Tình hình Tài sản – Nguồn vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng 5 (Trang 29)

c. Các chỉ tiêu đánh giá chung về hiệu quả của vốn lƣu động Suất sinh lợi của vốn lƣu động theo lợi nhuận sau thuế

2.2.1.Tình hình Tài sản – Nguồn vốn

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Bạch Đằng 5 trong giai đoạn năm 2011 – 2013

Đơn vị: %

(Nguồn: Bảng CĐKT & Tác giả tính toán) Có thể thấy tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2011 chiếm 41,27% đến năm 2012 chiếm 51,1%, tăng 9,89% so với năm 2011. Năm 2013 tài sản ngắn hạn tiếp tục tăng thêm 2,38% so với năm 2012. Ngược lại, tài sản dài hạn có xu hướng giảm dần, năm 2011 là 58,73% đến năm 2012 giảm 9,89% so với năm 2011 và năm 2013 giảm tiếp 2,38% so với năm 2012. Trong giai đoạn năm 2011 – 2013 công ty đã tăng cường sản xuất các sản phẩm công nghiệp như: cọc tròn bê tông li tâm, cọc chịu lực cho thi công cầu lớn, cọc bờ biển,… để phục vụ cho nhu cầu trong nước, ngoài ra uy tín của công ty đã ngày càng được khẳng định nên có rất nhiều đơn đặt hàng của khách hàng. Việc tài sản ngắn hạn tăng lên là phù hợp với điều kiện và ngành nghề kinh doanh của công ty.

Qua bảng số liệu 2.1 ta có thể thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã có những chuyển biến tốt bởi số tài sản ngắn hạn của công ty tăng qua các năm, năm 2012 tăng 94,15% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 11,92% so với năm 2012. Ngoài ra, vốn lưu động của công ty được phân bổ vào bốn khoản mục: tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Để hiểu rõ hơn ta đi sâu vào phân tích các khoản mục sau:

Tài sản ngắn hạn:

Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền: Trong hai năm 2011 và 2012 đều chiếm

tỷ trọng tương đối nhỏ lần lượt là 11,00% và 6,69% Và đến năm 2013 con số này giảm

0%10% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

41.27 51.16 53.54 58.73 48.84 46.46 Tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn

xuống không đáng kể và chiếm 3,78% trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, điều này là do công tác thu hồi nợ về bán hàng của công ty đang gặp khó khăn. Hơn nữa, tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng nhỏ làm giảm khả năng thanh toán của công ty.

Các khoản phải thu: Trái ngược với tiền và các khoản tương đương tiền, các

khoản phải thu ngắn hạn trong cả ba năm đều chiếm tỷ trọng rất lớn nhưng có xu hướng giảm dần qua các năm, các tỷ trọng này lần lượt là 68,61%, 58,06% và 46,87%. Các khoản phải thu năm 2013 giảm 14,293,556,871, tương ứng với giảm 9,7%. Nhìn chung tỷ trọng các khoản phải thu của công ty khá cao là do công ty tiến hành chính sách tín dụng nới lỏng để có thêm nhiều khách hàng, giao dịch ký kết với khách hàng của công ty chủ yếu thu sau một thời gian tính từ khi giao dịch. Điều này làm hàng hóa được tiêu thụ nhanh và các khoản công ty cho vay chưa đến hạn phải trả nên dẫn đến khoản phải thu khách hàng lớn.

Hàng tồn kho: Chiếm tỷ trọng tương đối cao và tăng dần sau mỗi năm. Năm

2011, tỷ trọng hàng tồn kho chiếm 19,37% đến năm 2012 tăng lên đến 33,74%, nghĩa là tăng 14,37% so với năm 2011, con số này tiếp tục tăng lên ở năm 2013 với tỷ trọng của hàng tồn kho là 48,53%. Điều này có thể được lý giải bằng việc năm 2012 và năm 2013 công ty đã sản xuất thêm rất nhiều sản phẩm công nghiệp như: cọc vuông, cọc chịu lực cho thi công cầu lớn, cọc có mũi chẻ đá,.. Tuy nhiên, trong giai đoạn này nền kinh tế đang có những biến động theo chiều hướng không tốt nên lượng hàng bán ra thì ít mà sản phẩm lại quá nhiều, đồng thời công ty đã có những sản phẩm kém chất lượng sau khi bán ra bị khách hàng trả lại, đây là một dấu hiệu không tốt. Doanh thu từ hàng tồn kho là một trong những nguồn cơ bản tạo ra doanh thu và những khoản thu nhập thêm cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu hàng tồn kho của công ty quá lớn, việc quay vòng vốn sẽ khó khăn hơn, ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của công ty, có thể dẫn đến ngưng trệ. Vì vậy, công tác quản lý hàng tồn kho của công ty cần phải được chú trọng nhiều hơn.

Tài sản ngắn hạn khác: bao gồm: một phần là thuế và các khoản phải thu nhà

nước phần còn lại là các tài sản khác, ít có sự biến động và chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Năm 2011 chiếm 1,02% đến năm 2012 tăng lên 1,53, tương ứng với tăng 0,51% so với năm 2011, sự gia tăng này chủ yếu là do công ty trích ứng các khoản ký quỹ, ký cược ngắn hạn tăng lên.

Tài sản dài hạn

Tài sản cố định có xu hướng tăng từ năm 2011 đến năm 2012, sang năm 2013 đã giảm nhưng không đáng kể. Tài sản cố định chiếm phần lớn tron cơ cấu tài sản dài hạn của công ty, có xu hướng tăng nhưng tăng nhẹ qua các năm. Nguyên nhân TSCĐ tăng

là do công ty mua sắm thêm một số máy móc thiết bị và phương tiện vận tải phục vụ cho sản xuất kinh doanh đáp ứng mục tiêu mở rộng quy mô.

Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn: Năm 2011 các khoản đầu tư tài chính dài

hạn chiếm 10,86% trong cơ cấu tài sản dài hạn, đến năm 2012 giảm xuống 1,48% so với năm 2011. Năm 2013 tăng 0,34% so với năm 2012. Giai đoạn năm 2011 – 2013 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, những khoản đầu tư tài chính dài hạn không mang lại lợi nhuận cao và có rủi ro khá lớn nên công ty không đầu tư thêm các khoản tài chính dài hạn nữa, đến năm 2013 công ty đã đầu tư một khoản tiền là 1.245.891.112 đồng vào Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Thiên Phú nên trong năm này các khoản đầu tư tài chính tăng.

Tài sản dài hạn khác: Năm 2011 tài sản dài hạn khác chiếm tỷ trọng 0,81%

trong cơ cấu tài sản dài hạn, đến năm 2012 giảm xuống còn 0,68% điều này là do công ty đã rút bớt các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn do trong năm 2011, một số khoản ký quỹ dài hạn công ty đã không thu hồi được. Năm 2013 tăng lên 0,04% so với năm 2012, điều này là do trong năm 2013 công ty trích một khoản tiền để sửa chữa tài sản cố định đã có thời gian sử dụng lâu nhằm cải tiến để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, công ty đã có những biện pháp tích cực trong việc giải quyết các khoản mục tài sản không cần thiết để chuyển đổi thành tiền nhằm tăng khả năng thanh toán cho công ty.

Qua việc phân tích trên ta thấy tình hình tài sản của công ty có một số điểm đáng lưu ý sau: lượng tiền mặt của công ty giảm qua các năm là một dấu hiệu không tốt, nó báo hiệu cho khả năng thanh toán của công ty sẽ gặp những khó khăn trong thanh toán và có thể là điểm khởi đầu cho những khó khăn về tài chính tiếp theo. Vốn tồn đọng dưới dạng nợ phải thu còn cao, hàng tồn kho không có xu hướng giảm mà lại còn tăng với tỷ lệ cao, điều đó làm ảnh hưởng tới nhu cầu vốn lưu động của công ty. Vì vậy, công ty cần phải có cách tổ chức, quản lý và sử dụng sao cho có hiệu quả để không ảnh hưởng đến doanh thu, tài sản dài hạn tăng qua các năm điều này cho thấy công ty đang mở rộng quy mô sản xuất.

Bảng 2.1. Tình hình biến động của Tài sản tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng 5

Đơn vị: Đồng

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch năm 2012 so

với năm 2011 Chênh lệch năm 2013 so với năm 2012 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%)

Tuyệt đối Tương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đối (%) Tuyệt đối

Tương đối (%)

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng 5 (Trang 29)