trong môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, thị trường tiền tệ có nhiều diễn biến phức tạp khó lường nhưng CN NHTM công thương Phúc Yên đã cố gắng vượt qua khó khăn, thử thách, đoàn kết, vững vàng, sáng tạo, tìm ra hướng đi phù hợp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. CN luôn là đơn vị có mức tăng trưởng nguồn vốn cao và chiếm 15% trên địa bàn, là CN thường xuyên có nguồn vốn gửi về Hội sở chính với số tiền lớn (từ 200 tỷ đồng đến 500 tỷ đồng); là chi nhánh được khách hàng đánh giá cao. Trong 5 năm liên tục, CN luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu được giao về huy động vốn, đảm bảo chất lượng và hiệu quả kinh doanh.
2.2.2. Chiến lược huy động vốn tại NHTMCP CT VN – CN Phúc Yên trong nhữngnăm qua năm qua
Xác định rõ được tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn đối với hoạt động kinh doanh, ngân hàng công thương Phúc Yên luôn xây dựng chiến lược và kế hoạch huy động vốn phù hợp với từng thời kỳ. Trọng tâm chiến lược huy động vốn của NHTMCPCT Phúc Yên tập trung vào những nội dung chính sau đây:
- Thực hiện hiệu quả kế hoạch huy động vốn do NHTMCPCTVN giao xuống hàng năm (bao gồm: tổng lượng vốn huy động, chính sách lãi suất, cơ cấu nguồn vốn…). Đồng thời triển khai thành công các đợt huy động vốn theo chủ trương của NHTMCPCTVN như kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi…
- Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn trên địa bàn bằng nhiều hình thức như: tăng cường quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm huy động vốn, đặc biệt là sản phẩm mới tới khách hàng, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ huy động vốn, cải tiến phong cách giao dịch, thực hiện chính sách lãi suất hợp lý.
- Tích cực tìm kiếm ổn định, có chi phí thấp. Tăng tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn của các TCKT, chú trọng đến công tác huy động tiền gửi từ dân cư trên địa bàn.
- Phấn đấu tăng thị phần huy động vốn, đặc biệt là tiền gửi dân cư trên địa bàn, duy trì nguồn vốn an toàn, ổn định và phát triển.
2.2.3. Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn tại NHTMCPCT Phúc Yên
Đây là những nhóm nhân tố thuộc môi trường kinh doanh và bản thân của chi nhánh Phúc Yên, mỗi nhân tố có ảnh hưởng khác nhau, tạo ra những thuận lợi và khó khăn nhất định tới hoạt động huy động vốn của chi nhánh.
2.2.3.1. Nhân tố khách quan
- Sự cạnh tranh gay gắt trong huy động vốn của các NHTM trên địa bàn thị xã Phúc Yên. Cùng với sự mở rộng và phát triển kinh tế của thị xã Phúc Yên nói chung và sự hình thành các khu công nghiệp mới trên địa bàn nói riêng, các ngân hàng đã tích cực mở thêm các chi nhánh, phòng giao dịch; điều này đã tạo ra khó khăn và thách thức cho hoạt động kinh doanh của NHTMCPCT Phúc Yên, đặc biệt là công tác huy động vốn.
Trong năm 2009 và đầu năm 2010, số lượng các chi nhánh ngân hàng tại thị xã Phúc Yên đã tăng lên 11 chi nhánh và phòng giao dịch (trong đó có 2 chi nhánh cấp 1 của các NHTMCP quốc doanh và 9 chi nhánh, PGD của các NHTMCP). Với số lượng ngân hàng lớn trên địa bàn nhỏ hẹp như vậy có thể thấy sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn. Các chi nhánh, PGD mới mở, nhất là của NHTMCP với chính sách lãi suất và sản phẩm hấp dẫn đã thu hút được một lượng lớn người dân đến gửi tiền, giành mất một phần không nhỏ khách hàng truyền thống của những ngân hàng hoạt động lâu năm trên địa bàn (trong đó có NHTMCPCT Phúc Yên). Do đó để có thể cạnh tranh, giành lại thị phần đã mất, chi nhánh Phúc Yên phải có cách thức, biện pháp huy động vốn mới hấp dẫn hơn dựa trên những sản phẩm hiện có. Như vậy đây cũng là
một động lực thúc đẩy hoạt động huy động vốn của chi nhánh bên cạnh sự cạnh tranh gay gắt mà ngân hàng đang gặp phải.
- Sự phát triển của thị xã Phúc Yên: đây là nơi tập trung thu hút nhiều vốn đầu tư với những khu công nghiệp tập trung và những dự án quy hoạch dân cư lớn của tỉnh Vĩnh Phúc, hứa hẹn một sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong tương lai.
Trong những năm qua, nhất là khi 2 công ty lớn là Toyota và Honda cùng nhiều công ty liên doanh khác xây dựng nhà máy và đi vào hoạt động trên địa bàn, kinh tế thị xã Phúc Yên có nhiều khởi sắc. Nếu như trước kia hơn 90% người dân sống bằng nghề nông, thì nay chỉ còn khoảng hơn 40% do các khu công nghiệp đã hút được một lượng lớn lao động vào làm viêc, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn; đồng thời mở ra nhiều ngành nghề mới cho người dân sống quanh các nhà máy lớn như xây nhà cho thuê, buôn bán nhỏ…đời sống của người dân được cải thiện tích cực, cuộc sống đã khá hơn trước, tích lũy cũng nhiều hơn. Đây là dấu hiệu tích cực, tạo cơ hội cho hoạt động huy động vốn của các ngân hàng nói chung và NHTMCPCT Phúc Yên nói riêng.
- Sự biến động của lãi suất thị trường: Trong những năm qua, tình hình giá cả và lãi suất trên thị trường trong nước và quốc tế có nhiều biến động như cuộc khủng hoảng của nền kinh tế Mỹ trong năm 2008-2009 và mới đây là những khủng hoảng về nợ công của các nền kinh tế trong khu vực sử dụng đồng tiền chung Châu Âu, ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong nước. Các ngân hàng trong nước thi nhau chạy đua về lãi suất, đặc biệt là các NHTMCP có biểu lãi suất rất cao, cuộc chạy đua về lãi suất làm cho sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thêm gay gắt, dù chênh lệch lãi suất giữa các ngân hàng không lớn lắm nhưng nó ảnh hưởng mạnh tới tâm lý người gửi tiền. Vì khi có ý định gửi tiền tiết kiệm người ta có xu hướng so sánh lãi suất nên bị hấp dẫn bởi các mức lãi suất cao hơn. Trong khi đó, mức lãi suất hiện nay của NHTMCPCT Phúc Yên thấp hơn so với lãi suất của các NHTM khác trên địa bàn. Điều này dễ hiểu bởi NHTMCP Phúc Yên phải thực hiện theo chính sách lãi suất của NHTMCPCTVN, khó có thể điều chỉnh lãi suất nếu không có sự chỉ đạo từ NHTMCPCTVN. Do vậy, chi nhánh Phúc Yên khó có thể cạnh tranh về mặt lãi suất
với các NHTM trên địa bàn. Đây cũng là một điểm bất lợi cho hoạt động huy động vốn của chi nhánh để thu hút vốn chi nhánh phải cạnh tranh phi lãi suất bằng các hình thức như: tặng quà khuyến mãi, tổ chức đợt huy động vốn có dự thưởng vào những thời điểm thích hợp…Nếu làm tốt những biện pháp trên thì lượng vốn huy động vào của chi nhánh vẫn cao và lợi nhuận thu được ổn đinh. Lý do là cạnh tranh bằng lãi suất có thể hấp dẫn người gửi tiền nhưng chi phí huy động tăng, làm cho lợi nhuận giảm.
Mặt khác, trong 2 năm qua chỉ số lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng cao cũng gây ra tâm lý e ngại của người dân gửi tiền VNĐ dài hạn vào hệ thống ngân hàng; điều này dẫn tới việc người dân chuyển sang đầu tư vào bất động sản hoăc tích trữ dưới dạng vàng và ngoại tệ mạnh. Do vậy, các ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn dài hạn để đáp ứng nhu cầu cho vay trung và dài hạn của mình.
- Sự chỉ đạo của chính phủ, NHNN, NHTMCPCTVN: trong những năm gần đây có thể nói rằng Chính phủ và NHNN luôn tạo điều kiện cho các NHTM bằng việc ban hành nhiều quy đinh khuyến khích, đồng thời bảo vệ hoạt động huy động vốn của ngân hàng như Bảo hiểm tiền gửi (Nghị định 89/1999/NĐ-CP), Tài khoản tiền gửi (1284/2002/QĐ-NHNN)…đã giúp các NHTM huy động vốn đúng hướng, đúng cách.
2.2.3.2. Nhân tố chủ quan
Đây là nhóm nhân tố thuộc bản thân NHTMCPCT Phúc Yên, thể hiện năng lực hoạt động và sự chủ động của chi nhánh trong công tác huy động vốn trên địa bàn
- Chính sách huy động vốn của chi nhánh: chính sách huy động vốn là kim chỉ nam cho hoạt động huy động vốn của mỗi ngân hàng. Một chính sách huy động vốn hiệu quả phải được lập ra dựa trên kế hoạch hoạt động chung của ngân hàng, sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo ngân hàng và việc nghiên cứu những đặc điểm của thị trường huy động vốn. Chính sách huy động vốn của NHTMCPCT Phúc Yên được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa chính sách của NHTMCPCTVN và đặc điểm cụ thể trên địa bàn. Đây là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của chi nhánh
- Nhân sự và công nghệ thông tin: Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chi nhánh NHTMCPCT Phúc Yên có một ban lãnh đạo gồm những người có trình độ và giàu kinh nghiệm, trình độ lý luận cao. Bên cạnh đó là đội ngũ nhân viên với tuổi đời trẻ, nhiệt tình, sáng tạo, thành thạo nghiệp vụ. Về mặt công nghệ thông tin, chi nhánh đã thực hiện ứng dụng thành công phần mềm hiện đại, hỗ trợ tích cực cho công tác huy động vốn.
- Mạng lưới huy động vốn của chi nhánh: Ngoài trụ sở chính đặt tại trung tâm thị xã Phúc Yên, chi nhánh còn có 3 PGD đặt tại những vị trí quan trong, nhiều dân cư và doanh nghiệp. Đây là một lợi thế của chi nhánh so với các ngân hàng khác.
- Uy tín của chi nhánh: NHTMCPCT Phúc Yên là một trong những chi nhánh cấp 1 hoạt động mạnh của NHTMCPCTVN; đồng thời chi nhánh là một trong những ngân hàng hoạt động lâu nhất trên địa bàn thị xã Phúc Yên (hơn 10 năm). Do vậy chi nhánh có một lượng khách hàng truyền thống lớn so với các NHTM khác trên cùng địa bàn. Đây là một điểm thu hút nhiều người dân và doanh nghiệp đến gửi tiền vì tâm lý của người gửi tiền bao giờ cũng mong muốn gửi tại nơi có uy tín và an toàn nhất.
2.2.4. Phân tích hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh từ năm 2007 đến năm 2009
Chỉ tiêu
Đơn
vị
tính
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
T/hiện T/hiện T/hiện
a- Tổng nguồn vốn huy động Tỷ đồng 972,6 830 1.322 Trong đó: Vốn huy động tại chỗ - 972,6 830 1.322 b- Tổng dư nợ cho vay - 490,1 617 792 c- Tỷ lệ nợ xấu 0,15% 0,36% 0,5% d- Lợi nhuận Tỷ đồng 12,38 21,3 26,0 e-Lợi nhuận hạch toán nội bộ/1LĐ Triệu đồng 285 465 448
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi Nhánh Phúc Yên)
Năm 2008: tổng nguồn vốn huy động là 830 tỷ đồng (giảm 142,6 tỷ đồng so với năm 2007). Điều này có thể bất thường đối với hoạt động của một ngân hàng. Tuy nhiên xét bối cảnh chung toàn thị trường tài chính năm 2008 thì đây là một con số vẫn rất khả quan. Năm 2008 có thể coi là năm “khủng hoảng các ngân hàng thương mại Việt Nam” khi NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu. Tỷ lệ lạm phát cao, giá vàng tăng nhanh khiến người dân đổ xô đi rút tiền chuyển sang đầu tư vào chứng khoán, vàng , ngoại tệ mạnh, bất động sản. Các NHTM bước vào cuộc chạy đua về lãi suất khiến cho lãi suất tiền gửi cao, nhiều ngân hàng lên tới 20%/năm. Lãi suất tiền vay cao đỉnh điểm là 21%/năm; điều này khiến các doanh nghiệp sản xuất lao đao, không dám đầu tư sản xuất vì lợi nhuận thu được có khi không đủ để trả nợ ngân hàng.
Trong bối cảnh kinh tế trên, NHTMCPCT Phúc Yên cũng không tránh khỏi “cơn bão tài chính đó”.
- Năm 2009: tổng nguồn vốn huy động đạt 1322 tỷ đồng, tăng thêm 492 tỷ đồng so với năm 2008. Con số này là một minh chứng cho thấy hướng đi và biện pháp trong công tác huy động vốn của chi nhánh là đúng đắn, phù hợp với xu thế của thị trường tài chính. Chi nhánh không chỉ có những biện pháp tích cực thu hút lại nguồn vốn giảm đi trong năm 2008 mà còn tăng thêm 349,4 tỷ đồng.
* Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng:
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng của CN Phúc Yên 2007-2009
(Đơn vị tính: Tỷ đồng)
Đối tượng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số lượng Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Tổ chức 602.6 515 -14,5% 917 +78%
Dân cư 370 315 -14,9% 405 +28,6%
Chênh lệch 232.6 200 512
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi Nhánh Phúc Yên)
Qua bảng số liệu trên ta có thể nhận định chung về cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng của NHTMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên như sau:
- Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế luôn cao hơn nguồn vốn huy động từ dân cư. Cùng với tổng nguồn vốn huy động, khoảng cách chênh lệch giữa huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế ngày càng cao (từ 200 tỷ đồng năm 2008 lên tới 512 tỷ đồng năm 2009). Điều này trái ngược với tình hình chung về huy động vốn của các NHTM Việt Nam hiện nay: tỷ lệ tiền gửi huy động từ dân cư luôn chiếm hơn 50% trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng.
- Nguyên nhân của tình trạng này có thể do khả năng tích lũy của dân cư trên địa bàn chưa cao và đặc biệt là chính sách huy động vốn của chi nhánh có thể chưa chú ý đến huy động vốn từ dân cư. Nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế của chi nhánh
luôn chiếm 60%-70% nguồn vốn của chi nhánh. Điều này có thể lý giải là do chi nhánh luôn có mối quan hệ tốt với tổ chức, các công ty có lượng tiền gửi, doanh thu lớn trên địa bàn như kho bạc nhà nước huyện Sông Lô, công ty Honda Việt Nam, công ty Toyota Việt Nam…nên huy động được nguồn tiền gửi lớn.
Tuy nhiên nếu tiếp tục duy trì tình trạng mất cân đối trong hoạt động huy động vốn giữa 2 đối tượng trên chi nhánh sẽ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh trong tương lai nhất là khi thông tư 13 đi vào thực tiễn vì nguồn tiền gửi dân cư có tính chất lâu dài và ổn định hơn nguồn tiền gửi tổ chức; nguồn tiền gửi kinh tế chỉ có tính chất tạm thời, không ổn định do các tổ chức kinh tế phụ thuộc lớn vào chu ky kinh doanh, chính sách vĩ mô của nhà nước, nhu cầu người tiêu dùng…Do vậy, để tránh những tổn thất có thể xảy ra, trong thời gian chi nhánh cần xây dựng chiến lược huy động vốn từ dân cư cho phù hợp với xu hướng chung của các ngân hàng thương mại.
*Cơ cấu vốn theo kỳ hạn:
Bảng 2.4: Cơ cấu vốn theo kỳ hạn của NHTMCP CT Phúc Yên từ 2007-2009
(Đơn vị tính: Tỷ đồng)
Kỳ hạn Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
<12 tháng 450 364 -19% 533 +46,4%
>12 tháng 522,6 446 -14,7% 789 +76%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi Nhánh Phúc Yên)
Bảng số liệu trên phản ánh nguồn vốn huy động của chi nhánh Phúc Yên theo từng kỳ hạn:
- Năm 2007: Nguồn vốn kỳ hạn <12 tháng là 450 tỷ đồng, chiếm 46,3% tổng nguồn vốn huy động; nguồn vốn có kỳ hanj > 12 tháng là 522,6 tỷ đồng, chiếm 53,7% tổng nguồn vốn huy động.
- Năm 2008: Nguồn vốn kỳ hạn <12 tháng là 364 tỷ đồng, giảm 19% so với năm 2007; nguồn vốn có kỳ hạn > 12 tháng là 446 tỷ đồng, giảm 14,7% so với năm 2007. Tuy
nhiên so với mặt bằng chung của tất cả các ngân hàng trên địa bàn thị xã Phúc Yên thì đây cũng là một kết quả đáng ghi nhận của ngân hàng TMCP công thương Phúc Yên. - Năm 2009: Mức tăng của nguồn vốn kỳ hạn < 12 tháng là 46,4%, tăng 169 tỷ đồng so với năm 2008. Có thể nhận thấy lượng tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn của chi