XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG TRONG TRƯỜNG HỢP TUYẾN CẢI TẠO – NÂNG CẤP §1 Nhiệm vụ yêu cầu và đặc điểm việc xây dựng nền đường nâng cấp cải tạo

Một phần của tài liệu Chương VII: Thi công nền đường bằng phương pháp nổ phá (Trang 41 - 45)

η hiệu suất động cơ điện, η =0,85 số lượng sung bắn nước cần thiết la (S)

XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG TRONG TRƯỜNG HỢP TUYẾN CẢI TẠO – NÂNG CẤP §1 Nhiệm vụ yêu cầu và đặc điểm việc xây dựng nền đường nâng cấp cải tạo

§1. Nhiệm vụ yêu cầu và đặc điểm việc xây dựng nền đường nâng cấp - cải tạo

Ở nước ta do yêu cầu của sự nghiệp bảo vệ đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội nên đã, đang và sẽ cải tạo, nâng cấp hàng loạt tuyến đường sẵn có. Đây là nhiệm vụ nặng nề và do điều kiện thi công của nó nên có khi còn phức tạp hơn cả công việc xây dựng các tuyến đường mới.

Khi tiến hành cải tạo nâng cấp một tuyến đường thì nhiệm vụ xây dựng nền đường gồm có các công việc sau:

- Mở rộng nền đường cũ để đạt được bề rộng theo tiêu chuẩn cấp hạng mới; tùy theo vị trí tuyến đường cải tạo trùng dịch nhiều hoặc ít so với tuyến đường cũ, nền đường cũ sẽ phải mở rộng cả hai bên đối xứng hay không đối xứng hoặc về một bên như hình 9-1.

- Đắp nâng cao hoặc đào hạ thấp nền đường cũ để đặt cao độ thiết kế mới như hình 9-2.

- Xây dựng các đoạn nền đào hoặc đắp hoàn toàn mới ở những nơi vì yêu cầu kinh tế kỹ thuật mà tuyến cải tạo đi cách xa, bỏ hẳn tuyến cũ.

- Gia cố taluy và có các biện pháp khác trừ bỏ các hiện tượng trụt lở nền đường hoặc xói lở nền đường do nước mặt gây ra.

Yêu cầu đối với việc thi công nền đường trong trường hợp tuyến nâng cấp mở rộng cũng như đối với các biện pháp và kỹ thuật thi công, về cơ bản là giống như việc thi công đối với tuyến đường mới. Tuy nhiên có thêm một yêu cầu cần đặc biệt chú ý đó là cần thi công sao cho đảm bảo chất lượng nền mới làm, mới mở rộng đạt được

tốt như phần nền cũ. Nhất là phần nền dưới mặt đường, cũng như đảm bảo tiếp xúc giữa phần mới và phần cũ được tốt.

Chọn biện pháp thi công và tổ chức thi công nền đường nâng cấp mở rộng cần phải chú ý đến các đặc điểm và điều kiện sau:

- Đa số các trường hợp công việc thi công sẽ tiến hành trong điều kiện phải đồng thời đảm bảo giao thông bình thường trên tuyến.

- Diện thi công hẹp (bề rộng mở thêm có thể hẹp như ở hình 9-1), chiều cao đào đắp thêm tương đối nhỏ (như hình 9-2); việc đổ đất thừa hoặc mượn đất thùng đấu thường gặp trở ngại do đã có đường cũ (có thể phải chuyển đất sang nền đường cũ).

- Chính do những đặc điểm này nên việc thi công nền đường tuyến nâng cấp mở rộng nhiều khi khó khăn và phức tạp hơn so với thi công tuyến mới.

§2. Đặc điểm xây dựng nền đường tuyến nâng cấp mở rộng

1. Nền đào chứ L, hoặc đào hoàn toàn ở tuyến đường nâng cấp mở rộng đều có thể có trường hợp vừa mở rộng vừa gọt thấp độ caohay chỉ mở rộng chứ không thay đổi độ cao.

Trường hợp đào chữ L hoặc đào hoàn toàn chỉ mở rộng chứ không thay đổi độ cao thì tùy theo bề rộng mở thêm ∆b lớn hay bé mà có thể áp dụng các biện pháp thi công dưới đây:

+ Nếu bề rộng mở thêm tương đối lớn (∆ ≥b 4m) và theo chiều dọc đủ dài để máy làm việc được an toàn thì có thể đưa máy ủi lên phía trên đỉnh taluy nền đường cũ tiến hành mở rộng bằng cách đào từ trên xuống dưới như sơ đồ hình 9-3.

+ Đất đào ra đẩy hết xuống nền đờng cũ và ở đây lại bố trí máy ủi hoặc máy san chuyển đất đến chỗ đổ đất thừa (có thể là đẩy chéo qua phần mặt đường cũ sang phía vực hoặc chuyển dọc nếu là trường hợp nền đào hoàn toàn).

Chú ý rằng muốn đưa máy lên trong trường hợp địa hình khó khăn thì phải dùng nhân lực mở đường và tạo nên một dải bằng phẳng rộng hơn 4m ở phía trên đỉnh taluy nền đường cũ để máy làm việc được an toàn.

Nếu bề rộng mở thêm hẹp (∆ <b 4,0m) và phạm vi làm việc trên đỉnh taluy đường cũ chật chội, nguy hiểm thì không đưa máy lên làm từ trên xuống được. Lúc này nều chiều cao taluy nền đường tương đối thấp, cụ thể là nhở hơn hoặc bằng chiều cao mặt đào lớn nhất cho phép đối với các loại máy đào gầu thuận (thường là dưới 6,0m), thì có thể dùng máy đào gầu thuận đào như ở hình 9-4. Đất đào sẽ trực tiếp đổ ra phía bên kia nền đường, nếu bán kính đổ đất của máy đào lớn hơn bề rộng nền đường cũ khi đào chữ L, hoặc đổ thành đống ngay trên đường cũ rồi máy ủi hoặc máy san chuyển tiếp các khối đất về chỗ đổ đất. Ngược lại nếu chiều cao taluy nền đào lại thấp quá thì có thể dùng phương án thi công bằng máy ủi đi ngang trên nền đường cũ và dùng lưỡi ủi xén lấy đất lấn dần theo hướng ngang (áp dụng cách xén đất theo bờ thành đứng, lưỡi ủi vừa nâng cao vừa húc một bên mép vào thành đứng) như hình 9-5; sau khi xén máy ủi lại chuyển tiếp đất đi.

Trường hợp bề rộng mở thêm hẹp nhưng chiều cao taluy lại cao (H 6,0m> ) thì các phương án dùng máy ủi hay máy đào để trực tiếp đào đất đều trở ngại và lúc này có thể dùng phương án thi công nổ phá đất, kết hợp máy ủi. Thiết kế nổ phá phần nền mở rộng lúc này cũng tiến hành giống như đã trình bày ở chương VII và tùy theo có thể cho nổ tung sụp (đất đại bộ phận sẽ đổ xuống nền đường cũ) hoặc cho nổ tung với chỉ số n thích đáng để một phần đất có thể tung qua nền đường (như vậy dễ dàng khai thông đường một cách nhanh chóng), khi chọn phương án cần đặc biệt chú ý khả năng mất ổn định của taluy do nổ phá gây nên. Sau khi nổ phá phải tập trung máy chuyển đất với tinh thần hết sức khẩn trương để chống tắc đường, bảo đảm giao thông.

Thi công trường hợp nền đào mở rộng không thay đổi độ cao này còn cần phải chú ý đến chất lượng việc thi công đắp lại các rảnh biên của nền cũ. Trước khi đắp phải vét sạch rãnh, dãy thật sạch cỏ và phải cố gắng đầm nén kỹ, nếu không mặt đường sau dễ bị phá hoại tại đây. Lấp rãnh cũ phải làm từ phía trên dốc dần dần xuống thấp để bảo đảm thoát nước trong quá trình thi công.

Trường hợp nền đào chữ L hoặc đào hoàn toàn vừa mở rộng lại vừa gọt thấp độ cao thì cũng vẫn dùng các biện pháp thi công nói trên để thi công phạm vi mở rộng nền đường. Sau khi mở rộng đạt đến độ cao nền đường cũ mới bắt đầu thi công hạ thấp độ cao đồng thời cả phần nền cũ và mới.

Để đảm bảo giao thông trong quá trình thi công nền đào tuyến nâng cấp mở rộng cần chú ý:

+ Phá đất đến đâu phải chuyển hết đi đến đó, mỗi ngày đều phải gạt sạch đất rơi vãi trên mặt đường cũ đề phòng mưa xuống gây trơn lầy.

+ Cố gắng bố trí thi công sao cho mặt đường cũ được giữ đến sau cùng (đến lúc bắt buột phải phá đi để tiếp tục thi công các bước sau).

Để đảm bảo cường độ nền đất phần mới mở rộng đạt tương tự như nền đường cũ đã có xe chạy qua lâu, khi thi công cần lu lèn thích đáng trên phạm vi nền đào mới mở rộng.

2. Phần nền đường đắp trên tuyến mở rộng thường gồm các trường hợp mở rộng (một bên hoặc cả hai bên) nhưng không nâng cao và trường hợp vừa mở rộng vừa nâng cao.

Thi công phần nền đường đắp mở rộng phải giải quyết vấn đề lấy đất đắp ở đâu cùng một lúc với vấn đề chọn biện pháp thi công tùy theo bề rộng mở thêm và chiều cao nền đắp. Nhưng để đảm bảo tiếp xúc tốt giữa phần nền mới với nền cũ và đảm bảo cường độ nền mới đắp, nên yêu cầu chung đối với mỗi trường hợp đều phải đánh bật mái taluy nền đắt cũ trước khi đắp phần mới và phải lấp theo từng lớp từ dưới lên có đầm nén kỹ, tuyệt đối không đắp mở rộng theo lối lấn ngang vì không đảm đàm nén, mưa lũ làm lún gãy, sụt lỡ. Ngoài ra đất đắp nên cố gắng chọn cùng loại với phần nền đắp cũ.

Về biện pháp thi công nói chung có thể tùy trường hợp mà sử dụng cơ giới là chính hoặc thủ công là chính. Trong trường hợp mở rộng thêm đủ rộng để máy có thể đi lên được và đất lấy từ thùng đấu ngay bên cạnh thì vẫn có thể dùng máy ủi đẩy đất lên hoặc dùng máy xúc chuyển đi theo sơ đồ hình elip hoặc các sơ đồ khác để đắp phần mở rộng. Trong điều kiện bằng phẳng và đoạn đắp tương đối dài cũng có thể dùng máy xúc chuyển cao . Trường hợp bề rộng mở thêm hẹp (<3,0 4,0m÷ ) hoặc trường hợp đắp trên sường dốc mà phần mở thêm lại ở phía thấp thì không thể dùng máy lấy đất trực tiếp từ các thùng đấu bên cạnh để đắp được; lúc này hoặc là dùng biện pháp thi công thủ công hoặc là dùng phương án chuyển đất bằng các loại máy (ủi, xúc chuyển, ô tô, …) từ các đoạn nền đào mở rộng hay từ các mỏ đặt dọc tuyến đến và từ phần trên nền đường cũ đẩy đất xuống để đắp phần mở rộng. Chú ý rằng đất đổ xuống tới đâu phải dùng nhân lực san thành lớp và đầm nén tới đó.

Trong các trường hợp nói trên, nói chung nên dùng các loại máy đầm có khả năng làm việc trên diện công tác hẹp như đầm nhảy cóc diêzen, đầm bản hay hoặc dùng các máy ủi, máy xúc chuyển để tiến hành đầm nén đất. Chỉ cần đưa các loại máy lu xuống khi địa hình cho phép, khối lượng công tác lớn, đắp mở thêm trên các đoạn dài, và đặc biệt khi bề rộng mở thêm đủ rộng (>4,0m).

Sau khi đã hoàn thành phần việc thi công mở rộng thì có thể dùng mọi biện pháp như đối với việc thi công nền đường mới để tiếp tục tôn cao nền đắp đạt đến cao độ thiết kế mới. Tuy nhiên cần phải tùy theo bề dày cần tôn cao so với mặt đường cũ là lớn hay nhỏ để có biện pháp xử lý thích đáng. Vấn đề này phải xét đến ngay từ khi thiết kế tuyến, và nói chung phải xử lý sao cho tận dụng được mặt đường cũ , cũng như tránh được tình trạng phải đắp thêm lên một lớp đất quá mỏng trên mặt đường cũ rồi mới làm mặt đường mới. Nếu bề dày cần tôn cao chỉ lớn hơn bề dày toàn bộ kết cấu mặt đường mới sau khi nâng cấp không nhiều lắm và nếu không quá tốn kém thêm thì khi thi công, theo quan điểm nói trên, có thể đề xuất biện pháp tăng dày tầng vật liệu rẻ tiền trong kết cấu mặt đường để đạt được độ cao thiết kế mới. Các trường hợp khác có bề dày cần tôn cao lớn thì nói chung khi thi công đều cần suy xét xem có nên đào xáo xới lấy lại vật liệu lớp mặt đường cũ rồi mới tiếp tục đắp đất lên hay cứ tiếp tục đắp đất lên lớp mặt đường cũ. Trong điều kiện vật liệu địa phương khan hiếm, chất lượng mặt đường cũ còn sử dụng được và trường hợp lớp đất cần đắp thêm quá mỏng thì nên đào xáo xới lấy lại vật liệu lớp mặt đường cũ; lúc này có thể dùng máy cày cày mặt đường cũ và dùng máy san hay máy ủi gạt vật liệu mặt đường cũ vừa cày lên để thành đống ở những chỗ không trở ngại cho quá trình thi công đắp tiếp theo.

Một biện pháp khác để thi công các nền đắp tương đối thấp trên các tuyến nâng cấp mở rộng là: phá bỏ phía trên nền đắp cũ và lấy đất đó đắp sang phần mở rộng, cho đến độ cao giữa phần nền cũ và phần mở rộng bằng nhau thì tiếp tục lấy đất ở phần thùng đấu hoặc là các nơi khác đắp tiếp đến độ cao thiết kế (hình 9-7).

Ưu điểm của biện pháp thi công này là có thể hoàn toàn thi công bằng cơ giới ngay cả trong trường hợp nền đắp có bề rộng mở thêm hẹp, đồng thời bảo đảm chất lượng đầm nén và cường độ nền đường được đồng đều trên toàn bề rộng nền đường mới nâng cấp. Nhược điểm của nó là không tận dụng mặt đường cũ, cũng như phần nền cũ có cường độ cao nhờ đã trải qua thời gian chịu tác dụng xe chạy, đồng thời có khó khăn về mặt bảo đảm giao thông trong lúc thi công phá bỏ phía trên phần nền cũ.

Để tranh thủ sử dụng cơ giới nhằm tăng nhanh tốc độ thi công trong trường hợp nền đắp có bề rộng mở thêm hẹp đôi khi cũng có thể chịu đắp rộng hơn so với bề rộng mở thêm thiết kế sao cho máy có đủ diện công tác cần thiết, dù rằng như vậy khối lượng đắp có tăng lên.

Để đảm bảo giao thông trong quá trình thi công nền đắp tuyến nâng cấp mở rộng cũng cần chú ý các biện pháp như đã nói ở trên đối với quá trình thi công nền đào tuyến nâng cấp mở rộng.

3.Thi công đường nửa đào nữa đắp tuyến nâng cấp mở rộng cũng vận dụng các biện pháp nói trên cho phần đào và phần đắp.

Trên đây đã trình bày các đặc điểm và biện pháp thi công nền đường tuyến nâng cấp mở rộng đối với các trường hợp khác nhau. Cần nhấn mạnh rằng: nếu không quán triệt quan điểm thi công như trên trong khi tiến hành lập đồ án thiết kế một tuyến đường nâng cấp mở rộng thì quá trình thi công sau đó sẽ gặp rất nhiều khó khăn nhất là trong điều kiện dùng cơ giới để thi công. Vì thế trước khi thi công cần xem xét lại đồ án thiết kế và trên cơ sở vẫn đảm bảo các yêu cầu toàn diện khác cố gắng đề xuất những ý kiến sửa đổi thích đáng nhằm tạo thuận lợi cho quá trình xây dựng tuyến nâng cấp mở rộng. Riêng về mặt thi công nền đường cụ thể là: sửa đổi sao cho bảo đảm diện công tác tối thiểu để có thể dùng các loại máy tiến hành thi công, cũng như sao cho tranh thủ được chỗ lấy đất, đổ đất thuận tiện cho quá trình thi công.

§3. Tính khối lượng công tác đất nền đường trong trường hợp tuyến nâng cấp mở rộng.

Như đã biết khối lượng công tác đất nền đường tuyến nâng cấp mở rộng có đặc điểm là phân bố không đồng đều trên mặt cắt ngang cũng như thay đổi dọc theo tuyến tương đối nhiều; thường chỉ mở rộng thêm về một bên, hoặc trên một đoạn ngắn có thể đang mở rộng thêm về phía bên này lại chuyển sang mở rộng thêm về phía bên kia (như ở chỗ cuối đường vòng trước chuyển sang điểm đầu đường vòng ngược chiều tiếp theo sau đó). Vì thế để đảm bảo tính toán tương đối chính xác khối lượng đất khi thi công, nhất là khi tiến hành khoán hoặc thanh toán lương theo sản phẩm cần chú ý mấy biện pháp chung sau:

- Cần cấm thêm và đo thêm các mặt cắt ngang cần thiết ở những chỗ đặc trưng cho khối lượng đất biến đổi. Không nên phụ thuộc và chỉ giới hạn ở các cọc đăng kí lại tuyến cũ; nói chung mặt cắt ngang phải làm nhiều hơn, dày hơn so với tuyến đường mới.

- Khi tính khối lượng đất nên phân chia mặt cắt ngang thành nhiều phần riêng để tính diện tích, ít nhất cũng nên phân thành hai phần: phần mở rộng thêm và phần diện tích tôn cao hoặc hạ thấp toàn bộ nền đường.

- Đặc biệt là tính toán khối lượng đất nền đường mở rộng tại các đoạn đường vòng nếu theo cách tính lấy diện tích mở rộng trung bình nhân với cự ly theo tim đường giữa hai mặt cắt ngang liền nhau như hiện nay thì rất dễ bị những sai sót rất lớn.

Qua hai hình 9-8 và 9-9 dễ dàng thấy rằng nếu tính khối lượng đắp trường hợp nền mở rộng ở đoạn đường vòng theo công thức thường dùng:

( )3 1 2 1.2 F F V .L m 2 + =

Trong đó L1.2: là cự ly mặt cắt ngang 1,2 tính theo tim đường (các kí hiệu khác như ghi ở hình vẽ), thì kết quả tìm được sẽ lớn hơn thực tế đối với trường hợp hình 9-8 và nhỏ hơn thực tế đối với hình 9-9. Nếu trong một đoạn

Một phần của tài liệu Chương VII: Thi công nền đường bằng phương pháp nổ phá (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w