Quận Tân Phú [13] là một Quận mới thành lập từ các phường từ phường 14 đến phường 20 của Quận Tân Bình cũ. Quận Tân Phú nằm ở phía tây bắc TP.HCM, có đặc điểm:
- Diện tích: 1606,98 ha( khoảng 16,1 km2) - Dân số : 371.051 người
- Phía Bắc giáp quận 12.
- Phía Đông giáp quận Tân Bình - Phía Nam giáp quận 6 và quận 11. - Phía Tây giáp quận Bình Tân.
- Gồm 11 phường: Tân Sơn Nhì, Tây Thạnh, Sơn Kỳ, Tân Quý, Tân Thành, Phú Thọ Hoà, Phú Thạnh, Phú Trung, Hoà Thạnh, Hiệp Tân và Tân Thới Hoà.
- Trên địa bàn quận Tân Phú có khu công nghiệp Tân Bình với diện tích 142,35 ha.
Quận Tân Phú với vị trí là cửa ngõ phía Tây của Thành phố vốn có thế mạnh về phát triển Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từ quận Tân Bình cũ. Ngoài ra hiện nay trên địa bàn quận còn có một số mặt thuận lợi cho sự phát triển như: gần sân bay, đường Xuyên Á, quốc lộ 1A, khu công nghiệp Tân Bình...
Công ty Điện lực Tân Phú là doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc lập, trực thuộc Tổng Công ty Điện lực TP.Hồ Chí Minh có chức năng quản lý lưới điện phân phối từ 22 kV trở xuống trên địa bàn quận Tân Phú, kinh doanh điện năng.
Trong hệ thống quản lý luôn đảm bảo vận hành an toàn lưới điện, kiểm tra, bảo trì, sửa chữa lưới điện, thiết kế thi công các công trình đại tu, cải tạo và xây dựng mới lưới điện theo sự phân cấp của Công ty. Thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chính như:
- Đạt và vượt chỉ tiêu điện nhận và điện thương phẩm; - Tỉ lệ tổn thất điện năng giảm dưới mức cho phép;
- Tỉ lệ thu ngân đạt 100%, giảm tổn thu tiền điện dưới mức cho phép; - Suất sự cố giảm dưới mức cho phép;
- Kinh doanh hiệu quả, không phiền nhiễu khách hàng; - Đạt trên 100% chỉ tiêu giá bán điện bình quân kế hoạch; - Đảm bảo an toàn lao động tuyệt đối;
- Giữ vững vị trí tiên phong trong công tác ĐTXD và SCL; - Nâng cao chất lượng các dịch vụ cung ứng điện;
- Tiết kiệm chi phí SXKD trong mọi hoạt động;
Trong quy hoạch phát triển đến năm 2020, quận Tân Phú sẽ thực hiện hàng loạt các dự án đầu tư, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Bao gồm:
+ Giao thông: Hình thành và hoàn thiện các tuyến dường chính của quận theo hướng Bắc Nam( Trường Chinh. Âu Cơ, Lũy Bán Bích, đường kênh Hiệp Tân, đường Điện cao thế, Phạm Văn Xảo, Cầu Xéo, Chế Lan Viên nối dài, Tân Quý, Tây Thạnh nối dài, Phan Anh) và hướng Đông Tây (Tây Thạnh, Chế Lan Viên, Tân Kỳ - Tân Quý, Gò Dầu, Vườn Lài, Nguyễn Sơn, Thoại Ngọc Hầu. Hoà Bình, Lê Trọng Tấn). Mở rộng và nâng cấp hệ thống giao
thông của các phường, thực hiện chỉnh trang đô thị, nâng cấp các hẻm phổ. Trong khu vực xây dựng nhà ở và các công trình công cộng cân đối đủ chỉ tiêu đất đế giành cho chỗ để xe theo tiêu chuẩn. Duy trì và mở rộng hoặc xây dựng mới bãi đậu xe dọc trục đường Thoại Ngọc Hầu, Trường Chinh, Luỹ Bán Bích và các trục đường dự kiến cải tạo, nâng cấp.
+ Thoát nước: Chia ra hai lưu vực phía bắc dường Thoại Ngọc Hầu chảy vào kênh Nước Đen và kênh Tham Lương, lưu vực phía nam đường Thoại NRỌC Hầu chảy vào kênh Tân Hoá. Nước thải công nghiệp được thu gom vào hệ thống cống riêng và xử lý theo từng cụm công nghiệp trước khi thoát vào mương rạch gần nhất.
+ Căn cứ vào thế mạnh của lĩnh vực sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thực tế phát triển kinh tể của quận thì trong thời gian từ 5 đến 10 năm tới, cơ cấu ngành kinh tế của quận vẫn duy trì Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, Thương mại - dịch vụ. Tuy nhiên từng bước sẽ nâng dần tỷ trọng khu vực thương mại - dịch vụ lên khoảng 55% vào cuối những năm 2020( tính theo giá trịsản xuất hiện hành) theo cơ cấu Dịch vụ - Thương mại - Công nghiệp.
+ Xây dựng quy hoạch và định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nghề kinh tế theo chủ trương và định hướng phát triển kinh té - xã hội của Thành phố, phù hợp với khả năng và thực tế của quận. Hỗ trợ về mặt pháp lý - thủ tục và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được thuê đất và tiếp cận các nguồn vốn đầu tư, các chương trình dự án đầu tư trong nước. Việc đầu tư chuyển đổi cơ cấu ngành nghề kinh tế sẽ do các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội chủ động thực hiện trên cơ sở định hướng chung của quận dã được thành phố phê duyệt.