị triệu hồi về nước;

+ Ngừơi đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao bị nước tiếp nhận tuyên bố bất tín nhiệm (persona non grata);

+ Từ trần; + Từ chức;

+ Xung đột vũ trang giữa hai nước;

+ Quan hệ ngoại giao giữa hai nước bị cắt đứt;

+ Khi một trong hai nước không còn tồn tại với tư cách là chủ thể của Luật quốc tế; + Khi một trong hai nước có sự thay đổi chính phủ bằng con đường không hợp hiến.

Cơ cấu tổ chức của các cơ quan đại diện ngoại giao được sắp xếp khác nhau và được quy định căn cứ vào truyền thống và đặc trưng của các mối quan hệ với nước tiếp nhận. Thông trường, bao gồm các phòng như chính trị, kinh tế, văn hóa, lãnh sự, tuỳ viên quân sự, văn phòng.

Thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao bao gồm trưởng cơ quan đại diện ngoại giao và những nhân viên của cơ quan đại diện ngoại giao. Bao gồm

Viên chức ngoại giao: bao gồm những người có hàm hoặc chức vụ ngoại giao (người

có thân phận ngoại giao) như đại sứ, công sứ, đại biện, tham tán, các tùy viên, các bí thư thứ nhất, thứ hai và thứ ba.

Nhân viên hành chính - kỹ thuật là những người thực hiện các chức năng hành chính -

kỹ thuật của cơ quan đại diện: văn thư, kế toán, tài vụ, phiên dịch, đánh máy,...

Nhân viên phục vụ là những người không có hàm ngoại giao, làm công việc phục vụ

cho cơ quan đại diện ngoại giao: lái xe, gác cổng, nhân viên làm vườn, nấu ăn,... - Về nguyên tắc, viên chức ngoại giao phải là công dân của nước cử đại diện. Công dân

của nước nhận đại diện hoặc công dân của nước thứ ba cũng có thể giữ chức vụ này nhưng phải được sự đồng ý của nước nhận đại diện, còn nhân viên hành chính - kỹ thuật và nhân viên phục vụ không cần có sự đồng ý này.

7- Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao

- Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao là quyền và ưu đãi đặc biệt mà nước tiếp nhận, phù hợp với luật quốc tế, dành cho cơ quan đại diện ngoại giao và thành viên của cơ quan này cũng như thành viên trong gia đình của họ, nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan và thành viên của cơ quan hoàn thành một cách có hiệu quả chức năng của họ

- Quyền ưu đãi và miễn trừ bao gồm:

+ Quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao

+ Quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho viên chức ngoại giao và các thảnh viên khác

a- Quyền ưu đãi và miễn trừ của cơ quan đại diện ngoại giao

- Quyền bất khả xâm phạm về trụ sở:Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao là toà

nhà hoặc bộ phận nhà cửa và đất đai thuộc nhà đó, bất kể chủ nó là ai mà đã dùng vào công việc của đoàn (trong đó bao gồm cả nhà ở của trưởng đoàn).

- Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao là bất khả xâm phạm. Chính quyền của nước tiếp nhận không được phép vào trong mọi trường hợp nếu như không được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao.

- Nước tiếp nhận có nghĩa vụ đặc biệt phải thi hành mọi biện pháp thích đáng để nhà cửa của cơ quan không bị xâm chiếm hoặc làm hư hại, an ninh của cơ quan không bị quấy rối hoặc phẩm cách, danh dự của cơ quan không bị xâm hại

- Tài sản trong trụ sở cũng như các phương tiện đi lại không bị khám xét, trưng

dụng, tịch thu hoặc áp dụng các biện pháp thi hành án

- Hồ sơ lưu trữ và tài liệu của cơ quan đại diện ngoại giao là bất khả xâm phạm bất

kể thời gian và địa điểm, ngay cả trong trường hợp quan hệ ngoại giao giữa hai nước bị cắt đứt.

- Quyền miễn thuế và lệ phí: trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao cũng như các khoản

tiền mà cơ quan thu được từ hoạt động chính thức của mình được miễn tất cả các thứ thuế là lệ phí, trừ tiền trả cho các dịch vụ cụ thể.

- Quyền tự do liên lạc bằng tất cả các phương tiện hợp pháp với chính phủ nước

mình, với các cơ quan đại diện ngoại giao khác và với các cơ quan lãnh sự nước mình đóng trên lãnh thổ nước sở tại hoặc nước thứ ba

- Quyền bất khả xâm phạm về bưu phẩm thư tín ngoại giao: vai li ngoại giao, thư tín

không bị mở ra hoặc giữ lại.

- Quyền được treo quốc kỳ và quốc huy tại trụ sở, kể cả nhà riêng và phương tiện đi lại của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao.

b- Quyền ưu đãi và miễn trừ của viên chức ngoại giao

- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể một cách tuyệt đối. Viên chức ngoại giao

không thể bị bắt hoặc giam giữ dưới bất kỳ hình thức nào. Nước nhận đại diện phải đối xử với sự kính trọng thích đáng và có những biện pháp hợp lý để tránh xúc phạm đến thân thể, tự do và phẩm cách của họ

- Quyền bất khả xâm phạm về nhà ở, tài liệu, thư tín, phương tiện đi lại

- Quyền tự do đi lại trong phạm vi mà pháp luật của nước sở tại quy định, trừ những

vùng lãnh thổ có quy định riêng vì lý do an ninh và bí mật quốc gia - Quyền miễn trừ xét xử tuyệt đối về hình sự và hành chính

- Quyền miễn trừ xét xử dân sự của nước sở tại. Tuy nhiên, quyền này chỉ mang tính

chất tương đối và có 3 trường hợp ngoại lệ là:

+ Vụ kiện về một bất động sản tư trên lãnh thổ nước tiếp nhận thuộc sở hữu của viên chức ngoại giao

+ Vụ kiện về thừa kế nếu viên chức ngoại giao là người chấp hành di chúc, người quản lý, người thừa kế hoặc người được hưởng gia tài theo di chúc với tư cách cá nhân

+ Vụ kiện về một nghề nghiệp tư do hoặc hoạt động thương mại của viên chức ngoại giao ở nước tiếp nhận ngoài chức năng chính thức của mình

- Việc làm chứng, ngoài ra, viên chức ngoại giao không bắt buộc phải ra tòa để làm

chứng.

- Quyền miễn thuế và ưu đãi hải quan

- Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao áp dụng đối với thành viên trong gia đình của viên chức ngoại giao. Các quyền ưu đãi và miễn trừ cá nhân kể trên cũng được dành

cho các thành viên trong gia đình viên chức ngoại giao, nếu họ không phải là công dân

nước sở tại

c- Quyền ưu đãi và miễn trừ của nhân viên hành chính kỹ thuật và nhân

viên phục vụ:

- Nhân viên hành chính - kỹ thuật và thành viên trong gia đình họ, nếu không phải là công dân của nước tiếp nhận hoặc không có nơi cư trú thường xuyên ở nước này, được hưởng các quyền ưu đãi tương đương với viên chức ngoại giao. Tuy nhiên, có một số hạn chế hơn như: đối với quyền tự do đi lại (hạn hẹp hơn), quyền ưu đãi hải quan (ít hơn) và quyền ưu đãi miễn trừ xét xử dân sự và xử lý hành chính chỉ áp dụng khi họ thừa hành công vụ.

- Nhân viên phục vụ, nếu không phải là công dân nước sở tại hoặc không có nơi cư trú thường xuyên ở nước sở tại thì được hưởng quyền miễn trừ đối với các hành vi thực hiện trong khi thừa hành công vụ của mình và được miễn các thứ thuế đánh vào tiền công lĩnh về công vụ của mình, cũng như các quyền miễn trừ các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội hiện hành ở nước nhận đại diện

- Nếu nhân viên hành chính - kỹ thuật và nhân viên phục vụ là những người thuộc quốc tịch nước nhận đại diện hoặc có nơi cư trú thường xuyên ở nước sở tại thì họ chỉ được hưởng những quyền ưu đãi và miễn trừ trong chừng mực mà nước sở tại dành cho họ.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT QUỐC TẾ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w