η hiệu suất động cơ điện, η =0,85 số lượng sung bắn nước cần thiết la (S)
XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT §1 Nền đường trên nền đất yếu
§1. Nền đường trên nền đất yếu
Nền đất yếu là một khái niệm khá rộng, nó bao gồm từ các đất khoáng có sức chịu tải kém đến các loại lầy than bùn hoặc lầy bùn hữu cơ với mức độ phân hủy khác nhau. Do nguồn gốc cấu tạo và điều kiện hình thành mà tính chất làm việc của chúng dưới tác dụng của tải trọng bên ngoài rất khác nhau. Vì vậy người ta dùng các biện pháp kỹ thuật khác nhau để xử lý nền đường đắp trên đất yếu. trong xây dựng đường ô tô thường dùng các biện pháp kỹ thuật sau:
1. Không cho nền đất yếu làm việc bằng cách đào bỏ hoàn toàn lớp đất yếu: hạ nền đắp xuống đáy khoáng chất hoặc làm cầu cao giá (hình 10-1).
2. Sử dụng khả năng chịu tải của nền đất yếu bằng cách:
a) Giảm áp lực của nền đắp tác dụng lên bề mặt nền đất yếu và tăng khả năng chịu tải của nó, làm nền đường bằng vật liệu nhẹ như bê tông nhẹ, nền đường đặt trên bó cành cây rải trên lầy, làm đê phản áp. b) Tăng nhanh thời gian biến dạng cố kết của nền đất yếu bằng cách gia tải nền đắp, làm cọc cát, rãnh cát
(hình 10-2), làm cọc cát và rãnh cát còn có tác dụng tăng độ chặt của đất yếu. 3. Biện pháp trung gian giữa hai biện pháp trên là đào bỏ một phần đất yếu.
Việc quyết định chọn biện pháp kỹ thuật nào là phụ thuộc tính chất của đất yếu và chiều sâu của nó, cấp hạng đường; khả năng thi công và phải dựa trên cơ sở so sánh kinh tế kỹ thuật.
Để xây dựng nền đường trên đất yếu, người ta sử dụng phương pháp thi công bằng máy hoặc bằng máy kết hợp với nổ phá.
Phương pháp thi công cọc cát và rãnh cát có những đặc điểm của nó, vì vậy được trình bày thành mục riêng trong chương này.