Phương pháp nổ phá được dùng để đào đất yếu và để hạ nền đường xuống đáy khoáng chất.
Trong trường hợp đào đất yếu người ta dùng hai sơ đồ nổ phá đất: sơ đồ nổ dọc và sơ đồ nổ ngang.
Theo sơ đồ nổ dọc, các lỗ mìn được đặt thành nhiều hàng dọc theo tim đường. người ta thường nổ hàng ở giữa trước và sau khi đắp đất xong thì nổ hai hàng lỗ mìn bên cạnh. Biện pháp thi công như vậy bảo đảm cho phương tiện vận chuyển đất có thể đi lại trên phần nền đắp ở giữa để đổ đất xuống phần còn lại ở hai bên. Sau khi nổ tung đất yếu đi, thì cần phải đắp đất khoáng ngay để tránh trường hợp đất bung ở bên ngoài chảy vào chỗ đã nổ. Vì khối lượng đất đắp nhiều, lại cần phải đắp nhanh nên sơ đồ nổ dọc được dùng kết hợp với đường goòng vận chuyển đất. Đường goòng được đặt trực tiếp trên bề mặt nền đất yếu hoặc khi cần thiết thì đặt trên ván gỗ lát trên nó.
Độ dài đoạn nổ phá cần phải xác định từ điều kiện sao cho các phương tiện vận chuyển đất có thể đắp đoạn đó xong trong ngày.
Trong trường hợp có thể đắp đất từ hai phía của nền đường vào giữa và chiều dài đoạn đất yếu ngắn, thì có thể dùng phương pháp nổ dọc đắp ngang (hình 10-5); trong trường hợp việc đi lại trên nền đất yếu gặp khó khăn, người ta dùng sơ đồ nổ ngang (hình 9-6). Để bảo đảm cho đất được tung sang hai bên, các lỗ mìn được bố trí trên mặt bằng như hình 10-6a.
Lỗ mìn được khoan sâu khoảng 0,7 0,75÷ chiều sâu nền đất yếu và nghiêng góc 45-500 đối với mặt nằm ngang. Sau khi nổ xong thì phải đắp đất ngay.
Khi chiều sâu lớp đất yếu lớn (hơn 4-4,5m) mà cần phải hạ thấp nền đường xuống đáy khoáng chất, thì sau khi đã đào hoặc nổ tung một phần đất yếu và đã đắp nền đường xong, có thể dùng phương pháp nổ dưới nền đắp. Các lỗ mìn được khoan qua nền đắp xuống lớp đất yếu và được bố trí thành hàng so le như hình vẽ 10-7. Chiều sâu của lỗ mìn phải sâu hơn đáy khoáng chất 30-40cm.
Dọc theo hai chân Taluy nền đắp còn đặt hai hàng lỗ mìn cách chân khoảng 1,5-2m, chiều sâu bằng nửa chiều sâu nền đất lầy. Ngoài cùng là hai hàng lỗ mìn để tạo rãnh, đạt cách chân Taluy từ 3-5m nhằm để thu nhận bùn ở dưới bị đẩy ra. Trình tự tiến hành nổ được trình bày trên hình 10-8. Đầu tiên, nổ các lỗ mìn dưới nền đắp để nâng nó lên cao, đồng thời nổ các lỗ mìn tạo rãnh. Khi nền đắp bắt đầu rơi xuống thì cho nổ các lỗ mìn ở chân taluy nhằm mục đích làm rời rạc đất bùn, bảo đảm cho nền đắp có thể hạ xuống đáy khoáng chất. Thời gian nổ chậm khoảng 2-4 giây. Lượng thuốc nổ để nâng cao nền đường cần khoảng 0,45kg đối với mỗi m3 đất đắp và không tính cho đất ở taluy. Để tiến hành phương pháp nổ dưới nền đắp cần có các phương tiện khoan lỗ mìn và nạp thuốc.