Nguyên tắc hoạt động của máy bơm cao áp

Một phần của tài liệu Báo cáo thẩm định giá máy bơm cao áp (Trang 25)

Máy bơm nước cao áp chứa động cơ bên trong tạo ra động năng để làm cho nước chảy qua các đường ống dẫn với một tốc độ tăng cao. Áp lực nước thông qua một vòi phun hoặc thiết bị kèm theo để điều khiển hướng của nước khi nó ra ngoài.

Các thiết bị bơm sử dụng phổ biến trong công nghiệp hoạt động theo cùng một cách thức: di chuyển nước với các hoạt động của pít tông trong xi lanh. Bơm tác động lực vào nước để tạo dòng chảy. Pít tông chuyển động trong xi lanh của máy bơm để truyền lực vào nước. Quá trình này gần như là đảo ngược hoạt động

Nguyễn Lưu Bảo Nguyên – VG1 K35 Page 22

của động cơ đốt trong c ủa ô tô. Các động cơ sử dụng chuyển động của pít tông để dịch chuyển tay quay trong khi đó bơm cao áp sử dụng chuyển động tay quay để lái pít tông, di chuyển dòng nước vào và ra máy bơm.

Hoạt động của máy:

 Máy bơm gồm nhiều xi lanh ho ạt động tương tự nhau như là một mô hình tích xi lanh. Trong mỗi xi lanh đơn, pít tông chạy suốt chiều dài của xi lanh; hai van được thiết lập vào chốt đóng khép kín của các xi lanh hoặc ống dẫn, được gọi là van kiểm tra. Các van này kiểm soát nước chảy qua máy bơm.

 Các van kiểm tra như cửa vào và cửa ra chỉ mở theo một hướng. Một trong các van kiểm tra chỉ mở vào bên trong, đây là van kiểm tra đầu vào. Chất lỏng chảy qua van kiểm tra này vào xi lanh bơm. Van kiểm tra khác sẽ chỉ cho nước ra ngoài, van này cho phép nước thoát ra từ xi lanh, gọi là van kiểm tra đầu ra. Nước đến từ một hướng khác sẽ nhấn van đóng kín hơn. Các van kiểm tra cho phép nước di chuyển qua máy bơm chỉ theo một hướng. Mỗi xi lanh bơm phải có một đầu vào, một đầu ra, một van kiểm tra đầu vào, một van kiểm tra đầu ra và một pít tông.

Hình 2.3: Cấu tạo của van kiểm tra.

Nguồn: http://www.epowerwash.com.

Hút và nén

 Mỗi chu kỳ hoạt động máy bơm bao gồm hai kỳ: một kỳ hút kéo nước vào xi lanh và một kỳ nén đẩy nước ra khỏi xi lanh. Những kỳ hút kéo các van kiểm tra đầu vào mở lên và hút nước vào trong xi lanh. Kỳ nén ép nước trở ra khỏi xi lanh.

Nguyễn Lưu Bảo Nguyên – VG1 K35 Page 23

Chuyển động ra ngoài của nước đẩy mở van kiểm tra đầu ra và đóng van kiểm tra đầu vào. Trong mỗi kỳ của bơm, cùng một lực mở một van kiểm tra và giữ van kiểm tra khác đóng. Mỗi khi tay quay quay một vòng hoàn chỉnh, xi lanh hoàn thành hai kỳ, một kỳ hút và một kỳ nén.

 Hoạt động bơm nước là chuỗi luân phiên của các kỳ hút và nén một cách nhanh chóng di chuyển nước qua hệ thống với áp lực được thực hiện bởi các kỳ nén. Khi máy bơm có nhiều hơn một xi lanh, mỗi xi lanh tham gia vào trong một bộ phân phối, cho phép lượng nước chảy đến và đi từ mỗi xi lanh. Nước chảy vào các xi lanh từ một buồng vào và được phóng ra khỏi mỗi xi lanh vào một buồng ra của bộ phân phối và sau đó đẩy ra khỏi máy bơm. Trong một số loại máy bơm bộ phân phối đầu ra và đầu vào là các thành phần riêng biệt.

 Công tắc áp suất nằm trong tất cả các máy bơm nước áp lực và hệ thống công tắc điều khiển áp suất. Sự kiểm soát này duy trì hệ thống áp lực nước bởi một tập hợp các lò xo áp lực gắn liền với một tập hợp các tiếp xúc điện. Những lò xo này nhạy cảm với áp lực nước bên trong hồ tăng áp. Khi áp suất nước của hệ thống giảm xuống dưới mức độ, áp lực nước thấp, công tắc sẽ đóng hai tiếp xúc. Các tiếp xúc được nối với dây cấp năng lượng từ cầu dao hoặc cầu chì. Khi các tiếp xúc bị đóng, bơm sẽ bắt đ ầu di chuyển nước vào hệ thống áp lực. Khi áp lực đạt mức, các tiếp xúc sẽ mở ra và tắt bơm.

Một phần của tài liệu Báo cáo thẩm định giá máy bơm cao áp (Trang 25)