a. Chính sách SA( Selective Availibility)
+ Thành phần tham số quĩ đạo ε tác động vào thông tin quĩ đạo trong thông báo hàng hải sao cho tọa độ vệ tinh không thể tính toán một cách chính xác. Tuy nhiên không nhận thấy ảnh hưởng này trên dữ liệu thực.
+ Thành phần số hiệu chỉnh đồng hồ δ làm “rung” tần số xuất của đồng hồ vệ tinh. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp vào cả trị đo giả cự ly và trị đo pha. Sự tác động này làm cho đồng hồ vệ tinh xấu hơn 15-16 lần thông thường.
Theo các tài liệu tham khảo, tác động này làm độchính xác định vị tuyệt đối sai đến 100 m về mặt bằng và khoảng 150 – 170 m về độ cao. Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát thực tế cho thấy độ chính xác định vị chỉ tệ hơn khoảng 3 lần. Và vào tháng 05 năm 2000, tổng thống Mỹ Bill Clinton đã tuyên bố ngừng chính sách này.
b. Chính sách AS( Anti - Spoofing)
+ Dưới tác động của chính sách [6] này, một mã W bí mật trộn vào mã P để tạo ra mã Y. Chỉ có những máy thu đặc biệt( quân sự) mới biết được cấu trúc của mã Y, do đó mới thu được đo giả cự ly trên mã này. Còn đối với các máy thu GPS thông thường chỉ thu được trị đo giả cự ly trên mã C /A( C1) và sóng tải L1, nghĩa là tương đương máy thu GPS một tần số.
Chính sách này bắt đầu áp dụng từ ngày 31 tháng 01 năm 1994 và cho tới nay, nó vẫn còn tồn tại. Các công ty sản xuất máy thu đã đầu tư rất nhiều công sức, thời gian và tiền của đểnghiên cứu các phương pháp giải mã trên tần số f2 mà không cần có kiến thức về cấu trúc mã Y. Cho đến hiện nay, có thể nói là họ đã thành công nhưng điều này làm cho giá thành của máy thu trở nên rất đắt tiền.