Một số biện pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của NHTM

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên (Trang 29)

1.2.4.1. Đa dạng hoá sản phẩm huy động vốn

Để thu hút được nhiều tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế, các ngân hàng thương mại không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn của mình. Các NHTM có thể tiến hành, phát triển và đa dạng hóa sản phẩm dựa trên nhiều tiêu chí như:

* Theo kỳ hạn và lãi suất

Với các sản phẩm tiền gửi, NHTM thường chia ra nhiều kỳ hạn khác nhau để khách hàng có thể lựa chọn kỳ hạn gửi tiền phù hợp với nhu cầu của mình.

- Đối với tiền gửi ngắn hạn (<12 tháng) ngân hàng phân loại tiền gửi theo từng tháng hoặc từng quý: 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng, 6 tháng, 9 tháng.

- Đối với tiền gửi trung và dài hạn (>= 12 tháng) bao gồm các kỳ hạn 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng, 48 tháng và 60 tháng.

Hiện nay hầu hết các NHTM đều phân loại tiền gửi theo các kỳ hạn trên. Do vậy, để tạo nên sự khác biệt giữa các ngân hàng nhằm thu hút khách hàng gửi tiền,

nhiều ngân hàng đã đưa ra nhiều sản phẩm với kỳ hạn gửi tiền linh hoạt như tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm thả nổi lãi suất điều chỉnh 1 tháng, 3 tháng…Các sản phẩm này sẽ tạo cho người gửi tiền linh hoạt khi rút và gửi tiền, đồng thời tăng thêm thu nhập từ lãi suất tiền gửi.

Tương ứng với các kỳ hạn gửi tiền là các mức lãi suất khác nhau, tăng dần theo thời gian của kỳ hạn gửi tiền. Biên độ dao động giữa các mức lãi suất này tùy thuộc vào chính sách và mục tiêu huy động vốn của mỗi ngân hàng trong từng thời kỳ. Thông thường tiền gửi kỳ hạn ngắn lãi suất thấp hơn tiền gửi kỳ hạn dài. Tuy nhiên cá biệt có những thời kỳ (như thời điểm hiện tại) ở nhiều ngân hàng lãi suất các kỳ hạn là như nhau (lãi suất 12% năm – áp dụng đối với các kỳ hạn dưới 12 tháng; và từ 10,8% năm đến 11,2%/ năm đối với kỳ hạn trên 12 tháng). Sự cạnh tranh về lãi suất tiền gửi luôn diễn ra gay gắt giữa các ngân hàng, mỗi ngân hàng đều xây dựng những chiến lược lãi suất riêng dựa trên mặt bằng lãi suất chung. Sự chênh lệch lãi suất giữa NHTMCP và NHTM quốc doanh thường khá rõ ràng, lý do là các NHTM quốc doanh có mạng lưới chi nhánh rộng khắp uy tín và thâm niên hoạt động lâu hơn các NHTMCP. Do vậy, để cạnh tranh được với các NHTM quốc doanh, NHTMCP thường phải tăng lãi suất cao hơn mới thu hút được khách. Sự chênh lệch lãi suất giữa các ngân hàng luôn ảnh hưởng tới tâm lý người gửi tiền dù khoảng cách đó nhiều khi không lớn. Nhiều khách hàng luôn muốn gửi tiền ở ngân hàng có lãi suất cao hơn nhằm thu được tiền lãi nhiều hơn.

Bên cạnh các sản phẩm tiền gửi truyền thống các NHTM còn phát hành chứng chỉ tiền gửi với lãi suất bậc thang nhằm khuyến khích khách hàng gửi nhiều tiền với kỳ hạn dài vì gửi càng nhiều, càng lâu thì lãi suất càng cao.

* Theo tiện ích của sản phẩm

Nói chung các sản phẩm huy động vốn đều có bản chất giống nhau, do vậy, để tạo nên sự khác biệt các NHTM thương tăng thêm nhiều tiện ích cho sản phẩm nhằm thu hút khách hàng. Các ngân hàng thường đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn dựa trên 2 cách:

- Đưa thêm các tiện ích mới vào các sản phẩm huy động truyền thống; Ví dụ: đối với thẻ ATM, thẻ tín dụng quốc tế ngoài chức năng chính là rút tiền mặt tại máy ATM, thanh toán hóa đơn tại các đơn vị chấp nhận thẻ qua các máy POS; ngân hàng

còn đưa thêm một số tiện ích mới như thanh toán cước hóa đơn điện thoại, điện, nước, nạp tiền cho thuê bao điện thoại trả trước, chuyển khoản, trả lương…Đối với các loại tiền gửi có kỳ hạn, hiện nay ngân hàng cho phép người gửi tiền có thể rút trước hạn hoặc sử dụng các sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn rút gốc linh hoạt…Chi phí của việc tăng thêm các tiện ích mới cho các sản phẩm truyền thống của ngân hàng chiếm một phần đáng kể trong chi phí huy động vốn của ngân hàng. Do vậy, các tiện ích gia tăng của sản phẩm tùy thuộc vào khả năng của mỗi ngân hàng.

- Phát triển các sản phẩm mới những tiện ích vượt trội, đây là công việc khó khăn và tốn kém đối với hầu hết các ngân hàng. Hiện tại các sản phẩm huy động vốn đã phát triển đầy đủ về mặt chất và lượng. Do vậy, việc tạo ra một sản phẩm mới khác hoàn toàn với sản phẩm cũ là điều ít ngân hàng dám nghĩ tới. Thay vào đó các ngân hàng đều phát triển các sản phẩm huy động vốn mới trên nền tảng sản phẩm sẵn có.

Tóm lại: phần lớn sản phẩm huy động vốn của các ngân hàng là giống nhau. Do vậy để thu hút khách hàng đến gửi tiền, ngân hàng thương mại cần chú ý đến việc đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi với nhiều tính năng, tiện ích; đặc biệt là phải chú trọng đến việc tạo ra sản phẩm với những tiện ích riêng biệt.

1.2.5. Tăng cường hoạt động tiếp thị sản phẩm huy động vốn và thu hút khách hàng

Cùng với việc đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn, các NHTM đều tích cực đẩy mạnh hoạt động marketing, đưa ra nhiều hình thức khuyến mại đến khách hàng. Đây là một trong những chiến lược huy động vốn rất có hiệu quả trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM. Các hoạt động tiếp thị sản phẩm huy động vốn được ngân hàng tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau như truyền hình, quảng cáo, tờ rơi, băng rôn, dịch vụ chăm sóc khách hàng…Nội dung và hình ảnh của các chiến lược tiếp thị được các ngân hàng thiết kế ấn tượng, gây ấn tượng mạnh đối với khách hàng. Bên cạnh đó, các NHTM cũng tiến hành các hoạt động khuyến mãi rầm rộ. Các đợt khuyến mãi diễn ra liên tục trong năm, đặc biệt vào những tháng đầu năm và cuối năm.Hình thức khuyến mãi cũng rất đa dạng, có thể là những giải thưởng trị giá hàng tỷ động trong những đợt huy động vốn chương trình dự thưởng hoặc cũng có thể đơn giản là tặng quà cho những khách hàng truyền thống, khách hàng có lượng tiền gửi lớn. Tuy nhiên, chi phí cho hoạt động tiếp thị, khuyến mãi chiếm phần khá lớn trong chi phí

huy động vốn của ngân hàng. Do vậy, các ngân hàng cần tính toán kỹ lưỡng trước khi triển khai, tránh việc hiệu quả huy động vốn quá ít so với chi phí bỏ ra.

1.2.6. Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ huy động vốn

Cán bộ huy động vốn là những người trực tiếp xây dựng và triển khai các chương trình huy động vốn. Trình độ chuyên môn của những cán bộ này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động huy động vốn của các NHTM. Do vậy, hiện nay, các ngân hàng đều cố gắng lựa chọn cũng như đào tạo cán bộ của mình không chỉ thành thạo về nghiệp vụ mà còn có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực marketing. Bên cạnh việc đào tạo trực tiếp cán bộ tại nơi làm việc, các NHTM còn tổ chức các khóa bồi dưỡng, nâng cao kiến thức nghiệp vụ, kỹ năng làm việc cho cán bộ. Đây là việc làm có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác huy động vốn.

1.2.7. Mở rộng mạng lưới hoạt động của chi nhánh

Để thu hút được nhiều vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế, các ngân hàng không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động của mình. Quy mô và khả năng tài chính của ngân hàng nào càng lớn thì số lượng chi nhánh ngày càng nhiều. Tuy nhiên, trước khi thành lập nên chi nhánh mới, ngân hàng cần phải tìm hiểu, nghiên cứu rõ địa bàn hoạt động của chi nhánh, dự đoán khả năng phát triển của chi nhánh trong tương lai; nếu không việc thành lập thêm chi nhánh sẽ tăng thêm nhiều chi phí cho ngân hàng trong khi tác dụng huy động vốn không cao.

1.2.8. Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, dịch vụ, tiện ích gia tăng

Trình độ công nghệ ngân hàng được thể hiện theo các yếu tố sau: - Thứ nhất: Các loại dịch vụ mà ngân hàng cung ứng

- Thứ hai: Trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên ngân hàng.

- Thứ ba: Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Trình độ công nghệ ngân hàng ngày càng cao khách hàng sẽ càng cảm thấy hài lòng về dịch vụ được ngân hàng cung ứng và yên tâm hơn khi gửi tiền tại các ngân hàng. Đây là một yếu tố rất quan trọng giúp ngân hàng cạnh tranh phi lãi suất vì khách hàng mà ngân hàng phục vụ, không quan tâm đến lãi suất mà quan tâm đến chất lượng và loại hình dich vụ mà ngân hàng cung ứng. Với cùng một lãi suất huy động như

nhau, ngân hàng nào cải tiến chất lượng dịch vụ tốt hơn, tạo sự thuận tiện hơn cho khách hàng thì sức cạnh tranh sẽ cao hơn

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của NHTM 1.4.1. Nhóm nhân tố khách quan

1.4.1.1. Chính sách chỉ đạo của NHNN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NHNN ban hành các chính sách chỉ đạo nhằm đảm bảo các ngân hàng thương mại hoạt động theo đúng định hướng, phù hợp và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Các chính sách của NHNN thay đổi từng thời kỳ, tùy thuộc vào chính sách phát triển kinh tế chung của nhà nước và sự phát triển của thị trường tài chính. Để kiểm soát việc huy động vốn của các NHTM, NHNN có các quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu…Tất cả các quy định, chính sách này được áp dụng cho tất cả các NHTM nên ảnh hưởng của chúng tới mỗi ngân hàng là khác nhau. Cụ thể:

- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Các NHTM vừa phải đảm bảo tỷ lệ dự trữ theo yêu cầu của NHNN vừa phải đáp ứng nhu cầu cho vay nên tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao sẽ khiến ngân hàng gặp khó khăn trong công tác huy động vốn để cho vay. Khi đó chi phí huy động vốn của NHTM sẽ phải cao hơn để thu hút được nguồn vốn tốt, đồng thời vốn để cho vay sẽ ít hơn. Do vậy, các ngân hàng nhỏ, vốn ít, khả năng huy động vốn hạn chế thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao sẽ là trở thành một gánh nặng lớn.

- Lãi suất chiết khấu: NHNN thực hiện tái chiết khấu vốn để cung ứng tiền ra lưu thông bằng biện pháp tái chiết khấu. Nếu chính sách tiền tệ nhằm chống lạm phát thì lúc đó NHNN cung ứng tiền ra lưu thông với lãi suất chiết khấu cao. Do vậy, nguồn vốn vay từ NHNN của các NHTM sẽ bị hạn chế. Khi đó, các NHTM muốn tăng lượng vốn huy động sẽ phải tìm cách huy động vốn từ các nguồn khác chứ không thể nhờ vào nguồn đi vay từ NHNN.

1.4.1.2. Hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước

Hoạt động kinh doanh của các NHTM chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế. Khi nền kinh tế bước vào thời kỳ tăng trưởng, sản xuất phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Bên cạnh đó nó cũng tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi cho ngân hàng, từ đó ngân hàng phải tìm mọi biện pháp để huy động vốn sao cho có lợi nhất cho hoạt động kinh doanh của mình. Môi trường đầu tư mở rộng đồng nghĩa với thu nhập của ngân hàng tăng lên,

tạo tiền đề cho việc mở rộng vốn tự có của ngân hàng. Ngược lại khi nền kinh tế rơi vào thời kỳ suy thoái, lạm phát tăng, hoạt động sản xuất đình trệ, thu nhập thực tế của người dân giảm khiến họ không muốn gửi tiền vào ngân hàng mà chuyển sang tích lũy bằng các tài sản khác như: vàng, ngoại tệ mạnh…Điều này dẫn đến nguồn vốn ngân hàng giảm, môi trường đầu tư của ngân hàng cũng giảm do các doanh nghiệp không muốn mở rộng sản xuất kinh doanh trong điều kiện không thuận lợi.

1.4.1.3. Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường vốn

Trong hoạt động huy động vốn, ngân hàng chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng khác, sản phẩm tiết kiệm có thể đa dạng, phong phú nhưng lại dễ bắt chước; phong cách giao dịch của các ngân hàng ngày càng chuyên nghiệp. Do vậy, các ngân hàng cần phải rất cố gắng trong việc đưa thêm nhiều tiện ích vào sản phẩm, đồng thời triển khai những chương trình huy động vốn hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng. Bên cạnh sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, ngân hàng còn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các tổ chức tài chính như công ty tài chính, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm…Các tổ chức này tuy không có chức năng nhận tiền gửi như ngân hàng, nhưng lại có nhiều dịch vụ phong phú, hấp dẫn thu hút tiền đầu tư của người dân và doanh nghiệp. Mặt khác, hiện nay, thị trường vốn của ngân hàng bị thu hẹp do sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán. Do vậy, để thu hút được nguồn vốn chất lượng tốt, các ngân hàng phải nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các sản phẩm tiện ích nhằm thu hút và thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

1.4.1.4. Tâm lý, thói quen của người dân

Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng bị ảnh hưởng bởi tâm lý, thói quen tích trữ của người dân. Ở những vùng người dân có thói quen cất trữ thì huy động vốn gặp nhiều khó khăn. Ví dụ nhiều người dân có tư tưởng mua vàng cất trữ thay vì gửi ngân hàng vì có tâm lý lo ngại sự mất giá của đồng tiền.

Ở các nước phát triển, nhu cầu giao dịch thanh toán qua ngân hàng rất cao. Hầu hết người dân đều có tài khoản tại ngân hàng để thanh toán các dịch vụ qua ngân hàng. Ở Việt Nam do thói quen sử dụng tiền mặt và một bộ phận lớn dân cư chưa quen với việc sử dụng tài khoản để thanh toán nên nhu cầu giao dịch qua ngân hàng, dẫn đến tình trạng người dân ít mở tài khoản tại ngân hàng. Điều này hạn chế khả năng tạo tiền của ngân hàng, không phát huy được hiệu quả của tài khoản thanh toán.

Mặt khác, mức thu nhập và chu kỳ chi tiêu của người dân cũng là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng tiền ngân hàng huy động. Nhìn chung, thu nhập của người dân cao tỷ lệ thuận với nhu cầu mở tài khoản cũng như gửi tiền vào ngân hàng do nhu cầu đầu tư và tiết kiệm cao. Chu kỳ chi tiêu cũng ảnh hưởng tới quy mô và tính ổn định của nguồn tiền. Vào những dịp nghỉ lễ, đặc biệt là Tết Nguyên Đán, nguồn tiết kiệm cũng nhu nguồn tiền gửi của doanh nghiệp có xu hướng giảm sút, đặc biệt trong điều kiện nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt phổ biến như ở nước ta hiện nay.

Tóm lại tâm lý, thói quen của người dân có ảnh hưởng lớn đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Nếu người dân gửi tiền hoặc thanh toán dịch vụ qua ngân hàng thì sẽ giúp ngân hàng có được một lượng vốn lớn đồng thời giúp giảm tỷ lệ tiền mặt lưu thông trên thực tế.

1.4.2. Nhóm nhân tố thuộc về ngân hàng

1.4.2.1. Chính sách huy động vốn của ngân hàng

Chính sách huy động vốn của ngân hàng là tổng thể các chiến lược và biện pháp huy động vốn của ngân hàng nhằm mục tiêu thu hút vốn tối đa. Chính sách này thay đổi từng thời kỳ tùy thuộc vào mục tiêu cụ thể của ngân hàng, bao gồm các nội dung sau:

- Hình thức huy động vốn: Ngân hàng muốn huy động được một nguồn vốn lớn thì trước hết phải đa dạng hóa các hình thức huy động. Hình thức huy động vốn phong phú là một trong những điều kiện tiên quyết. Có nhiều hình thức huy động như: huy

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam – Chi nhánh Phúc Yên (Trang 29)