Xậy dựng mô hình dựa trên điều tra khảo sát tại trƣờng trung học phổ

Một phần của tài liệu Đánh giá trạng thái, cảm xúc của người học khi tham gia hệ thống E - learning (Trang 28)

tích từ những số liệu khảo sát thực tế ngƣời học tại một trƣờng trung học phổ thông. Từ mô hình dự đoán cảm xúc này ta thu thập đƣợc những thông tin về thái độ của ngƣời học với bài giảng.

Sau khi đƣa ra những phân tích dự đoán cảm xúc của ngƣời học, tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả học tập của học ngƣời học. Căn cứ vào đó xây dựng mô hình điều chỉnh nội dung học. Mô hình điều chỉnh nội dung học đƣợc xây dựng dựa trên 2 yếu tố cảm xúc học sinh và nội dung bài giảng. Với mỗi một cảm xúc khác nhau của học sinh tƣơng ứng với những nội dung bài giảng khác nhau thì sẽ có những phƣơng án đề xuất thích hợp. Ví dụ nhƣ học sinh đang cảm thấy chán nản mà bài giảng thì đang giữ nguyên độ khó, vậy đề xuất điều chỉnh nội dung giảm độ khó của bài giảng.

Việc điều chỉnh nội dung đƣợc tiến hành liên tục và xuyên suốt quá trình học, song song với việc đánh giá lại hiệu quả học tập. Sau mỗi lần điều chỉnh nội dung học, tiến hành đánh giá hiệu quả học tập của ngƣời học. Tiếp túc lặp lại việc phân tích dự đoán cảm xúc của ngƣời học sao cho đạt đƣợc hiệu quả học tập tốt nhất.

2.2 Cách thức xây dựng mô hình điều chỉnh

2.2.1 Xậy dựng mô hình dựa trên điều tra khảo sát tại trƣờng trung học phổ thông thông

Hiện nay với quan điểm dạy học hƣớng vào ngƣời học thì việc hiểu đối tƣợng mà giáo viên đang tác động vào là vô cùng cần thiết không chỉ cho việc dạy học mà cả công tác giáo dục. Ngƣời giáo viên chỉ có thể lựa chọn các phƣơng pháp dạy học và giáo dục có hiệu quả khi hiểu đƣợc tâm lý của học sinh. Giáo viên cần nắm vững trình độ nhận thức, lứa tuổi ngƣời học, quan tâm đến thái độ hiểu rõ tính cách, khí chất và năng khiếu của ngƣời học.

Đời sống cảm xúc, tình cảm học sinh khá phong phú và đa dạng, diễn biến tình cảm phát triển theo những thang bậc, độ tuổi của học sinh. Nếu cảm xúc, tình cảm phát triển mạnh sẽ giúp học sinh say mê với môn học là cơ sở để bồi dƣỡng niềm tin, ý chí quyết tâm của ngƣời học… Ngƣợc lại, ngƣời học có tình cảm tiêu cực thì dễ chán nản, thiếu hứng thú, không kích thích đƣợc tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Hiểu rõ đời sống cảm xúc, tình cảm của học sinh chính là cơ sở để

ngƣời dạy điều chỉnh cảm xúc, bồi dƣỡng, phát triển tình cảm tích cực cho các em trong quá trình học tập. Do đó đòi hỏi ngƣời giáo viên trong quá trình dạy học cần phải quan sát thái độ, hành vi của ngƣời học qua ánh mắt, cử chỉ, mức độ chú ý… Một bài giảng hay phải tạo đƣợc hứng thú ở học sinh, bầu không khí lớp học luôn vui vẻ, các em luôn mong muốn chiếm lĩnh tri thức. Ngƣợc lại, nội dung bài giảng không thuyết phục, phƣơng pháp truyền thụ chƣa phù hợp dẫn đến các em tỏ thái độ xem thƣờng, mất hứng thú, phân tán chú ý… Mặt khác, bản thân ngƣời dạy cũng cần điều chỉnh cảm xúc theo các nội dung nhất định và diễn biến tâm lý của ngƣời học, nhất là phải giữ vững đƣợc thái độ tích cực của mình trƣớc tập thể học sinh, không bao giờ mang tâm trạng tiêu cực đến lớp học. Trên thực tế, có những giáo viên không gây đƣợc thiện cảm ban đầu với học sinh nhƣ khắt khe quá mức, coi thƣờng tập thể học sinh hoặc ám thị giả…

Hiện tƣợng ngƣời dạy không hiểu đƣợc tính cách, khí chất, năng khiếu của học sinh dẫn đến quá trình dạy học khó phát huy đƣợc sở trƣờng và những tiềm năng vốn có của các em dẫn đến các em sẽ bị mệt mỏi, nhàm chán. Bởi trong một tập thể học sinh luôn có những cá nhân với đặc điểm tâm lý riêng, có ngƣời rụt rè, nhút nhát, có ngƣời mạnh dạn, năng nổ, nhiệt tình, cần cù, chịu khó, có ngƣời rất mạnh về mặt này, yếu về mặt khác…

Trong khuôn khổ luận văn tôi chọn đối tƣợng học sinh là học sinh THPT tham gia thử nghiệm với mô hình điều chỉnh đã xây dựng bởi đối tƣợng học sinh THPT đã đƣợc phát triển khá hoàn thiện về năng lực trí tuệ và khả năng nhận thức. Học sinh hƣớng sự chú ý của mình một cách chủ định theo hứng thú đối với từng môn học. Ở học sinh THPT, tính chủ động đƣợc phát triển mạnh mẽ ở tất cả các quá trình nhận thức.Hoạt động học của học sinh trung học phổ thông đòi hỏi sự sáng tạo, những tri thức học sinh trung học phổ thông cần lĩnh hội vƣợt ra ngoài sách giáo khoa, bài giảng mà giáo viên cung cấp. Tất cả thể hiện tính năng động và độc lập trong học tập của học sinh. Điều này đòi hỏi ta phải tạo dựng đƣợc hứng thú học tập trong mỗi học sinh.

Tiến hành khảo sát tại hai khối 11 và 12 của trƣờng THPT Quế Võ 1 tại Quế Võ, Bắc Ninh. Hiện tại trƣờng THPT Quế Võ 1. Trong đó có một số nhằm khảo sát ý kiến của học sinh về việc cải thiện việc học.

Các bƣớc thực hiện thực nghiệm:

Bƣớc 1: Thiết kế mẫu phiếu khảo sát điều tra, tiến hành khảo sát. Bƣớc 2: Thu thập phiếu, loại bỏ phiếu không hợp lệ.

Bƣớc 3: Tổng hợp báo cáo kết quả

Ở bƣớc 1 tôi sử dụng phiếu khảo sát thực hiện theo phƣơng pháp điều tra giáo dục, sử dụng hệ thống các câu hỏi đã đƣợc soạn sẵn đặt ra cho nhiều ngƣời nhằm thu thập ý kiến của họ. Phiếu khảo sát đƣợc xây dựng dựa trên việc tham khảo mẫu khảo sát của các thầy cô giảng dạy tại khoa tâm lý Đại học Sƣ Phạm Hà

Nội, cùng một số tài liệu mẫu tham khảo thuộc ngành tâm lý học. Tiến hành khảo sát trên đối tƣợng chính là học sinh THPT. Nội dung phiếu khảo sát nhằm thu thập các thông tin về cảm xúc của ngƣời học khi tham gia học tập. Cách thức xây dựng phiếu khảo sát là liệt kê ra các thông tin cần thiết sao cho kết quả thu đƣợc nhiều thông tin nhất. Cụ thể đƣa ra các lí do để thu thập thông tin về việc học sinh có cảm xúc hứng thú hay chán nản với việc học khi nào, biểu hiện của học sinh khi tham gia việc học nhƣ thế nào, trạng thái cảm xúc của học sinh khi có sự thay đổi về nội dung bài học hay sự thay đổi khi tƣơng tác giữa giáo viên và học sinh thay đổi.

Tiến hành khảo sát tại hai khối 11 và 12 của trƣờng THPT Quế Võ 1 tại Quế Võ, Bắc Ninh. Hiện tại trƣờng THPT Quế Võ 1, khối 11 có 592 học sinh và khối 12 có 656 học sinh, tổng cộng là 1248 học sinh. Mỗi học sinh thực hiện khảo sát trong thời gian 15 phút, lựa chọn phƣơng án cho 12 câu hỏi trắc nghiệm. Sau đó tôi tiến hành thu thập tổng hợp kết quả từ học sinh.

Dƣới đây là kết quả nhận đƣợc từ các bƣớc trên, cùng với những nhận định đƣợc đƣa ra.

Những lí do nào khiến bạn có hứng thú học tập (đánh số từ 1 đến 8 cho những lí do có ảnh hƣởng lớn nhất đến lí do có ảnh hƣởng nhỏ hơn)

 Môn học này có nội dung hấp dẫn hơn những môn học khác

 Nội dung bài ngắn, dễ hiểu

 Giờ học có thảo luận, trao đổi xây dựng bài

 Phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên tốt

 Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo đầy đủ

 Giáo viên thƣờng xuyên động viên khuyến khích và cho điểm cao

 Khi bạn tập trung cho việc học

 Lí do khác: ... Kết quả dựa trên khảo sát 1248 học sinh:

0 20 40 60 80 100 120 xếp thứ 1 xếp thứ 2 xếp thứ 3 xếp thứ 4 xếp thứ 5 xếp thứ 6 xếp thứ 7 xếp thứ 8 lý do 1 lý do 2 lý do 3 lý do 4 lý do 5 lý do 6 lý do 7 lý do 8

Hình 2.2 Kết quả khảo sát những lí do khiến học sinh có hứng thú học tập

Học sinh có hứng thú học tập khi:

Thứ nhất là ―Khi học sinh tập trung vào việc học‖ chiếm 70,9% Thứ hai là ―Phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên tốt‖ chiếm 51,8%

Thứ ba là ―Giáo viên thƣờng xuyên khuyến khích cho điểm cao‖ chiếm 36,5% Thứ tƣ là ―Môn này có nội dung hấp dẫn hơn các môn khác‖ chiếm 41,9% Thứ năm là ―Giờ học có thảo luận, trao đổi xây dựng bài‖ chiếm 60,8% Thứ sáu là ― Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo đầy đủ‖ 54,9%

Thứ bảy là ― Nội dung bài ngắn dễ hiểu‖ chiếm 39% Thứ tám lý do khác

Qua thống kê ta thấy, phần lớn học sinh có hứng thú học tập vì những lý do sau đây: Khi học sinh tập trung vào việc học, phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên tốt, đồng thời cũng thƣờng xuyên khuyến khích cho học sinh điểm cao; môn học này có nội dung hấp dẫn hơn những môn học khác, nội dung bài ngắn dễ hiểu,

giờ học có thảo luận trao đổi xây dựng bài, sách giáo khoa tài liệu tham khảo đầy đủ.

Yếu tố tự bản thân học sinh là quan trọng nhất ảnh hƣởng đến việc học của học sinh trong lớp học truyền thống. Việc học sinh tham gia tích cực vào việc học là rất cần thiết. Yếu tố tiếp theo chính là giáo viên giảng dạy. Phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên, cách thức giáo viên tƣơng tác với học sinh. Giáo viên thƣờng xuyên khuyến khích cho điểm cao, động viên học sinh học tập, học sinh sẽ có hứng thú học tập hơn. Các yếu tố tiếp theo phụ thuộc vào nội dung môn học, nghĩa là môn học này có nội dung hấp dẫn không? Cách thức trình bày nội dung môn học này ra sao? Nội dung có lôi cuốn không? Sắp xếp có khoa học không?. Ngoài ra, khi giờ học có thảo luận, trao đổi xây dựng bài, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo đầy đủ.

Qua đây ta nhận thấy rằng, để tạo đƣợc hứng thú học tập cho học sinh trung học phổ thông nói riêng và đối tƣợng ngƣời học nói chung, giáo viên đóng vai trò không nhỏ. Tất cả phụ thuộc vào cách giáo viên trình bày vấn đề, giảng dạy nội dung môn học tạo đƣợc hứng thú cho học sinh để bản thân học sinh cảm thấy thích thú, chủ động trong việc học của mình. Trong lớp học truyền thống có sự tƣơng tác trực tiếp giữa giáo viên và học sinh nhƣng không phải lúc nào giáo viên cũng có thể dễ dàng nhận thấy thái độ hứng thú học tập hay thái độ chán học, lƣời học của học sinh. Cũng theo số liệu khảo sát đƣợc tại trƣờng THPTQuế Võ 1 khi tôi đặt câu hỏi cho học sinh nhƣ sau:

Những lí do nào khiến bạn chán học, lƣời học (đánh số từ 1 đến 8 với những lí do có ảnh hƣởng lớn nhất đến những lí do có ảnh hƣởng nhỏ nhất).

 Bài dài phải học thuộc lòng nhiều

 Nội dung bài quá khó hiểu

 Nội dung quá nhàm chán

 Giờ học ít thảo luận, tranh luận chủ yếu là thuyết trình và ghi chép

 Giáo viên ít sử dụng đồ dùng và phƣơng tiện dạy học

 Phong trào học tập của lớp kém

 Do bạn không tập trung

Dựa trên khảo sát 1248 học sinh:

Hình 2.3 Kết quả khảo sát những lí do khiến học sinh chán việc học

Học sinh chán học lƣời học khi:

Thứ 1 là ―Do bạn không tập trung‖ chiếm 60 % Thứ 2 là ― Nội dung bài quá khó hiểu‖ chiếm 43,3% Thứ 3 là ―Nội dung bài quá khó hiểu‖ chiếm 39%

Thứ 4 là ―Giáo viên ít sử dụng đồ dùng và phƣơng tiện dạy học‖ chiếm 40,64% Thứ 5 là ―Giờ học ít thảo luận, tranh luận, chủ yếu là thuyết trình và ghi chép‖ chiếm 41,9%

Thứ 6 là ―Nội dung bài quá nhàm chán‖ chiếm 48% Thứ 7 là ―Phong trào học tập của lớp kém‖ chiếm 42,7%

Qua thống kê ta nhận thấy rằng, những lý do vì sao khiến học sinh không thích thú với môn học thƣờng gặp nhƣ: Bài dài phải học thuộc lòng nhiều, nội dung bài quá khó hiểu, quá nhàm chán, giờ học ít thảo luận, tranh luận chủ yếu là thuyết trình và ghi chép, giáo viên ít sử dụng đồ dung và phƣơng tiện dạy học, phong trào học tập của lớp kém, do bản thân học sinh không tập trung.

Lý do đầu tiên khiến học sinh cảm thấy chán nản trong việc học hành đó là do học sinh không tập trung, bản thân học sinh không thích thú với môn học. Lý do thứ hai và ba là do nội dung bài quá khó hiểu ,làm cho học sinh không hiểu dẫn đến chán học, lƣời học. Lý do tiếp theo là giáo viên ít sử dụng đồ dùng và phƣơng tiện dạy học, phong trào học tập của lớp kém, giờ học ít thảo luận, tranh luận, chủ yếu là thuyết trình, ghi chép. Cuối cùng một yếu tố cũng khiến cho học sinh chán học đó là phong trào học tập của lớp kém, không có ý thức xây dựng bài.

Căn cứ dựa trên những phân tích trên ta nhận thấy rằng việc xây dựng nội dung bài học làm sao tạo đƣợc hứng thú cho học sinh là vô cùng quan trọng. Học sinh khi tham gia lớp học truyền thống đa phần cảm thấy chán vì nội dung bài quá dài, không xúc tích, cô đọng, tạo cho ngƣời học cảm giác nhàm chán. Giáo viên khi tƣơng tác trực tiếp với học sinh có thể dựa vào một số biểu hiện thể hiện ra bên ngoài của học sinh để biết đƣợc học sinh đang có hứng thú hay cảm thấy nhàm chán với bài giảng của mình. Từ đó có thể điều chỉnh nội dung bài giảng cũng nhƣ cách thức giảng dạy của mình cho phù hợp. Dƣới đây là nhƣng số liệu thống kê những biểu hiện trên lớp của học sinh hai khối 11 và 12 tại trƣờng THPT Quế Võ 1. Câu hỏi khảo sát đƣợc đƣa ra với nội dung nhƣ sau:

Trong quá trình học trên lớp, những biểu hiện dƣới đây thể hiện ở mức độ nào? (đánh dấu x vào mức độ phù hợp với bạn). Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

STT Các biểu hiện Rất thƣờng

xuyên

Thƣờng

xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

1 Tập trung chú ý nghe giảng, ghi

chép bài đầy đủ

33.9 48.07 18.03 0

2 Giơ tay phát biểu xây dựng bài 0 19.87 64.1 16.0

2 3 Trao đổi, bàn bạc với bạn bè về

những vấn đề giáo viên đƣa ra

12 56.2 25.9 5.9

4 Góp ý cho những phát biểu của

các bạn

0 19.9 72.1 8

5 Hỏi giáo viên những vấn đề còn

thắc mắc

0 21.8 78.2 0

6 Thờ ơ, làm việc riêng, không chú

ý vào bài học

9 24 54.5 12.5

Bảng 2.1 Bảng thống kê kết quả khảo sát những biểu hiện trên lớp của học sinh

Qua thống kê ta nhận thấy, trong lớp học truyền thống học sinh cũng thƣờng xuyên tập trung nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ (chiếm 48,07%), trao đổi bàn bạc với bạn bè về những vấn đề mà giáo viên đƣa ra ( chiếm 56,2%). Tuy nhiên việc giơ tay phát biểu xây dựng bài thì rất ít. Qua khảo sát chỉ có 248 học sinh (chiếm 19,9%) học sinh thƣờng xuyên tham gia xây dựng bài, còn lại có

64,1% học sinh thỉnh thoảng mới tham gia và có 16,02 % học sinh không bao giờ tham gia xây dựng. Thái độ học tập của học sinh cũng vẫn chƣa thực sự tích cực, có 72,1% học sinh thỉnh thoảng mới góp ý, xây dựng cho những phát biểu của bạn, 8 % không bao giờ và chỉ có 19,9 % là thƣờng xuyên góp ý.

Học sinh cũng chƣa chủ động hỏi giáo viên những vấn đề còn thắc mắc, 78,2% thỉnh thoảng và chỉ có 21,79% là thƣờng xuyên. Học sinh không chú ý vào bài học của mình một cách tích cực, theo khảo sát trên 1248 học sinh chỉ có 156 học sinh chiếm 12,5% là không bào giờ làm việc riếng, còn lại 54,48% thỉnh thoảng và 24% là thƣờng xuyên làm việc riêng, không chú ý tới việc học. Ngoài ra còn có 9% học sinh rất thƣờng xuyên không chú ý.

Dựa vào những kết quả trên đây, ta có thể nhận thấy một vấn đề là tại sao

Một phần của tài liệu Đánh giá trạng thái, cảm xúc của người học khi tham gia hệ thống E - learning (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)