4.5.2.1. Về quy hoạch, định hướng phát triển
Xã cần bổ sung, hoàn thiện việc xây dựng quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời tiến hành xây dựng quy hoạch chi tiết cho từng bản, vùng nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có để bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ngành nghề phụ cho phù hợp.
- Các thôn có điều kiện thuận lợi cần phát huy các cây trồng lợi thế như chè, thảo quả... để có thể tăng thu nhập và nâng cao đời sống.
4.5.2.2. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Thực hiện chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn theo hướng tiến bộ, đây là một biện pháp quan trọng nhằm phát triển kinh tế nông thôn nhanh chóng.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn sẽ thu thút được lao động nông nghiệp tại chỗ, nâng cao thu nhập cho nông dân đặc biệt là người nghèo. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tam nông có sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà ( Nhà nước – Nhà khoa học – Nhà nông và Nhà kinh doanh), đây là con đường cơ bản để thoát nghèo bền vững, tuy nhiên phải dựa vào điều kiện của từng bản, mỗi bản phải xác định được thế mạnh của mình trong việc nuôi con gì, trồng cây gì, trồng thế nào, bán cho ai...nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thêm thu nhập ổn định cuộc sống.
Xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học kỹ thuật: Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội của xã.
4.5.2.3. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Tập trung các nguồn lực cho xây dựng giao thông nông thôn, giao thông nội đồng phục vụ tốt cho việc đi lại và vận chuyển nông sản,
Đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi: Thuỷ lợi là một trong những khâu then chốt quyết định đến năng suất cây trồng, chất lượng sản phẩm, nếu tháo gỡ được khâu tưới tiêu sẽ tạo ra cơ hội để từ đó có thể giải quyết một lúc 2 vấn đề lớn: nâng dần độ đồng đều về năng suất, tăng sản lượng chung trong vùng và giúp các hộ nghèo đói không có vốn đầu tư cho việc bơm nước tưới tiêu, mua vật tư cải tạo đất.
4.5.2.4. Vấn đề việc làm
- Cho phép xây dựng các khu tiểu thủ công nghiệp các trang trại chăn nuôi trên các bãi đất hoang, đồng thời phủ xanh đất trống, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đang bị lãng phí trên phạm vi toàn xã nhằm tạo thêm công ăn việc làm cho lao động dư thừa hiện nay tại các thôn.
- Khuyến khích việc dồn điền, đổi thửa phát triển sản xuất hàng hoá trên toàn xã.
4.5.2.5. Hỗ trợ vốn
Trong những năm qua việc thực hiện tín dụng của các tổ chức trong xã cho các hộ nghèo vay vốn cũng có những cố gắng, tuy nhiên chưa đem lại hiệu quả thiết thực. Vì vậy trong thời gian tới cần tăng cường nguồn vốn và đầu tư cho vay có trọng tâm, trọng điểm, kiểm soát chặt chẽ, phát huy vai trò trách nhiệm của Ban chỉ đạo giảm nghèo của xã trong công tác phối hợp với các Ban ngành đoàn thể xã và Ban quảy lý các thôn theo dõi, đôn đốc và thường xuyên kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn vay của các hộ nghèo từ đó sớm phát hiện và điều chỉnh ngay những phương án hoặc những hộ sử dụng nguồn vốn không có hiệu quả.
4.5.2.6. Hỗ trợ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cho người nghèo
Việc cung cấp kỹ thuật và chuyển giao công nghệ sản xuất kinh doanh cho người nghèo, trước tiên cần thực hiện qua hệ thống cung cấp thông tin về sản xuất nông nghiệp nhằm nhanh chóng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đến người nghèo. Tuy nhiên, để thực hiện được việc này cần có những biện pháp, cách tiếp cận đúng đắn, hợp lý và lao động của các hộ nghèo có trình độ văn hoá không cao, kinh nghiệm sản xuất hạn chế. Vì vậy cần có những biện pháp chuyển tải ngắn gọn, dễ hiểu, có thể bắt tay chỉ việc, chuyển tải thường xuyên, lâu dài, theo phương châm “mưa dầm thấm lâu”.
4.5.2.7. Công tác y tế, dân số và kế hoạch hoá gia đình
Công tác giảm nghèo bền vững cần thực hiện song song với chương trình phát triển dân số và kế hoạch hoá gia đình, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo của các hộ dân Bản Hon là gia đình đông người. Một nhược điểm lớn của người nghèo là sinh đẻ không có kế hoạch, nhận thức không đúng đắn về sinh đẻ, muốn sinh con trai nên dẫn đến đẻ dày, đẻ nhiều không có điều kiện chăm sóc, ốm đau luôn, không có thời gian lao động kéo theo sản xuất kém, đời sống khó khăn, thiếu thốn. Trong thời gian qua tất cả các hộ nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, trạm y tế xã luôn quan tâm chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, nhất là các hộ nghèo. Mặc dù vậy, khi gia đình có người đau yếu các hộ nghèo vẫn phải chi một lượng tiền nhất định cho việc đi lại, ăn uống khi phải nằm viện, Do đó cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về sinh đẻ có kế hoạch, nhất là trong các hộ nghèo, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân nhất là phát huy tinh thần trách nhiệm của đội ngũ Y, Bác sỹ trong công tác khám chữa bệnh.
4.5.2.8. giáo dục đào tạo
Nâng cao dân trí cho người nghèo, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người nghèo được đi học, nhất là con em đồng bào dân tộc thiểu số nhằm bổ túc một lượng kiến thức nhất định cho họ, tạo nhiều điều kiện thích hợp cho các hộ nghèo phát triển kinh tế, tự vươn lên xoá đói giảm nghèo. Nên coi phát triển kinh tế hộ, hợp tác xã trong nông nghiệp và nông thôn như một giải pháp để tăng cường tính cộng đồng làng xã trên cơ sở các quan hệ tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, giao lưu với cộng đồng, tránh bị cô lập, tách biệt với xã hội để được hướng dẫn cách làm ăn, không tiêu pha lãng phí, tự vươn lên XĐGN.
4.5.2.9. Giải pháp thị trường và phát triển thương mại, dịch vụ
Để đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản cho nông dân cần nghiên cứu phát triển thị trường. Trong những năm tới cần quy hoạch xây dựng chợ trung tâm xã nhằm phát triển thị trường nông sản cho nông dân đáp ứng nhu cầu mua bán của người dân trên địa bàn góp phần thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Xã Bản Hon là một xã III của huyện, gặp rất nhiều khó khăn trong công cuộc phát triển KT-XH. Do địa hình chủ yếu là đồi núi, bị chia cắt phức tạp, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa được đầu tư phát triển, trình độ dân trí thấp, dân cư của vùng sống phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, ngành không có nhiều thuận lợi và hay gặp rủi ro. Bên cạnh đó, trình độ dân chí thấp,PTSX thiếu thốn và lạc hậu là những vấn đề khó khăn mà người dân ở địa phương phải đối diện.
Qua tìm hiểu đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, thực trạng, các giải pháp giảm nghèo của xã Bản Hon thì chúng ta cần hiểu và nhìn nhận như sau:
Về điều kiện tự nhiên của địa phương rất đa dạng và phong phú, kinh tế của nhân dân trong xã chủ yếu dựa vào nông nghiệp, người dân chủ yếu là người dân tộc ít người với nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc song vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề về tệ nạn xã hội như cờ bạc rượu chè, cơ sở hạ tầng đặc biệt là vấn đề giao thông là những trở ngại rất lớn.
Về thực trạng nghèo đói tại địa phương hiện nay cho thấy tỷ lệ nghèo là cao. Người dân nghèo làm cho cuộc sống của họ trở lên khó khăn khổ cực trong việc phải chi trả cho bản thân và gia đình nhiều những khoản chi trong cuộc sống trong khi mức thu nhập lại hạn chế khiến nhiều dịch vụ xã hội và nhiều nhu cầu không được đáp ứng.
Những nguyên nhân chính gây nên tình trạng đói nghèo của xã bao gồm: Vốn, đất đai, thiếu thông tin khoa học, trình độ học vấn thấp dẫn đến không biết cách làm ăn. Trong đó, quan trọng nhất là vốn và trình độ học vấn.
Ở khu vực nông thôn miền núi phía Bắc, có đất đai, có trình độ học vấn nhưng không có vốn sẽ không thể tổ chức sản xuất được. Các hộ nông dân rất cần vốn để đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất, người dân ở đây đang phải đối diện với tình trạng thiếu vốn.
cao và ổn định. Bởi vì, chính tình trạng làm việc của một người quyết định đến mức sống của người đó và cả gia đình. Trình độ học vấn thấp còn ảnh hưởng đến các quyết định có liên quan đến sinh đẻ, giáo dục và nuôi dưỡng con cái..., có ảnh hưởng không những thế hệ hiện tại mà cả các thế hệ tương lai.
Thực hiện tốt công tác XĐGN, tỷ lệ đói nghèo của xã đã giảm qua các năm tuy vẫn chưa đạt được chỉ tiêu đã đề ra của xã. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo, tuy nhiên những hộ này chủ yếu là hộ cận nghèo, chưa có sự ổn định về sản xuất. Họ dễ bị tái nghèo trở lại nếu không nhận được sự hỗ trợ về vốn cũng như các nguồn lực cần thiết khác. Vấn đề đặt ra là: Làm thế nào giảm số hộ nghèo xuống mức thấp nhất, từng bước nâng cao đời sống dân cư một cách bền vững. Công tác giảm nghèo bền vững muốn phát huy hiệu quả cần sự nỗ lực hơn nữa của các cấp, các ngành và đặc biệt là sự cố gắng của bản thân các HGĐ nghèo.
5.2. Kiến nghị
5.2.1. Đối với chính quyền địa phương
Tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa. Chú trọng phát triển các làng nghề.
Tranh thủ hết sức, bằng mọi hình thức biện pháp mở rộng ngành nghề, tăng chỗ làm việc và hướng dẫn cách làm việc cho người nghèo.
Khuyến khích và có chính sách để người nghèo thoát khỏi nghèo bền vững. Tránh ỷ lại không muốn phấn đấu thoát khỏi đói nghèo để được hưởg chính sách ưu đãi.
Mở rộng và tăng cường nguồn vốn để người nghèo vay vốn sản xuất, có tính đến hiệu quả của vốn vay.
Cung cấp đầy đủ thông tin về thị trường, chú trọng đến hoạt động dự báo nhu cầu thị trường cho người nghèo.
Đào tạo và chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật mới, hỗ trợ về kiến thức và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh.
Xây dựng điển hình vượt đói nghèo của các hộ gia đình, các xã làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo để nhân rộng ra toàn xã.
sống người dân nghèo được phát triển, nên tập trung ở những xóm còn nhiều khó khăn để người nghèo có điều kiện thuận lợi phát triển hơn nữa.
Triển khai các chương trình phòng chống tệ nạn xã hội một cách đồng bộ và có hiệu quả. Hoàn thiện hơn nữa bộ máy chỉ đạo công tác xóa đói giảm nghèo từ xã đến thôn. Kiên quyết từ bỏ những hình thức tham nhũng, tiêu cực trong công tác.
5.2.2. Đối với người dân
Phải thật sự thay đổi tư duy trong cách nghĩ và cách làm theo hướng hiện đại phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của vùng, với xu thế công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Chủ động sáng tạo trong việc tìm hiểu nghiên cứu khoa học kỹ thuật,các mô hình sản xuất mới có hiệu quả.Mạnh dạn, giám nghĩ giám làm, chăm chỉ chịu khó nỗ lực hết mình, ham học hỏi hơn nữa trong công việc, trong sinh hoạt và sản xuất.
Thẳng thằn nhìn nhận vào khuyết điểm vào khó khăn hạn chế của mình không được bảo thủ trong cách nghĩ và cách làm.
Nói không với các tệ nạn xã hội và sẵn sàng đấu tranh lại các tệ nạn ấy, đồng sức đồng lòng vì một cuộc sống tốt đẹp vì một xã hội phồn vinh và giàu mạnh.
5.2.3. Đối với hộ nông dân nghèo
Phải nhận thức đúng đắn giảm nghèo không chỉ là trách nhiệm của cộng đồng mà phải có sự nỗ lực tự giác vươn lên chính bản thân hộ nghèo. Tránh tự ti, mặc cảm, cần chủ động tối đa sự giúp đỡ cũng như nắm bắt những cơ hội tốt để thoát nghèo. Không ngừng học hỏi kinh nghiệm sản xuất, cách thức làm ăn hay, đạt hiệu quả. Phát huy tính tự lực, tự chủ, không ỷ lại vào sự trợ giúp, tự vươn lên trong sản xuất đời sống bằng chính sức lao động của mình để thoát khỏi cảnh đói nghèo. Nhà nước chỉ hỗ trợ phần nào đó, còn quan trọng nhất vẫn là hộ tự lực vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo đói.
Trong công cuộc giảm nghèo, muốn thoát nghèo thì người dân nghèo phải thực sự trở thành người lao động. Tức là họ phải có đủ 5 điều kiện: Có sức khỏe, có kiến thức, có vốn, có nghề nghiệp, có môi trường pháp lý và công bằng. Để làm được điều đó, người nghèo cần:
Rèn luyện sức khoẻ cho bản thân bằng cách tham gia các hoạt động công cộng như: thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ…Những hoạt động này vừa giúp người nghèo nâng cao thể lực, vừa giúp họ vượt qua sự tự ti, mạnh dạn hòa nhập cùng cộng đồng. Như vậy, họ không những khỏe về mặt thể chất mà còn khỏe về mặt tinh thần.
Nâng cao tầm nhìn và sự hiểu biết: Người nghèo nên tham gia các buổi tập huấn, các chương trình khuyến nông để biết cách vận dụng những kiến thức ấy vào sản xuất của gia đình mình. Đồng thời, hộ nên tự mình học hỏi kinh nghiệm làm ăn của những hộ khá, giàu, kinh nghiệp của những hộ thoát nghèo. Từ đó, khắc phục những tập quán lạc hậu, tiếp thu cái mới, vận dụng thành tựu KHKT tiên tiến để hoạt động sản xuất có hiệu quả, nâng cao thu nhập cho gia đình.
Người nghèo nên tham gia các lớp học nghề, lớp bổ túc văn hóa. Con em cử họ phải được đi học, vì đi học chính là tạo nền tảng nghề nghiệp trong tương lai của các em nói riêng và của cả xã hội nói chung.
Người nghèo nên biết cách sử dụng vốn một cách hiệu quả, tránh lãng phí vốn, không dùng vốn để thoát nghèo bng những việc làm bất chính.
Người nghèo nên phát huy nội lực của bản thân, chủ động và sang tạo trong công cuộc thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào chính quyền địa phương và Nhà nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt
1. Báo cáo phát triển thế giới (2004), cải thiện các dịch vụ để phục vụ người, Nxb
quốc gia.
2. Báo cáo phát triển Việt Nam (2004), nghèo, báo cáo chung của các nhà tài trợ
tại Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam, Hà Nội.
3. Bộ LĐ-TB&XH, “Các chính sách xóa đói giảm nghèo cho dân tộc thiểu số Việt
Nam”
4. Ngân hàng phát triển Châu Á (2007), Chiến lược và chương trình Quốc gia Việt Nam 2007 - 2010.
5.UBND xã Bản Hon, Thuyết minh xây dựng nông thôn mới của xã Bản Hon giai đoạn (2011 – 2020)
6. UBND xã Bản Hon báo cáo tổng kết của xã năm 2012 – 2014
Tài liệu internet
7. http://voer.edu.vn/m/khai-niem-ve-doi-ngheo/6046668a
8. http://laichau.gov.vn/Channer/dieu-kien-kinh-te-xa-hoi/1025?mid=11 9. http://vov.vn/ Thu Hoài, Gần 1 tỷ người vẫn còn trong tình trạng đói nghèo 10. www.ncseif.gov.vn/sites/vie/.../thuctrangxoadoigiamngheo-nd-16647.htm.
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ I. Thông tin chung về ngƣời đƣợc phỏng vấn
1. Họ và tên: ... Nam/nữ...tuổi……….
2. Hộ khẩu thường trú:...