Phổ huỳnh quang biểu diễn mối quan hệ giữa cường độ huỳnh quang và bước sóng phát quang khi vật liệu nhận ánh sáng kích thích nào đó. Phổ huỳnh quang cho biết bước sóng phát quang, các dịch chuyển quang học của điện tử của các tâm phát quang, các quá trình truyền năng lượng giữa các tâm phát quang…
Với mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng phổ huỳnh quang để nghiên cứu hiệu ứng dập tắt quang huỳnh quang, bằng cách so sánh cường độ phát quang của mẫu tổ hợp so với mẫu thuần khiết. Trên cơ sở đó kết hợp với các tài liệu tham khảo khác, cho phép kết luận về sự phân ly và truyền điện tích tại biên tiếp xúc polymer/nanô. Kết qủa đo phổ huỳnh quang được kết hợp với kết qủa đo phổ hấp thụ để đưa ra kết luận chính xác hơn về chiều dài liên kết của chuỗi polymer trong mẫu tổ hợp so với mẫu thuần khiết.
Nguyên lý của phép đo phổ huỳnh quang của polymer dẫn: polymer dẫn được trải màng trên các đế thuỷ tinh thường hoặc đế thuỷ tinh ITO, được kích thích bởi laze hoặc đèn phổ rộng Xenon. Dưới tác dụng của ánh sáng kích thích, các điện tử ở mức HOMO của polymer dẫn nhận năng lượng kích thích sẽ chuyển lên mức LUMO của polymer, tạo ra cặp điện tử lỗ trống-exciton. Sau một khoảng thời gian rất ngắn, cỡ vài trăm picô giây, cặp điện tử - lỗ trống tái hợp và bức xạ, tạo ra huỳnh quang. Tín hiệu
giữ dưới dạng các file dữ liệu. Phần mềm Origin được dung để xử lý số liệu dưới dạng phổ huỳnh quang. Hệ thống đo huỳnh quang được sử dụng trong đề tài là máy đo huỳnh quang phân giải cao dùng laze He-Cd bước sóng 337.1 nm của Viện khoa học vật liệu (hình 2.6).
Hình 2.6. Hệ đo huỳnh quang phân giải cao dùng laser He-Ne