KHÁI NIỆM LUẬT NGOẠI GIAO VÀ LÃNH SỰ 1 Khái niệm:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT QUỐC TẾ (Trang 27)

1- Khái niệm:

Luật ngoại giao và lãnh sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc tế, bao gồm tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh quan hệ về tổ chức và hoạt động của các cơ quan quan hệ đối ngoại nhà nước cùng các thành viên của các cơ quan này, đồng thời cũng điều chỉnh các vấn đề về quyền ưu đãi và miễn trừ của tổ chức quốc tế liên Chính phủ cùng thành viên của nó

2- Nguồn của luật ngoại giao và lãnh sự:

a- Các điều ước quốc tế đa phương:

Điều ước quốc tế đa phương đầu tiên là Nghị định thư năm 1815, còn gọi là quy chế Vienna, sau đó được bổ sung vào năm 1818 quy định về hàm ngoại giao của đại diện ngoại giao. Các điều ước quốc tế đa phương điều chỉnh luật ngoại giao và lãnh sự bao gồm:

+ Công ước Vienna 1961 về quan hệ ngoại giao, có hiệu lực từ 1964 (Việt Nam tham gia năm 1980)

+ Công ước Vienna 1963 về quan hệ lãnh sự, có hiệu lực từ 1967 (Việt Nam tham gia năm 1992)

+ Công ước năm 1946về quyền ưu đãi và miễn trừ của LHQ

+ Công ước năm 1947về quyền ưu đãi và miễn trừ của các tổ chức chuyên môn của LHQ

+ Công ước Vienna 1975 về cơ quan đại diện của các quốc gia tại các tổ chức quốc tế phổ cập

+ Công ước năm 1977 về ngăn ngừa và trừng trị các tội phạm chống những cá nhân được hưởng sự bảo hộ quốc tế

+ Công ước năm 1980 về quy chế pháp lý, các ưu đãi và miễn trừ của các tổ chức liên chính phủ

Trong đó, hai Công ước Công ước Vienna năm 1961 về quan hệ ngoại giao và Công ước Vienna năm 1963 về quan hệ lãnh sự giữ vị trí quan trọng nhất, được thừa nhận rộng rãi trong quan hệ đối ngoại giữa các chủ thể của luật quốc tế.

b- Các điều ước quốc tế song phương:

Các điều ước quốc tế song phương được ký kết giữa LHQ và các tổ chức chuyên môn của LHQ với các quốc gia nơi đặt trụ sở của các tổ chức này. Ngoài ra trong quan hệ lãnh sự, các hiệp định song phương được ký kết giữa các quốc gia hữu quan nhằm thiết lập quan hệ lãnh sự và điều chỉnh những vấn đề có liên quan đến tổ chức và hoạt động của các cơ

c- Pháp luật quốc gia:

Các văn bản pháp luật do quốc gia ban hành quy định việc thực hiện các điều ước quốc tế về quan hệ ngoại giao và lãnh sư; chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng ngoại giao và lãnh sự và tổ chức hoạt động của các cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự nước mình đặt tại nước ngoài.

d- Tập quán quốc tế

Trước khi có các Công ước quốc tế ra đời thì các tập quán quốc tế giữ vai trò rất quan trọng, được xem là nguồn xa xưa nhất của luật ngoại giao và lãnh sự. Ngày nay, các tập quán quốc tế vẫn có vai trò quan trọng trong điều chỉnh các quan hệ ngoại giao và lãnh sự.

3- Hệ thống các cơ quan quan hệ đối ngọai của nhà nước:

Là hệ thống cơ quan do nhà nước lập ra, thực hiện chức năng đại diện của nhà nước (thay mặt nhà nước) trong những quan hệ chính thức với các nước khác, với các tổ chức quốc tế và với các chủ thể khác của luật quốc tế.

Các cơ quan quan hệ đối ngoại ở trong nước, bao gồm các cơ quan đại diện chung (Nguyên thủ quốc gia, Nghị viện (quốc hội), Chính phủ và người đứng đầu chính phủ, Bộ Ngoại giao và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao); Cơ quan đại diện chuyên ngành: bao gồm: cácc Bộ và cơ quan ngang Bộ cũng như các Uy ban Nhà nước trong những lĩnh vực chuyên môn ... Các cơ quan quan hệ đối ngoại ở nước ngoài: dựa vào chức năng có thể chia thành hai loại: • Các cơ quan thường trực ở nước ngoài: bao gồm: Các cơ quan đại diện ngoại

giao, cơ quan lãnh sự và các cơ quan đại diện thường trực của quốc gia tại các tổ chức quốc tế

Các cơ quan không thường trực: bao gồm:cácphái đoàn đại diện đặc biệt (ad hoc),

phái đoàn đi dự hội nghị quốc tế, đàm phán quốc tế, tham chính thức nước ngoài

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LUẬT QUỐC TẾ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w