Tầm Nhìn Và Sứ Mạng Kinh Doanh

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển dịch vụ của ngân hàng TMCP á châu (Trang 25)

Tầm nhìn chiến lược:

Ngay từ đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần hàng đầu Việt Nam.

Ngân hàng ABC đã hình dung tầm nhìn 2015, theo đó ACB phấn đấu trở thành một trong ba tập đoàn tài chính – ngân hàng hàng đầu Việt Nam.

Sứ mạng kinh doanh: Sứ mạng kinh doanh của ACB được thể hiện thông qua khẩu hiệu

“Ngân hàng Á Châu – Ngân Hàng của mọi nhà” 2.1.3 Cơ Cấu Tổ Chức

Ngân hàng ACB có cấu trúc tổ chức dạng bộ phận và cấu trúc theo dạng đơn vị kinh doanh chiến lược

- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng

Đại hội đồng cổ đông

Phòng quan hệ quốc tế Tổng giám đốc Khối khách hàng doanh nghiệp Khối quản trị nguồn lực Hội đồng quản trị Khối khách hàng cá nhân Khối ngân quỹ

Ban kiểm soát

Ban chính sách và quản lý rủi

ro tín dụng

Các hội đồng Ban kiểm toán nội bộ

Ban chiến lược Ban đảm bảo chất lượng Văn phòng HĐQT Phòng đầu tư Khối CNTT Khối phát triển kinh doanh Khối giám sát điều hành Phòng thẩm định tài sản

Các sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, trung tâm thẻ, trung tâm ATM và trung tâm vàng

Các công ty trực thuộc: Công ty Chứng khoán ACB (ACBS), Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản ACB (ACBA), Công ty cho thuê tài

chính ACB (ACBL)

- Hội đồng quản trị: Do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT giữ vai trò điịnh hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hàng năm, chỉ đạo và giám sát hoạt động của ngân hàng thông qua ban điều hành và các hội đồng.

- Ban ki ể m soát: Do ĐHĐCĐ bầu ra, có hoạt động kiểm tra nhiệm vụ tài chính của ngân hàng, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng, thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực hợp pháp về báo cáo tài chính của ngân hàng.

- Các hội đồng: Do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho hội đồng quản trị ngân hàng, thực hiện chiến lược kế hoạch kinh doanh, đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đề ra. Hiện nay, Ngân hàng có 4 hội đồng bao gồm:

+ Hội đồng nhân sự: Có chức năng tư vấn cho hội đồng quản trị các vấn đề về chiến lược quản lí và phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng để phát huy cao nhất sức mạnh của nguồn lực, phục vụ hiệu quả cho nhu cầu phát triển của ngân hàng

+ Hội đồng tín dụng: Có chức năng xét cấp tín dụng, phê duỵet hạn mức tiền gửi của ngân hàng tại các tổ chức tín dụng khác, phê duyệt việc áp dụng biện pháp sử lý nợ và miễn giảm lãi, quyết định về chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống.

+ Hội đồng đầu tư: Có chức năng thẩm định các dự án đầu tư và đề xuất ý kiến cho cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư.

+ Hội đồng ALCO: Có chức năng quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản của ngân hàng, xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng.

- Tổng giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp luật về hoạt động hàng ngày của ngân hàng. Giúp việc cho giám đốc là các phó tổng giám đốc, các giám đốc khối, kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.

2.2.1 Ngành Nghề Kinh Doanh Và Các Hoạt Động Kinh Doanh Chiến Lược (SBU) Của Ngân Hàng ACB (SBU) Của Ngân Hàng ACB

* Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp:

Giao dịch chứng khoán: theo giấy phép kinh doanh số 4104000006 cấp ngày 29/06/2000.

Giao dịch vàng (saigon gold and silver ACB-SJC joint stock company) theo giấy phép số 4103003427 cấp ngày 24/05/2005

Cho thuê tài chính

Quản lý và khai thác

* Các hoạt động kinh doanh chiến lược (SBU: strategic Business)

Trung tâm giao dịch vàng và bất động sản

Công ty cổ phần địa ốc ACB (ACB Real Estate Joint Stock Company): ACBR được thành lập theo Giấy Chứng Nhận đăng ký kinh doanh số 4103000755 ngày 28/12/2001 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tp HCM cấp.

Công ty chứng khoán ACB (ACB Securities): ACBS là một công ty TNHH một thành viên, được Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp phép hoạt động kinh doanh ngày 29/06/2000 và được Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP HCM cấp giấy Chứng Nhận Đăng Ký Kinh Doanh số 4104000006 ngày 30/06/2000.

Công ty thẩm định giá địa ốc Á Châu (AREV – asia real estate valuation): AREV được thành lập vào tháng 11/2006 theo quyết định thành lập số 29/ ACBR – QD ; ngày 01/11/2006 của Cty CP Địa ốc ACB. Giấy chứng nhận ĐKKD số: 4104000220 ; ngày 24/11/06 của Sở KHĐT TP.HCM.

Công ty TNHH Một Thành viên Quản lý Quỹ ACB (ACB Capital Management Company Limited). Chủ sở hữu: Công ty chứng khoán ACB.

Công ty Cho thuê Tài chính Ngân hàng Á Châu (ACB Leasing).

Trung tâm thẻ ACB (ACB Card).

Công ty dịch vụ bảo vệ.

Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB

Công ty cổ phần Sài Gòn Kim Hoàn ACB – SJC: Thành lập theo giấy phép số 4103003427 cấp ngày 24/05/2005.

2.2.2Mục Tiêu Chiến Lược

* Mục tiêu dài hạn:

ACB đang thực hiện chiến lược 5 năm của mình với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam về tài sản, vốn và chất lượng hoạt động.

Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt cơ sở hiểu biết nhu cầu khách hàng ACB

Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro hiệu quả đồng bộ và chuyên nghiệp.

Duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an toàn, tối ưu hoá việc sử dụng vốn cổ đông (30%)

Có chiến lược chuẩn bị nguồn nhaan lực và đào tạo lực lượng nhân viên chuyên nghiệp.

Xây dựng “Văn hoá ACB” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ thống một cách xuyên suốt.

Phong phú về sản phẩm

Không bỏ sót khách hàng

* Mục tiêu ngắn hạn (2009): “Mục tiêu tăng trưởng tăng trưởng tín dụng của ACB trong năm 2009 từ 85%-90%, nợ xấu, kiềm chế dưới 1,2%”

Mục tiêu của ACB là tăng thị phần tín dụng của mình lên mức 5% và tăng tỉ lệ cho vay trên huy động từ 40% trong năm 20008 lên 50% trong năm 2009.

Cũng trong năm 2009 ACB dự định mở thêm 38 chi nhánh, phòng giao dịch mới

2.2.3 Một Số Chỉ Tiêu Tài Chính Cơ Bản Của ACB Trong Những Năm Gần Đây

(Đơn vị tính: triệu đồng, số liệu theo báo cáo tài chính các năm)

Chỉ tiêu( Triệu đồng) Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tổng doanh thu 3,217,362 6,405,118 13,479,274

Tổng chi phí 2,584,143 4,278,303 10,918,694

Lợi nhuận trước thuế 687,219 2,126,815 2,560,580

Lợi nhuận sau thuế 505,576 1,760,008 2,210,682

Tổng tài sản 44,645,039 85,391,681 105,360,130

Vốn và các quỹ 696,515 6,257,849 7,766,468

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng nguồn vốn 46,8% 53,8% 36,5%

Bảng 2.2.3: Bảng chỉ tiêu tài chính cơ bản của ACB

Hoạt động của Ngân hàng ACB không ngừng phát triển tổng tài sản không ngừng tăng lên với tốc độ tăng đáng nể là từ 40%-50%/năm. Lợi nhuận của ngân hàng cũng tăng nhanh mặc dù trong giai đoạn này kinh tế thế giới đang chịu hậu quả nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ nhất là trong năm 2008 nhưng lợi nhuận của ACB vẫn tăng khoảng 20% so với năm 2007 từ 1,760 tỷ lên 2,210 tỷ. Với các chỉ số tài chính trên ta có thể thấy phần nào vị thế của ACB trong ngành ngân hàng Việt Nam.

2.3 PHÂN TÍCH CÁC CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CỦA ACB TRONG THỜI GIAN QUA TRONG THỜI GIAN QUA

2.3.1 Phân Tích Môi Trường Bên Trong Của ACB

2.3.1.1 Sản phẩm chủ yếu của ACB:

Huy động vốn ( nhận tiền gửi của khách hàng ) bằng Việt Nam đồng, ngoại tệ và vàng.

Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh ) bằng Việt Nam đồng, ngoại tệ và vàng

Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng )

Kinh doanh ngoại tệ và vàng

Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ

2.3.1.2 Thị trường của ngân hàng ACB:

Thị trường trong nước

Hiện nay ACB chiếm 10% thị phần huy động tiết kiệm của cả nước, hơn 57% thị phần chủ thẻ tín dụng quốc tế, và chiếm phần lớn thị phần chuyển tiền nhanh Western Union tại Việt Nam. ACB cung cấp cho khách hàng hơn 200 sản phẩm cơ bản mạng lưới giao dịch phủ khắp các địa bàn trọng điểm phát triển kinh tế và xã hội trên cả nước với trên 200 đơn vị. Trong đó hoạt động tập trung tại hai thị trường chính là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trong thời gian tới ACB tiếp tục mở rộng mạng lưới giao dịch của mình ra khắp cả nước đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung để giúp khách hàng tiếp cận dễ dàng với các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

Thị phần nước ngoài

Với khát vọng vươn tầm ra châu lục và thế giới thì hiện nay ACB đã có mặt tại 75 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới nhưng các dịch vụ của ACB cung cấp ở các nước đó mới dừng ở việc cung cấp các dịch vụ chuyển tiền nhanh và thẻ tín dụng quốc tế do đó trong thời gian tới để chiếm lĩnh được các thị trường nước ngoài thì ACB phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

2.3.1.3 Đánh giá nguồn lực, năng lực của ngân hàng ACB dựa trên chuỗi giá trị

a. Các hoạt động cơ bản:

Huy động vốn là một hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng ACB. Nguồn vốn huy động của ACB qua các năm tăng cao, tính đến cuối năm 2005 là 22.341 tỷ đồng và đến 31/12/2006 là 38.086 tỷ đồng. Tính đến thời điểm 30/9/2007 tổng vốn huy động đạt 61.286 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động duy trì ở mức cao, đạt 55,65% trong năm 2005; 70,47% trong năm 2006.Cuối năm 2008, tổng vốn huy động của tập đoàn là 91.179 tỷ đồng, tăng 16.230 tỷ đồng so với cuối năm 2007. Trong đó tiền gửi khách hàng vẫn là nguồn huy động chủ yếu, chiếm khoảng 82% tổng vốn huy động của tập đoàn. So với cuối năm 2007, số lượng khách hàng giao dịch tiền gửi và số lượng tài khoản tiền gửi của ngân hàng đều tăng với việc ACB thu hút được thêm 111.005 khách hàng (+27.4%) và 151.232 tài khoản (+23.6%).

Tính đến cuối quý II/2009, tổng vốn huy động của ACB đạt 110.724 tỷ đồng, tăng 21.4% so với cuối năm 2008. Trong đó vốn huy động từ tiền gửi khách hàng đạt 90.612 tỷ đồng, tăng 41.1% so với cuối năm 2008. trong đó chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi không kỳ hạn.

Ngoài ra, khoản huy động từ chứng chỉ tiền gửi vàng và trái phiếu cũng chiếm tỷ trọng khá lớn (15%) trong tổng nợ huy động.

Sử dụng vốn :

ACB thực hiện chính sách tín dụng thận trọng và phân tán rủi ro. Tổng dư nợ cho vay đến 30/9/2007 chiếm tỷ lệ 41.40% tổng nguồn vốn huy động, đến cuối năm 2008, tổng dư nợ cho vay của ACB đạt 34.832 tỷ đồng, tăng 9,5% so với năm 2007. Cuối quý II/2009, con số trên đạt 51.052 tỷ đồng, tăng 46,5% so với thời điểm đầu năm. Khách hàng vay nợ của ACB chủ yếu là các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước và phần lớn là vay ngắn hạn. Phần nguồn vốn huy động được còn lại được gửi tại các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, đầu tư vào các loại chứng khoán của các ngân hàng tương mại Nhà Nước, các loại chứng khoán của Chính phủ, một phần nguồn vốn khác được sử dụng đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp.

Dịch vụ và kinh doanh ngoại hối:

- Kinh doanh ngoại tệ

Trong nghiệp vụ mua bán ngoại tệ phục vụ khách hàng thanh toán xuất nhập khẩu, ngoài khối lượng giao dịch chủ yếu bằng USD và các ngoại tệ mạnh khác như EUR, JPY,GBP,AUD,vv Phòng kinh doanh ngoại hối của ACB còn cung cấp cho khách hàng một số ngoại tệ ít giao dịch trên thị trường thế giới như đồng Baht Thái Lan(THB) Krone Đan Mạch (DKK), Krone Thuỵ Điển (SEK), v v.. Doang số mua bán ngoại tệ đạt 8.994 triệu USD quy tương đương trong 9 tháng đầu năm 2007.

- Hoạt động thanh toán trong nước

Với mạng lưới thanh toán và phòng giao dịch được bố trí hợp lý, cùng 301 tài khoản nostro, hoạt động thanh toán trong nước của ACB đã không ngừng được tăng trưởng. Các thống kê về tình hình phân bổ chi nhánh phòng giao dich cho thấy tính tới nay ACB đã có hơn 200 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc.

- Thanh toán quốc tế

Là một dịch vụ truyền thống của ngân hàng, đóng góp tỷ trọng đáng kể trong tổng thu dịch vụ của ACB. Trong những năm gần đây ACB đã áp dụng một số chính sách ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp về tín dụng, tài trợ xuất khẩu, mức ký quỹ thư tín dụng (L/C) nhập khẩu, chính sách bán ngoại tệ v v.. Lượng ngoại tệ bán phục vụ nhu cầu nhập khẩu khá ổn định.

- Các dịch vụ thanh toán khác:

+ Dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union: Từ năm 1994, ACB đã là đại lý của tổ chức chuyển tiền nhanh toàn cầu Western Union (WU). Đến nay ACB có hơn 436 điểm chi trả tại nhiều tỉnh thành phố trên toàn quốc. Doanh số chuyển tiền hàng năm đạt trên 85 triệu USD. Hoạt động WU của ACB đạt hiệu quả cao.

+ Dịch vụ thẻ: ACB là một trong các ngân hàng Việt Nam đi đầu trong việc giới thiệu các sản phẩm thẻ quốc tế tại Việt Nam. ACB chiếm thị phần cao về các loại thẻ tín dụng quốc tế như Visa và MasterCard. Ngoài ra để đáp ứng các nhu cầu thanh toán nội địa, ACB đã phối hợp với các tổ chức như Tổng công ty du lịch Sài Gòn, hệ thống siêu thị Co-opmart, Maximart, Citimart để phát hành các thể tín dụng đồng thương hiệu cho khách hàng nội địa. Hiện nay ACB đã triển khai lắp đặt 108 máy ATM để cung cấp các tiện ích giao dịch cho khách hàng. Thẻ ACB đã góp phần tạo nên thương hiệu ACB trên thị trường và tạo nguồn thu dịch vụ đáng kể.

+ Dịch vụ ngân hàng điện tử: Nhằm mục đích giới thiệu cho khách hàng Việt Nam các sản phẩm của một ngân hàng hiện đại, dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, trong năm 2003, ACB đã chính thức cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử bao gồm: Internet banking, Home banking, Phone banking và Mobile Banking, mang đến cho khách hàng nhiều tiện ích. ACB là ngân hàng đi đầu trong việc ứng dụng chứng chỉ số trong trong giao dịch ngân hàng điện tử nhằm mã hoá bảo mật chữ ký điện tử của khách hàng, tăng độ an toàn khi sử dụng dịch vụ Home banking. Từ năm 2004, ACB cũng đưa vào hoạt động Tổng đài 247, cung cấp thêm các tiện ích của khách hàng thông qua kênh điện thoại. Tổng đài được phát triển thành Call Center vào tháng 4/2005. Trong cơ cấu dịch vụ của ngân hàng, thu về dịch vụ bảo lãnh và thanh toán (chuyển tiền, thanh toán quốc tế, WU, thẻ tín dụng) chiếm gần 90%. Phần còn lại là các dịch vụ khác bao gồm trung gian thanh toán nhà đất, các dịch vụ về ngân quỹ.

+ Dịch vụ ngân quỹ: Hoạt động mua bán vàng và tư vấn về diễn biến thị trường và các công cụ tài chính phái sinh đang mang lại nguồn thu mới đáng kể cho ACB đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế đang bị khủng hoảng như hiện nay.

Hoạt động ngân hàng đại lý:

Quan hệ ngân hàng đại lý nhằm mục đích hỗ trợ và phát triển các hoạt động thanh

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển dịch vụ của ngân hàng TMCP á châu (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w