c. Các chỉ tiêu đánh giá chung về hiệu quả của vốn lƣu động Suất sinh lợi của vốn lƣu động theo lợi nhuận sau thuế
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các bộ phận trong công ty
Do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản, sản phẩm xây dựng có tính chất đơn chiếc, kết cấu khác nhau, thời gian thi công dài… nên việc tổ chức sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý có những đặc điểm riêng biệt. Mô hình tổ chức sản xuất của công ty được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ công ty đến các phòng ban, nhà máy, rồi đến người lao động.
Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty theo hình thức công ty cổ phần thể hiện theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Bạch Đằng 5
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Hội đồng quản trị: Các hoạt động kinh doanh và các công việc của Công ty phải
chịu sự quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện của Hội đồng quản trị. Quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm và quyết định cơ cấu tổ chức của công ty.
Ban giám đốc: Là một nhóm những người có trách nhiệm trước pháp luật về mọi
hoạt động của công ty. Trong đó, giám đốc là người đứng đầu công ty, do hội đồng quản trị công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Giám đốc là người lãnh đạo, quản lý công ty về mọi mặt, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động
Hội đồng quản trị Ban giám đốc PGĐ phụ trách KH – KT và ĐT PGĐ phụ trách thị trường PGĐ phụ trách sản xuất công nghiệp
Kế toán trưởng Phòng kế hoạch kỹ thuật Phòng quản lý chất lượng Phòng kinh tế thị trường Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Nhà máy bê tông Hải Phòng Ban điều hành dự án Các đội xây dựng trực thuộc công ty PX bê tông dự ứng lực PX bê tông cầu kiện Các trạm trộn BTTP PX sản xuất gia công cơ
khí
Các tổ sản xuất
của công ty. Giám đốc nghiên cứu các báo cáo hàng ngày để nắm bắt được mọi tình hình hoạt động sản xuất của đơn vị để có những quyết định kịp thời về nhân sự, phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận, quyết định mọi hoạt động cho đơn vị.
Phó giám đốc phụ trách Khoa học – Kỹ thuật và Đầu tƣ: Là người phụ trách
công tác kỹ thuật, khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật của công ty. Giúp giám đốc về khoa học kỹ thuật và quản lý bản vẽ kỹ thuật, thiết kế sản phẩm mới cải tiến công nghệ, thiết bị phục vụ cho sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm, xây dựng các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật các cấp.
Phó giám đốc phụ trách thị trƣờng: Là người chịu trách nhiệm về việc nghiên
cứu thị trường bao gồm: thị hiếu của khách hàng, đối thủ cạnh tranh,… từ đó cung cấp các thông tin cho giám đốc để có những phương hướng phát triển cho công ty.
Phòng tài chính – kế toán: Tổ chức chỉ đạo công tác chỉ đạo tài chính, thống kê
kế toán, hạch toán sản xuất kinh doanh, nắm vững thông tin kinh tế báo cáo kịp thời đồng thời làm nhiệm vụ kiểm kê kiểm soát về kinh tế tài chính trong sản xuất của công ty.
Phòng kế hoạch kỹ thuật: Tham mưu cho giám đốc những công việc sau: xây
dựng kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty, xây dựng kế hoạch đầu tư và thực hiện lập các dự án đầu tư, công tác kỹ thuật, công nghệ, định mức và chất lượng sản phẩm. Chủ trì lập kế hoạch SXKD của công ty theo tháng: Là kế hoạch sản lượng công tác xây lắp, nhu cầu vốn mua vật tư, nhiên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng và vật tư xây lắp, nhu cầu vốn mua vật tư nhiên liệu xây dựng và vật tư phục vụ thi công, kế hoạch sản xuất, bán vật liệu xây dựng, kế hoạch thu hồi vốn .
Phòng quản lý chất lƣợng: Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng, xây dựng các
kế hoạch cải tiến chất lượng hàng năm của các sản phẩm để xác định thực trạng tồn tại từ đó đưa ra các giải pháp và giúp xây dựng các công việc cụ thể nhằm cái tiến và nâng cao chất lượng của công ty. Bao gồm kế hoạch chi phí cho các hoạt động và các nguồn lực khác.
Phòng kinh tế thị trƣờng: Đưa ra các phương hướng phát triển cho công ty theo
cơ chế thị trường, có các giải pháp thay đổi hình dạng, chất lượng của sản phẩm sao cho phù hợp với thị hiếu của khách hàng.
Phòng Tổ chức hành chính: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc và tổ chức
thực hiện các việc trong các lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực, bảo hộ lao động, chế độ chính sách, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, bảo vệ quân sự theo luật và quy chế của công ty. Kiểm tra, đôn đốc các bộ phận của công ty thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế của công ty.
Nhà máy bê tông: Bao gồm các phân xưởng bê tông dự ứng lực, bê tông cầu
kiện, các trạm trộn bê tông và phân xưởng sản xuất gia công cơ khí là bộ phận trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm là bê tông.
Ban điều hành dự án: Quản lý các dự án do giám đốc giao, Theo dõi, kiểm tra,
nghiệm thu và thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế, thanh toán phiếu giá công trình cho các nhà thầu xây lắp theo hợp đồng đã ký kết.
Các đội xây dựng trực thuộc công ty: Là người trực tiếp thi công các công trình
được giao. Các tổ sản xuất trực tiếp sản xuất những nguyên vật liệu phục vụ cho công trình.
Trên đây là mô hình quản lý của công ty, với mô hình tổ chức quản lý này đã giúp công ty đứng vững trên thị trường, có nhiều uy tín đối với khách hàng.