(Nguồn: Số liệu tính được từ Báo cáo kết quả kinh doanh)
Nhìn vào biểu đồ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, ta có thể thấy được sự tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế của Công ty trong 3 năm. Năm 2012, lợi nhuận sau thuế là 6.790.598.942 đồng, tăng 16,17% so với năm 2011. Năm 2013 lợi nhuận lại tiếp tục tăng lên 7.835.365.477 đồng, tương ứng tăng lên 15,39% so với năm 2012. Mặc dù doanh thu thuần tăng nhưng do giá vốn hàng bán của Công ty cũng tăng cao, từ năm 2011 đến năm 2013 kéo theo lợi nhuận sau thuế của Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị giáo dục miền Bắc tăng nhưng không nhiều. Nhìn vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh, doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty luôn đạt những con số lớn nhưng lợi nhuận sau thế đạt được lại nhỏ hơn rất nhiều so với doanh thu. Cho thấy, quá trình sản xuất – kinh doanh của Công ty đã phát sinh nhiều chi phí và các khoản như nguyên vật liệu đầu vào, chi phí bảo quản, chi phí vận chuyển khiến cho lợi nhuận cuối cùng mà Công ty đạt được trong giai đoạn 2011 – 2013 thường nhỏ hơn rất nhiều so với doanh thu.
Nhận xét: Qua bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả kinh doanh, nhìn
chung Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị giáo dục miền Bắc vẫn đang giữ vững tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định trong năm 2013. Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của Công ty năm 2013 tăng so với hai năm 2011, 2012. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang được mở rộng trong năm 2013 và sẽ tiếp tục vào các năm tiếp theo, đồng thời Công ty cần cải thiện lại chính sách cũng như công tác quản lý để tăng doanh thu và lợi nhuận trong năm tới. Điều đó sẽ giúp Công ty ngày càng nâng cao được vị thế của mình trên thị trường.
2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị giáo dục miền Bắc giai đoạn năm 2011 – 2013 Thiết bị giáo dục miền Bắc giai đoạn năm 2011 – 2013
Thực trạng quy mô và cơ cấu tài sản ngắn hạn 2.2.1. 5,845,448,489 6,790,598,942 7,835,365,477 0 2,000,000,000 4,000,000,000 6,000,000,000 8,000,000,000 10,000,000,000
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận sau thuế sau thuế
Bảng 2.3. Cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty 2011-2013
(Đơn vị tính: đồng Việt Nam)
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch so 2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch so 2011 Chênh lệch so 2012 Tổng tài sản ngắn hạn 56.718.693.710 100 54.610.145.344 100 (3,72) 66.134.170.060 100 114,25 1,09
Tiền và các khoản tương đương 6.145.498.099 10,84 16.229.714.027 29,72 164,09 18.600.857.390 28,13 202,67 14,61
Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn 889.900.000 1,57 992.160.000 1,82 11,49 575.420.000 0,87 (35,34) (42,00)
Khoản phải thu ngắn hạn 13.047.431.149 23,00 14.545.085.867 26,63 11,48 17.167.492.021 25,96 31,58 18,03
1.Phải thu khách hàng 12.262.516.476 21,62 14.110.008.782 25,84 15,07 16.880.746.348 25,52 37,66 16,41
2.Trả trước cho người bán 703.157.496 1,24 225.176.083 0,41 (67,98) 624.606.221 0,94 (11,17) 177,39
3.Các khoản phải thu khác 81.757.177 0,14 209.901.002 0,38 156,74 527.548.685 0,79 545,26 151,33
Hàng tồn kho 29.343.012.185 51,73 20.686.248.061 37,88 (29,50) 25.291.263.547 38.24 (13,81) 22,26
Tài sản ngắn hạn khác 7.292.843.277 12,86 2.156.937.389 3,95 (70,42) 4.499.137.102 6,80 (38,31) 108,59
1.Chi phí trả trước ngắn hạn 1.904.381.319 3,36 1.687.901.307 3,09 (11,37) 3.104.202.823 4,69 63,00 83,91
2.Thuế GTGT được khấu trừ 216.469.958 0,38 182.986.082 0,34 (15,47) 160.857.551 0,24 (25,69) (12,09)
4.Tài sản ngắn hạn khác 5.171.992.000 9,12 286.050.000 0,52 (94,47) 125.000.000 0,19 (97,58) (56,30)
Quy mô tài sản ngắn hạn:
Nhìn vào bảng cơ cấu tài sản ngắn hạn, ta có thể thấy quy mô tài sản ngắn hạn qua từng năm là rất lớn và thay đổi lên xuống qua từng năm. Năm 2011, tổng tài sản ngắn hạn là 56.718.693.710 đồng. Sang đến năm 2012, tổng tài sản ngắn hạn giảm xuống là 54.610.145.344 đồng, tương đương giảm 3,72% so với năm 2011. Năm 2013, tài sản ngắn hạn đã có xu hướng tăng trở lại và đạt con số 66.134.170.060 đồng, tương ứng tăng 14,61% so với năm 2012, được thể hiện thông qua các mục lớn thuộc tài sản ngắn hạn như: Tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác …
Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền: Quy mô tiền và các khoản tương đương
tiền Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị giáo dục miền Bắc trong giai đoạn năm 2011 – 2013 luôn tăng qua từng năm, cụ thể: Năm 2012 là 16.229.714.027 đồng, tăng 164,09% so với năm 2011. Năm 2013 là 18.600.857.390 đồng, tăng 14,61% so với năm 2012. Mặc dù, quy mô tiền và các khoản tương đương tiền là tăng qua 3 năm, nhưng lượng tiền mặt lại giảm qua từng năm và lượng tiền gửi ngân hàng tăng lên, cho thấy Công ty đã lường trước được sự mất mát cũng như khả năng sinh lời kém từ việc dự trữ nhiều lượng tiền mặt nên đã sử dụng phương thức an toàn và có khả năng sinh lãi đó là tiền gửi ngân hàng. Do vậy, trong 2 năm 2012 và 2013, Công ty đã chủ yếu sử dụng các khoản tiền gửi ngân hàng và các khoản tương đương tiền, cùng với doanh thu đến từ các khoản chiết khấu nhanh từ các nhà cung cấp đã mang lại lợi nhuận khả quan cho Công ty. Ngoài ra, việc sử dụng nhiều tiền gửi ngân hàng và các khoản tương đương tiền đã làm giảm mất mát và giảm chi phí phát sinh từ việc để thất thoát tiền mặt, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.
Các khoản phải thu ngắn hạn: Quy mô các khoản phải thu của Công ty tại năm
2013 là 17.167.492.021 đồng, tăng 18,03% so với năm 2012. Năm 2012, khoản phải thu ngắn hạn của Công ty là 14.545.085.867 đồng, tương ứng tăng 11,48% so với năm 2011. Các khoản phải thu tăng cho thấy Công ty đã thu hút được thêm khách hàng và gia tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm trong giai đoạn 2011 – 2013, đem lại lợi nhuận lớn cho Công ty. Tuy nhiên, có thể thấy số lượng các khoản phải thu trong 3 năm đều luôn ở mức cao, dẫn tới năm 2013, Công ty đã phải bỏ ra một khoản dự phòng phải thu khó đòi, điều này tuy chưa ảnh hưởng đến lợi nhuận thu về vì Công ty có thể thu hồi được lượng vốn trong thời gian ngắn. Nhưng để doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn lớn điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của Công ty buộc Công ty phải có các chính sách nhằm thu hồi nợ sớm. Dù còn lượng phải thu lớn, nhưng trong 3 năm, Công ty vẫn có những phương thức để thu hẹp thời gian thu hồi các khoản phải thu, không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận, từ đó vẫn đảm bảo hiệu quả trong quá trình sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị giáo dục miền Bắc.
Hàng tồn kho: Quy mô hàng tồn kho trong giai đoạn 2011 – 2013 luôn chiếm tỉ
trọng lớn trong quy mô tài sản ngắn hạn. Lợi nhuận thu được từ việc tiêu thụ hàng hóa, thành phẩm của Công ty luôn ở mức cao và mang lại nhiều doanh thu. Tuy nhiên, vì số lượng hàng tồn kho cao khiến cho chi phí quản lý cũng vì thế mà luôn ở mức tương đối lớn. Tuy vậy, trong 3 năm, Công ty luôn cố gắng để tiêu thụ lượng hàng hóa ổn định để lợi nhuận thu về đủ để bù đắp chi phí quản lý kho. Vì thế, có thể thấy, Công ty đang sử dụng hiệu quả hàng tồn kho.
Cơ cấu tài sản ngắn hạn:
Nhìn chung, thông qua bảng cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị giáo dục miền Bắc giai đoạn năm 2011-2013, ta có thể thấy tỷ trọng của các khoản mục trong cơ cấu tài sản ngắn hạn thay đổi không đều nhau và không đồng đều qua các năm. Lý do của sự chênh lệch tỷ trọng này là mỗi năm Công ty lại có những khoản thu, khoản chi khác nhau, cùng với đó là những tác động từ thị trường và của cả nền kinh tế dẫn đến những ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực trong tỷ trọng các khoản mục của cơ cấu tài sản ngắn hạn. Cụ thể như sau:
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị giáo dục miền Bắc giai đoạn năm 2011 – 2013
(Nguồn: Số liệu được lấy từ bảng cơ cấu tài sản ngắn hạn)
Qua các biểu đồ ở trên ta có thể nhận thấy rằng hàng tồn kho và các khoản phải thu là 2 chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 10.84 29.72 28.13 1.57 1.82 0.87 23 26.63 25.96 51.73 37.88 38.24 12.86 3.95 6.8 Tài sản ngắn hạn khác Hàng tồn kho
Các khoản phải thu Đầu tư tài chính ngắn hạn
Tiền và các khoản tương đương
Cơ cấu tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền: Năm 2011 lượng tiền và các khoản tương đương tiền do Công ty nắm giữ không cao, chiếm tỷ trọng 10,84% trong tổng tài sản ngắn hạn. Tiền và các khoản tương đương tiền rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Công ty, nó đáp ứng kịp thời cho mọi nhu cầu chi tiêu của Công ty, không những vậy tiền giúp Công ty có được khả năng thanh toán nhanh, đảm bảo sự an toàn trong kinh doanh. Việc nắm giữ 10.84% trên tổng tài sản ngắn hạn tuy không hề nhỏ nhưng nếu cần huy động để đảm bảo các khoản thanh toán nhanh, thanh toán tức thời lớn thì cần tăng thêm lượng tiền và các khoản tương đương tiền trong Công ty. Ngoài ra, từ bản báo cáo thuyết minh tài chính, ta có thể thấy các khoản tương đương tiền tại năm 2011 bằng 0. Việc huy động một lượng lớn tiền mặt nếu cần thiết trong khoản thời gian ngắn thường là rất khó khan và các khoản tương đương tiền có thể thay thế phần nào lượng thiếu hụt về tiền mặt, nên việc lưu trữ khoản tương đương tiền với số lượng nhất định là điều cần thiết đối với Công ty. Nhận thấy được việc nắm giữ tiền và các khoản tương đương tiền có thể mang lại khó khăn, Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị giáo dục miền Bắc đã chủ động tăng lượng tiền và các khoản tương đương tiền nắm giữ của mình lên 598.820.527 đồng vào năm 2012 và 16.229.714.027 đồng, chiếm tỷ trọng 29,72% tại năm 2012 và 18.600.857.390 đồng, chiếm tỷ trọng 28,13% vào năm 2013. Tuy nhiên, Công ty lựa chọn việc nắm giữ tiền mặt tại năm 2012 và 2013 khá ít, thay vào đó là khoản tiền gửi ngân hàng và các khoản tương đương tiền khá cao, từ đó giúp gia tăng tiền lãi của Công ty. Việc quản lý vốn bằng tiền của Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị giáo dục miền Bắc đòi hỏi phải theo dõi thường xuyên vì lượng vốn bằng tiền rất lớn, đồng thời duy trì lượng vốn bằng tiền hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán cho Công ty mà không làm ứ đọng vốn, có như vậy việc kinh doanh mới phát triển, mang lại lợi lợi nhuận về cho Công ty, cho thấy hiệu quả trong việc sử dụng tài sản ngắn hạn.
Cơ cấu các khoản phải thu: Có thể nhận thấy các khoản phải thu của Công ty tăng qua từng năm và luôn chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng tài sản ngắn hạn. Cụ thể, năm 2011, các khoản phải thu của Công ty là 13.047.431.149 đồng, chiếm tỷ trọng 23%. Sang đến năm 2012, số tiền các khoản phải thu tăng lên 14.545.085.867 đồng, chiếm tỷ trọng 26,63%, số tiền này tiếp tục tăng lên 17.167.492.021 đồng tại năm 2013. Trong đó, khoản phải thu khách hàng luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong các khoản phải thu, với đặc thù là Công ty in ấn và kinh doanh mặt hàng SGK, STK, thiết bị giáo dục trên địa bàn rộng khắp cả miền Bắc với rất nhiều trường và các nhà sách bán lẻ, với số lượng lớn, thì việc cho khách hàng trả chậm, trả nhiều lần là điều khá thường xuyên. Điều này có thể giúp tạo dựng các mối quan hệ và thu được nhiều phản hồi tốt từ khách hàng. Tuy nhiên, vẫn luôn cần phải quản lý thật chặt chẽ các khoản phải thu khác hàng, nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến việc xoay vòng vốn của Công ty
trong các chu kỳ sản xuất tiếp theo. Việc Công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều, làm phát sinh chi phí quản lý nợ và rủi ro nợ khó đòi là rất dễ xảy ra nếu Công ty không có những chính sách, biện pháp quản lý thích hợp.
Cơ cấu hàng tồn kho: Trong các khoản mục của tài sản ngắn hạn của Công ty
Cổ phần Sách và Thiết bị giáo dục miền Bắc trong giai đoạn năm 2011 - 2013, hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2011, hàng tồn kho chiếm 51,73% trong tổng tài sản ngắn hạn, đến năm 2012 thì tỷ trọng hàng tồn kho có xu hướng giảm đi khi chỉ còn chiếm 37,88% tổng số tài sản ngắn hạn. Đến năm 2013, tỷ trọng hàng tồn kho có xu hướng tăng trở lại lại khi chiếm tỷ trọng còn 38,24%. Sự thay đổi rõ rệt của hàng tồn kho trong năm 2012 so với năm 2011 là do Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị giáo dục miền Bắc đã đẩy mạnh hợp tác, phân phối các mặt hàng của Công ty với nhiều trường học và các đại lý bán lẻ, vì thế lượng hàng hóa tồn kho đã giảm đi đáng kể. Ngoài ra, cùng với sự tăng rất đáng kể của khoản phải thu khách hàng trong năm 2012, có thể dễ dàng nhận ra Công ty đã phân phối lượng hàng hóa rất lớn. Tuy nhiên, đến năm 2013, nhận thấy tình hình kinh tế có nhiều biến động, và giá cả của nguyên liệu đầu vào tăng cao, được thể hiện qua khoản mục phải trả người bán trong bảng cân đối kế toán, Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị giáo dục miền Bắc đã chủ động nắm giữ lượng hàng hóa tồn kho lớn nhằm đáp ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp của Công ty. Tuy nhiên việc lưu giữ một lượng lớn hàng tồn kho đã làm tăng một số chi phí phát sinh đồng thời việc hàng lưu kho quá lâu khó có thể luân chuyển cũng như đảm bảo chất lượng. Có thể thấy, lượng hàng tồn kho trong 3 năm 2011 – 2013 phản ánh công tác sử dụng hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị giáo dục miền Bắc đã đạt được những hiệu quả nhất định. Dù còn tồn dư lượng hàng tồn kho khá lớn vào cuối năm 2013, nhưng với những chính sách và những công tác đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm mà Công ty đang áp dụng đã góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn cho Công ty.
Nhận xét chung: Qua việc phân tích quy mô và cơ cấu tài sản ngắn hạn của
Công ty Sách và Thiết bị giáo dục miền Bắc giai đoạn năm 2011 – 2013, ta có thể nhận thấy tổng tài sản ngắn hạn vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn qua từng năm và đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Việc cơ cấu quy mô tài sản ngắn hạn như vậy cho thấy việc sử dụng tài sản ngắn hạn trong giai đoạn 2011 – 2013 của Công ty là tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, Công ty vẫn nên nghiên cứu và đưa ra các giải pháp và chính sách quản lý các khoản mục tài sản ngắn hạn để sử dụng một cách hiệu quả nhất.
Thực trạng chính sách quản lý tài sản ngắn hạn 2.2.2.
Thực trạng chính sách quản lý tiền 2.2.2.1.
Bảng 2.4. Cơ cấu tiền và các khoản tương đương tiền giai đoạn năm 2011 – 2013 (Đơn vị tính: Đồng Việt Nam)
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tiền mặt 448.596.217 7,30 185.855.633 1,15 293.477.803 1,58
Tiền gửi ngân
hàng 5.696.901.882 92,70 8.543.858.394 52,64 8.072.379.587 43,40
Khoản tương
đương tiền 0 0 7.500.000.000 46,21 10.235.000.000 55,02
Tổng cộng 6.145.498.099 100,00 16.229.714.027 100,00 18.600.857.390 100,00
(Số liệu được tính từ bảng cân đối kế toán năm 2011 – 2013)
Từ bảng 2.4, ta có thể thấy lượng tiền trong Công ty giai đoạn năm 2011 – 2013 tăng qua từng năm. Cho thấy Công ty luôn giữ được khoản tiền cần thiết cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt trong giai đoạn năm 2011 – 2013, lượng khoản