NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP CÓ KÈM ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
3.3.1. Hiểu quả của sự thay đổi liệu pháp điều trị
Bảng 3.17: Hiệu quả của sự thay đổi liệu pháp điều trị
Thay đổi PĐ HAMT
Trước khi thay đổi Sau khi thay đổi
n % n % Đạt HAMT 4 22,22 (1) 13 72,22 ( 2) Không đạt HAMT 14 77,78 (3) 5 27,78 (4) Tổng 18 100,00 18 100,00 P1-2 < 0,05 và p 3-4 < 0,05 Nhận xét:
Trong 65 bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu, có 18 trường hợp thay đổi liệu pháp điều trị. Tỷ lệ bệnh nhân đạt HAMT sau khi thay đổi liệu pháp điều trị (72,22%) so với trước khi thay đổi (22,22%) là cao hơn hẳn. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
3.3.2. Sự thay đổi chỉ số huyết áp của bệnh nhân trước và sau khi ra viện
Bảng 3.18:Sự thay đổi chỉ số huyết áp của bệnh nhân và mức độ giảm huyết áp
HA Nhóm HA khi nhập viện HATTh1(mmHg) HATTr1(mmHg) HA khi ra viện HATTh2(mmHg) HATTr2(mmHg) Mức độ giảm HA HATTh1- HATTh2(mmHg) HATTr1- HATTr2(mmHg) Test t THA GĐ1 141,92/ 88,46 125,77/ 76,15 16,15 (1) 12,31 P2- 1<0,05 THA GĐ2 181,58/ 94,74 135,38/ 79,49 46,20 (2) 15,25 Nam 161,43/ 91,43 137,14/ 80,71 24,29 (3) 10,72 P4- 3>0,05 Nữ 149,22/ 82,35 130,00/ 77,45 19,22 (4) 4,90 Toàn nghiên cứu 165,23/ 92,31 131,54/ 78,15 33,69 14,16 Pt-s< 0,05
Nhận xét:
- Trong toàn mẫu nghiên cứu, chỉ số HA trung bình của bệnh nhân khi ra viện là 131,54/78,15 mmHg thấp hơn đáng kể so với khi nhập viện (165,23/92,31).
- Mức độ hạ HA trung bình của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu là 33,69 đối với HATTh và 14,16 đối với HATTr.
- Mức độ hạ HATTh và HATTr giữa hai nhóm bệnh nhân nam và nữ khác biệt không đáng kể.
Giữa hai nhóm THA giai đoạn 1 và THA giai đoạn 2, mức độ hạ HATTh của nhóm THA giai đoạn 2 (46,20) nhiều hơn rõ rệt so với nhóm THA giai đoạn 1 (16,15); còn mức độ hạ HATTr thì khác biệt không đáng kể.
3.3.3. Tỷ lệ bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu khi ra viện
Bảng 3.19: Tỷ lệ bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu khi ra viện
Nhóm Tổng Số BN đạt HAMT Tỷ lệ (%) đạt HAMT Nam 14 6 42,86 P < 0,05 Nữ 51 34 66,67 THA GĐ1 27 20 74,07 P < 0,05 THA GĐ2 38 20 52,63 Tổng 65 40 61,54 Nhận xét:
- Trong 65 bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu, có 40 bệnh nhân đạt HAMT khi ra viện, chiếm tỷ lệ 61,54%.
- Sự khác biệt về tỷ lệ đạt HAMT trong nhóm bệnh nhân nữ (66,67%) và nam (42,86%) có ý nghĩa thống kê.
- Tỷ lệ đạt HAMT trong nhóm bệnh nhân THA giai đoạn 1 (74,07%) cao hơn rõ rệt so với nhóm bệnh nhân THA giai đoạn 2 (52,63%) với mức ý nghĩa p < 0,05
3.3.4.Thời gian điều trị tại bệnh viện
Bảng 3.20: Thời gian điều trị tại bệnh viện
Thời gian điều trị (ngày)
THA giai đoạn 1 THA giai đoạn 2 Tổng
n % n % n % 5-10 22 33,85 27 41,54 49 75,38 11-15 5 7,69 10 15,38 15 23,08 16-20 0 0,00 1 1,54 1 1,54 Tổng 27 41,54 38 58,46 65 100,00 Trung bình (ngày) 7,96 9,13 8,65 Nhận xét:
- Thời gian điều trị trung bình tại bệnh viện của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu là 8,65 (ngày).
- Thời gian điều trị trung bình tại bệnh viên của các bệnh nhân THA giai đoạn 2 là 9,13 (ngày), dài hơn so với thời gian điều trị trung bình tại bệnh viện của các bệnh nhân THA giai đoạn 1 là 7,96 (ngày)
Chương 4 BÀN LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN 4.1.1. Phân bố theo tuổi và giới tính 4.1.1. Phân bố theo tuổi và giới tính
- Nhóm tuổi hay gặp nhất trong mẫu nghiên cứu là 61 – 70, chiếm tỷ lệ cao nhất (35,38%). Độ tuổi trung bình của bệnh nhân là: 69,25 (năm) (Bảng 3.1). Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của một số tác giả khác:
Nguyễn thị Nhạn nghiên cứu trên 33 bệnh nhân THA có kèm ĐTĐ, trong đó THA có kèm ĐTĐ typ 2 có độ tuổi trung bình là 67,45 ± 7,94 (năm). [25].
Nguyễn Thị Thanh Vinh nghiên cứu trên 55 bệnh nhân THA có kèm ĐTĐ typ 2, nhận thấy rằng nhóm độ tuổi 70 – 79 chiếm tỷ lệ cao nhất (79,17%) và độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 66,58 ± 12,99 (năm) [32].
- Trong tổng số 65 bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu, có 51 bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ 78,46% và 14 bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ 21,54%. Tỷ lệ bệnh nhân nữ điều trị tại bệnh viện cao hơn bệnh nhân nam đúng với phát hiện cho rằng phụ nữ dường như nhận biết, quan tâm và tuân thủ điều trị THA hơn nam giới.
Nghiên cứu của tác giả Trình Vĩnh Tiến, tỷ lệ mắc ĐTĐ typ2 ở nữ giới là 52,4%; ở nam giới là 47,6% [28].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Vinh, tỷ lệ THA có kèm ĐTĐ typ2 của nữ là 61,82%; nam là 38,18% [30].
4.1.2. Tiền sử bệnh tăng huyết áp
Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử THA từ trước (43 trường hợp) chiếm tỷ lệ 66,15% (Biểu đồ 3.3)
Kết quả này gần với kết quả của Nguyễn Thị Thanh Vinh nghiên cứu trên 55 bệnh nhân THA có kèm ĐTĐ typ2 thì có 34 bệnh nhân có tiền sử THA chiếm tỷ lệ 61,82% [30].
So với nghiên cứu của Võ Thị Hồng Phượng thì kết quả của chúng tôi lại thấp hơn. Võ Thị Hồng Phượng nghiên cứu trên 52 bệnh nhân THA có kèm ĐTĐ tại bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế có 44 bệnh nhân có tiền sử THA chiếm tỷ lệ 84,62% [12]. Nguyên nhân có thể do bệnh viện trường đại học Y Dược Huế là bệnh viện tuyến trung ương nên sự lựa chọn của những bệnh nhân có tiền sử THA để đến điều trị là rất cao.
4.1.3. Phân loại giai đoạn tăng huyết áp
Trong mẫu nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân THA giai đoạn 2 (56,92%) cao hơn tỷ lệ bệnh nhân THA giai đoạn 1 (43,08%) (Biểu đồ 3.4). Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Võ Thị Hồng Phượng: tỷ lệ bệnh nhân THA giai đoạn 2 (59,62%) cao hơn so với tỷ lệ bệnh nhân THA giai đoạn 1 (40,38%) [12].
Các kết quả này ngược với các điều tra dịch tể học về THA. Nguyên nhân là do các trường hợp bệnh nhẹ và ít nghiêm trọng thường ít đến khám tại bệnh viện hoặc đến khám và được chỉ định điều trị ngoại trú tại nhà.
4.1.4. Mối liên quan giữa tiền sử bệnh và giai đoạn tăng huyết áp
Tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử THA trong nhóm THA giai đoạn 1 (82,14%) và tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử THA trong nhóm THA giai đoạn 2 (86,49%) không có sự khác biệt (Bảng 3.4). Điều này cho thấy không có mối liên quan giữa giai đoạn THA và tiền sử THA trong mẫu nghiên cứu.
Tuy nhiên trong nghiên cứu của Ngô Trí Diễm nghiên cứu trên 390 bệnh nhân THA tại bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An thì tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử THA trong nhóm THA giai đoạn 2 (74,5%) cao hơn rõ rệt so với trong nhóm THA giai đoạn 1 (61,8%) [13]. Có thể là do mẫu nghiên cứu của chúng tôi vừa khảo sát THA kèm ĐTĐ nên số lượng bệnh nhân chưa đủ lớn do đó số bệnh nhân có tiền sử THA trong 2 nhóm THA giai đoạn 1 và giai đoạn 2 chưa thấy được sự khác biệt rõ rệt. Mặt khác đa phần bệnh nhân là người cao tuổi nên sự quan tâm về tiền sử bệnh của mình cũng ít được chú trọng.
100% bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu đều thuộc ĐTĐ typ 2. Điều này hoàn toàn đúng với lý thuyết phân loại các typ ĐTĐ theo đặc điểm về độ tuổi. Trong mẫu nghiên cứu, không có bệnh nhân nào thuộc nhóm tuổi 18 – 40, tất cả các bệnh nhân đều > 40 tuổi thuộc nhóm tuổi trong đặc điểm về lứa tuổi của ĐTĐ typ 2 (Bảng 3.5).
4.1.6. Các yếu tố nguy cơ
Số bệnh nhân có kèm theo yếu tố nguy cơ là rất cao 95,38%. Trong đó 29 trường hợp có 1 yếu tố nguy cơ kèm theo, chiếm tỷ lệ 44,61%; 29 trường hợp có 2 yếu tố nguy cơ (44,61%); 2 trường hợp có từ 3 yếu tố nguy cơ trở lên chiếm (3,08%) (Bảng 3.6b).
Trong 5 yếu tố nguy cơ kèm theo, tuổi cao là một trong những yếu tố nguy cơ phổ biến nhất với 49 trường hợp chiếm (75,38%) (Bảng 3.6a). Tuổi cao là một trong những yếu tố nguy cơ tim – mạch: sự lão hóa đi kèm thay đổi cấu trúc, chức năng hệ tim – mạch và dần dần sẽ trở thành tình trạng bệnh lý [13].
Tiếp theo là rối loạn lipid huyết 24 trường hợp chiếm (36,92%); béo phì 12 trường hợp chiếm 18,46% (Bảng 3.6a). Tăng lipid huyết có thể dẫn đến xơ vữa mạch não, cũng như mạch máu của toàn bộ cơ thể, làm cho lòng mạch bị chít hẹp, cấu trúc thành mạch không ổn định dẫn đến dễ gây vỡ mạch máu khi có THA. Các nhà khoa học tính toán rằng chỉ cần giảm lượng cholesterol trong máu khoảng 2 mmol/l cũng có thể giảm nguy cơ bệnh tim và đột quỵ khoảng 16%. [13].
Hút thuốc lá 5 trường hợp (7,69%), hút thuốc lá là một nguy cơ gây nên nhiều bệnh tật. Các chất độc từ thuốc lá đã được chứng minh là nguyên nhân gây nên bệnh lý tim- mạch và ung thư, mức độ THA cũng gia tăng theo số gói thuốc hút trong năm. Tác động của thuốc lá đã được báo động trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng: thuốc lá không những ảnh hưởng đến tim- mạch mà còn gây tác hại xấu cho rất nhiều cơ quan khác [29].
1,54% bệnh nhân có tiền sử gia đình bệnh tim - mạch. Theo WHO thì di truyền là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh tim - mạch. Đối với THA,
tiền sử gia đình ở thế hệ 1 (cha, mẹ, anh chị, em ruột) kết hợp với tuổi và giới làm nặng thêm tình trạng THA [1].
4.1.7. Tổn thương cơ quan đích và biến chứng
Trong mẫu nghiên cứu, có 46 trường hợp bị tổn thương CQĐ/BC, chiếm tỷ lệ 70,77%; trong đó 31 trường hợp có 1 tổn thương CQĐ/BC chiếm (47,69%); 13 trường hợp có 2 và 2 trường hợp có 3 tổn thương CQĐ/BC lần lượt chiếm tỷ lệ (20,00% và 3,08%) (Bảng 3.7b).
Tổn thương cơ quan đích là hậu quả phổ biến của tình trạng THA trên bệnh nhân đái tháo đường theo thời gian. Khi HATTh và HATTr tăng thêm 20/10 mmHg thì khả năng tử vong do bệnh tim thiếu máu và đột quỵ sẽ tăng lên gấp đôi.
4.1.8. Thời gian mắc tăng huyết áp và đái tháo đường
20 trường hợp ĐTĐ được phát hiện trước khi bị THA (30,77%); số bệnh nhân phát hiện ĐTĐ cùng lúc và sau THA chiếm tỷ lệ ngang nhau (8 trường hợp mỗi loại chiếm chiếm tỷ lệ 12,31%) và 32 trường hợp không rõ chiếm tỷ lệ (49,23%) (Bảng 3.8).
THA thường phối hợp với ĐTĐ, đôi khi có trước ĐTĐ xuất hiện, hoặc thông thường do bệnh lý thận ĐTĐ, xơ vữa; tần suất gặp nhiều ở ĐTĐ typ 2 nhất là béo phì, vì có sự tương quan giữa béo phì và THA [24].
Nhiều nghiên cứu cho thấy THA và ĐTĐ là hai thể bệnh độc lập, song lại ảnh hưởng qua lại với nhau rất khăng khít, đặc biệt trên nền bệnh nhân bị rối loạn lipid huyết và đề kháng insulin thì sự phối hợp này làm tăng nguy cơ biến chứng tim - mạch. Rất khó để biết được THA có trước hay ĐTĐ có trước, bởi lẻ sự gia tăng đường huyết thường diễn biến âm thầm. Khi bệnh biểu hiện là đã có một thời gian đường trong máu tăng cao trước đó [18].