TRỊ NHIỄM KHUẨN NẶNG VÀ NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN
Sự gia tăng nhanh của vi khuẩn kháng thuốc gây nhiều khó khăn khi lựa chọn kháng sinh trong điều trị. Sử dụng kháng sinh không phù hợp làm kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỷ lệ tử vong trên bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng. Lựa chọn kháng sinh theo kinh nghiệm phù hợp ngay từ ban đầu là yếu tố quan trọng nâng cao hiệu quả điều trị đặc biệt trên những bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng tại bệnh viện [33], [38], [44]. Các bệnh nhân nhiễm khuẩn bệnh viện có nguy cơ mắc các vi khuẩn đã đề kháng với nhiều loại kháng sinh (cephalosporin thế hệ 3, ciprofloxacin, aminosid) nhƣ vi khuẩn Gram âm sinh ESBL và vi khuẩn không lên men nhƣ
Acinetobacter spp., Pseudomonasaeruginosa. Vi khuẩn Gram âm sinh ESBL đang là vấn đề đáng lo ngại trên toàn thế giới. Tại châu Âu, vi khuẩn K. pneumoniae sinh ESBL đã lên tới 50%, tỷ lệ tƣơng tự cũng quan sát đƣợc ở châu Á, trung và bắc Mỹ. Để tối ƣu hóa hiệu quả khi sử dụng kháng sinh trong điều trị kinh nghiệm, cần lựa chọn theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng liều, đúng thời gian sử dụng kháng sinh, sử dụng liệu pháp xuống thang thích hợp). Với đặc tính là kháng sinh có phổ tác dụng rộng nhất hiện nay, kháng sinh carbapenem là lựa chọn đƣợc ƣu tiên hàng đầu trong điều trị theo kinh nghiệm chống lại các vi khuẩn gram âm kháng thuốc [45]. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng kháng sinh carbapenem điều trị kinh nghiệm trên những bệnh nhân có nguy cơ nhiễm vi khuẩn tiết ESBL làm giảm tỷ lệ tử vong trên những bệnh nhân này. Trong trƣờng hợp điều trị nhiễm khuẩn chống lại vi khuẩn Gram âm đa kháng thuốc, để tăng hiệu quả điều trị, carbapenem có thể đƣợc phối hợp với các kháng sinh khác nhƣ aminosid, cefepim, colistin [39].
Kháng sinh carbapenem là kháng sinh dự trữ quan trọng vì vậy việc sử dụng rộng rãi kháng sinh carbapenem đã làm tăng tỷ lệ vi khuẩn đề kháng kháng sinh này (đáng chú ý nhất là các chủng vi khuẩn Acinetobacter spp., Pseudomonas aeruginosa). Nhằm hạn chế sử dụng kháng sinh phổ rộng kéo dài, ngày 21 tháng 6
năm 2013 Bộ Y tế đã phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc- giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020” [6].
Trƣớc thực trạng vi khuẩn đề kháng với kháng sinh carbapenem ngày một nghiêm trọng, việc đề ra các chiến lƣợc cụ thể để bảo về nhóm kháng sinh này là rất cần thiết. Các chiến lƣợc bảo vệ kháng sinh carbapenem là:
Sử dụng kháng sinh carbapenem dựa trên độ nhạy cảm của vi khuẩn. Tránh lạm dụng kháng sinh carbapenem trong trƣờng hợp không cần thiết
(điều trị xuống thang, rút ngắn thời gian điều trị) [33].
Thiết kế chế độ liều phù hợp với đặc tính PK/PD (truyền tĩnh mạch quãng ngắn, truyền tĩnh mạch kéo dài) [1].
Sử dụng các kháng sinh carbapenem mới với hiệu quả vi sinh nổi trội hơn so với các kháng sinh carbapenem khác nhƣ doripenem trong trƣờng hợp nghi ngờ vi khuẩn đã kháng lại các kháng sinh carbapenem kinh điển khác.