Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm nghèo bền vững ở xã bản hon tam đường – lai châu (Trang 33)

Số liệu thu thập được xử lý:

- Tổng hợp, xử lý bằng các phần mềm chuyên dụng trên Microsoft Excel. - Tổng hợp theo từng nội dung.

- Xử lý các thông tin định tính: Các số liệu thu thập được biểu thị thông qua phương pháp phân tích, tổng hợp.

- Xử lý thông tin định lượng: Thu thập được các tài liệu thống kê, báo cáo, phỏng vấn được thể hiện qua hình vẽ, bảng biểu .

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Điều kiện tự nhiên

 Vị trí địa lý

Bản Hon là một xã nông nghiệp, nằm ở phía Tây Nam huyện Tam đường tỉnh Lai Châu có tổng diện tích đất tự nhiên 5.443,6 ha. Xã Bản Hon có vị trí giáp gianh với các xã trong và ngoài huyện như sau:

- Phía Bắc giáp xã Hồ Thầu huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu. - Phía Nam giáp với xã Khun Há huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu.

- Phía Tây giáp với xã Bản Giang huyện Tam Đường và một phần giáp với xã Noong Hẻo của huyện Sìn Hồ tinh Lai Châu.

- Phía Đông giáp với xã Bình Lư huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu[5].

Bản Hon có đường liên xã nối liền với quốc lộ 4D nối liền Điện biên, Lai Châu và Lào Cai. Do vậy rất thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường , phát triển kinh tế, thương mại dịch vụ, giao lưu trao đổi hàng hóa.

 Đặc điểm địa hình và khí hậu

 Địa hình

Xã Bản Hon có địa hình đa dạng với nhiều đồi núi cao và thung lũng, địa hình có độ dốc nghiêng từ 8- 15 độ tập trung ở các khu vực gần khu dân cư. Do vậy phù hợp với nhiều loại cây trồng tuy nhiên do địa hình có độ dốc cao nên giao thông đi lại vẫn còn khó khăn.[5]

 Khí hậu

Bản Hon nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Khí hậu phân chia 2 mùa rõ rệt mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 9, mùa khô bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 3 năm sau.

- Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22oC, nhiệt độ cao nhất trong năm là 35o

C và nhiệt độ thấp nhất là dưới 6o

C.

- Bản Hon cũng như các xã khác ở vùng núi phía Bắc chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu thời tiết phức tạp, lien tục xảy ra các đợt rét đậm rét hại[4]

 Nguồn tài nguyên

 Tài nguyên đất

Bản Hon có tổng diện tích đất tự nhiên là 5.433,06 ha chiếm 7,91% tổng diện tích đất huyện Tam Đường trong đó:

- Đất nông nghiệp có 4.322,12 ha chiếm 79,41% tổng diện tích. - Đất phi nông nghiệp 162,57 ha chiếm 2,99% tổng diện tích. - Đất chưa sử dụng 958, 37 ha chiếm 17,61% tổng diện tích.

Đất đai chủ yếu của xã là đất Feralit, đất mùn nâu đỏ phát triển trên núi cao và đặc biệt trên địa bàn xã có khu mỏ đất hiếm có diện tích lớn[5]

 Tài nguyên nước

Trên địa bàn xã nguồn nước mặt chủ yếu là nước ở các khe suối. có hai con suối khá lớn chảy qua địa bàn xã: Suối Nậm Hon chảy từ bản Hoa Dì Hồ xuống Bản Hon và suối Nậm Mu chảy từ xã Bản Giang sang địa bàn xã Bản Hon. Tuy nhiên do địa bàn có hiện tượng caster, khả năng giữ nước kém cho nên lượng nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp hạn chế.

Lượng mưa trung bình năm là 4100mm đây là khu vực có lượng mưa khá cao, nhưng phân bố không đồng đều tại các tháng trong năm.

- Lượng mưa từ tháng 5 – tháng 10 chiếm 85% lượng mưa cả năm.

- Lượng mưa từ tháng 11- tháng 4 năm sau chiếm 15% lượng mưa cả năm[5]

 Tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê năm 2011 xã Bản Hon có tổng diện tích đất lâm nghiệp là 3.616,6 ha chiếm 66,44% diện tích đất tự nhiên trong đó:

- Đất rừng sản xuất là 2.477,6 ha chiếm 44,97%. - Đất rừng phòng hộ là 1.169 ha chiếm 21,48%. Độ che phủ rừng của xã Bản Hon là 66%.[5]  Thuận lợi và khó khăn của xã

 Thuận lợi

- Xã Bản Hon luôn được sự quan tâm sâu sắc lãnh đạo của Tỉnh Lai Châu và Huyện Tam Đường, sự tạo điều kiện của các phòng ban chuyên môn huyện, thông

qua những chủ trương, Nghị quyết về đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, an ninh trật tự, đó là yếu tố quan trọng để cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong xã đoàn kết thi đua lao động sản xuất nâng cao đời sống và xóa đói, giảm nghèo.

- Các chương trình dự án đầu tư cho xã như chương trình thâm canh cánh đồng 40 -50 triệu đồng/ha đã được thực hiện, được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình và đặc biệt là công cuộc xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã. Là điều kiện thuận lợi cho xã phát triển về mọi mặt và nâng cao đời sống của người dân.

- Nhân dân các dân tộc đoàn kết, đồng thuận, giúp đỡ lẫn nhau. Người dân tham gia các hoạt động ( văn hóa – văn nghệ, thể dục thể thao) phong trào của địa phương .

- Diện tích đất có khả năng thâm canh tăng vụ và hoa màu tương đối lớn, điều kiện khí hậu thủy văn phù hợp với sản xuất nông nghiệp.

- Nhân dân trong xã có truyền thống phát triển các ngành nghề nông lâm ngư nghiệp, thuận lợi cho việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật.

- Về giáo dục cũng được chính quyền xã đầu tư xây dựng. có trang thiết bị, phòng học và cơ sở vật chất đầy đủ trẻ em đủ tuổi đều được đến trường, không còn tình trạng bỏ học. Đây cũng là nền tảng ban đầu để nâng cao trí thức cho thế hệ trẻ, giúp cho việc tiếp cận thị trường, khoa học công nghệ và biết cách quản lý được cuộc sống của bản thân.

- An ninh chính trị trên địa bàn xã luôn được đảm bảo. môi trường trong lành không bị ô nhiễm.[5]

 Khó khăn

- Nhiều năm gần đây do ảnh hưởng của khí hậu toàn cầu thời tiết diễn biến phức tạp, cây trồng vật nuôi sinh trưởng phát triển kém, giao thông đi lại khó khăn,… ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân.

- Tập quán sản xuất của người dân còn manh mún, mang tính tự cấp vì vậy chưa mang lại giá trị hàng hóa cao. Một số bộ phận người dân còn trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước.

- Số lượng lao động của xã khá cao nhưng chủ yếu là làm nghề nông, không có nghề phụ. Chủ yếu người dân chỉ có việc làm vào mùa vụ còn lúc nông nhàn thì không có việc làm.

- Lao động vẫn còn thiếu trình độ trong lao động sản xuất.

- Tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao54,76%, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ còn nhiều mặt hạn chế về chuyên môn.[5]

4.2 Điều kiện kinh tế xã hội

4.2.1. Lĩnh vực kinh tế

Tình hình dân số lao động

Lao đông là một trong những yếu tố cấu thành nên sản phẩm và là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Một xã hội có nguồn lực dồi dào và điều kiện tự nhiên thuận lợi, cộng với khoa học kỹ thuật công nghệ sẽ có nền sản xuất phát triển và tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Ở nước ta lao động nông nghiệp chiếm 70% tổng số lao động cả nước, nhưng thiếu năng lực trình độ chuyên môn. Vấn đề sử dụng lao động đang được xã hội hết sức quan tâm vì sự phát triển ồ ạt về nhân lực sẽ dẫn đến mất cân bằng với điều kiện KT- XH. Khi đó không có đủ việc làm để đáp ứng được nhu cầu về số lượng lao động. Vấn đề này sẽ dẫn đến hang loạt các vấn đề xã hội như: Nạn thất nghiệp, mất an ninh trật tự, thiếu lương thực thực phẩm, rồi các tệ nạn xã hội khác,…

Dân số là yếu tố phản ánh lực lượng sản xuất ở hiện tại và tương lai. Dân số và lao động có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy chúng ta phải quan tâm đến dân số và lao động để có được tỷ lệ thích hợp và sử dụng hiệu quả nhất.

Bảng 4.1: Tình hình dân số và lao động của xã Bản Hon 2014

stt Hạng mục Dơn vị Năm 2014 Cơ cấu (%)

1 Tổng Hộ 497 -

2 Tổng số dân Người 2.432 100

2.1 Dân số trong độ tuổi lao động Người 1.336 54,93 2.1.1 Lao động trong nông lâm nghiệp Người 1.288 96,41

2.1.2 Dân số qua đào tạo Người 13 0,97

2.2 Dân số ngoài lao động Người 1096 45,07

( Nguồn: UBND xã Bản Hon)

Qua bảng 4.1 ta thấy tổng số dân trên toàn xã có 2.432 người phân bố trên 7 bản và hình thành 7 điểm dân cư tập trung trong đó Bản Hon là bản tập trung đông dân cư nhất với 157 hộ và 724 nhân khẩu chiếm 29,77% dân số của toàn xã.

Lao động: tổng số lao động trên toàn xã 1.336 người. Trong đó làm lĩnh vực nông, lâm nghiệp 1.288 người chiếm 96,41%. Tuy nhiên lao động qua đào tạo chỉ có 13 người chiếm 0,97%. Vì vậy Bản Hon cần phải quan tâm hơn nữa tới việc đào tạo và phát triển nhân lực của địa phương để đưa xã Bản Hon ngày càng phát triển và thoát khỏi nhóm xã nghèo của huyện.

Hiện trạng sử dụng đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 5.443,06 ha. Để biết được hiện trạng cũng như cơ cấu sử dụng đất đai của xã ta đi tìm hiểu bảng số liệu sau:

Bảng 4.2 Tình hình sử dụng đất đai xã Bản Hon năm 2014 stt Mục đích sử dụng Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích 5443,06 100 1 Đất nông nghiệp NNP 4322,12 79,41

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 698,67 15,96

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 556,32 79,62

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 291,73 52,44

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 264,59 47,56

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 142,35 20,38

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 3616,60 83,68

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 2447,60 67,68

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1169,00 32,32

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 6,85 0,16

2 Đất phi nông nghiệp PNN 162,57 2,98

2.1 Đất ở OTC 23,5 14,45

2.2 Đất chuyên dùng CDG 25,68 15,8

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 0,30 1,17

2.2.2 Đất sản xuất ,kinh doanh phi nông CSK 6,50 25,31

2.2.3 Đất có mục đích công cộng CCC 18,88 73,52

2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 2,01 1,24

2.4 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 111,38 68,51

3 Đất chưa sử dụng CSD 958,37 17,61

3.1 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 846,88 88,37

3.2 Núi đá không có rừng cây NCS 111,49 11,63

(nguồn: UBND xã Bản Hon)

Từ bảng số liệu trên ta thấy phần lớn diện tích của xã là đất nông nghiệp với 79,41% diện tích đất tự nhiên. Trong tổng quỹ đất nông nghiệp chủ yếu là đất lâm

nghiệp chiếm 83,68%. Diện tích đất giành cho sản xuất nông nghiệp không nhiều và chỉ với 15,96% từ đó phản ánh được phần nào điều kiện để phát triển sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế do quỹ đất hạn hẹp và đất không màu mỡ. Diện tích đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ 2,98% diện tích đất tự nhiên toàn xã, bao gồm các loại đất ở, đất chuyên dùng,… Diện tích đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ khá lớn với 17,61% diện tích đất tự nhiên của xã bao gồm đất đồi núi chưa sử dụng, đất bằng chưa sử dụng và đất núi đá không có rừng cây. Diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều cho ta thấy tiềm năng để phát triển sản xuất lâm nghiệp còn nhiều, đặc biệt trên diện tích đất đồi núi chưa sử dụng.

 Hiện trạng cơ sở hạ tầng

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ hiện nay. Do đó mà việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn là nhiệm vụ hàng đầu để nông thôn tiến dần với đô thị.

- Về hệ thống giao thông:

Đường trục bản: có 11 tuyến với tổng chiều dài 60,70 km, mặt nền đường rộng 1,5 m, mặt đường 1m, kết cấu đường đất và lầy lội vào mùa mưa. gây khó khăn trong việc đi lại của người dân, đặc biệt là quá trình vận chuyển hàng hóa.

Đường nội thôn bản: có tổng số tuyến 85 với tổng chiều dài 10,92 km kết cấu là đường đất. Vậy các cấp chính quyền cần phải quan tâm hơn nữa đến giao thông trên toàn xã, phải có những kế hoạch bê tông hóa hoặc dải nhựa các toàn bộ số đường để công việc đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa của người dân thuận tiện hơn.

- Điện:Trên toàn xã có 3 trạm biến áp, tổng chiều dài đường dây hạ thế là 15

km trong xã có 7 thôn và tất cả các hộ đều được sử dụng điện đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân.

- Giáo dục:

Trường mầm non: Xã có 1 trường mầm non trung tâm, có 7 điểm trường. Trong đó có 7/10 phòng học kiên cố, 3/10 phòng học tạm, chưa có phòng chức năng.

Trường tiểu học: Xã có 1 trường trung tâm và 7 điểm trường tại các bản, có 23 phòng học và 9 phòng chức năng.

Trường trung học cơ sở: Hiện tại xã có 1 trường trung học cơ sở trung tâm, có tổng diện tích khuôn viên là 4071 m2

có 8 phòng học được kiên cố hóa.

Y tế: Trạm y tế đã được xây dựng tại trung tâm xã, gần trục đường giao thôn,

thuận lợi cho việc khám chữa bệnh của nhân dân. Tổng số cán bộ y tế của trạm là 13 người, ( trong đó: y sỹ 1 người, điều dưỡng 3 người, số cán bộ y tế thôn bản là 9 người, giường điều trị là 4 giường, vườn thuốc nam có diện tích 90 m2, diện tích khuôn viên trạm y tế là 1.400 m2. Như vậy cơ sở vật chất cơ bản đã đảm bảo để phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân.

- Hệ thống thủy lợi

Tổng diện tích canh tác là 173 ha trong đó các công trình thủy lợi và hệ thống kênh mương đã đảm bảo tưới chủ động chủ động cho 173 ha, chiếm 100% diện tích. Hệ thống thủy lợi cơ bản đã đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã.

Xã có 13 tuyến kênh mương chính được phân bố ở các bản có tổng chiều dài là 18,115 km trong đó 7,256 km là kênh mương được kiên cố hóa, chiếm 40% và 10,85 km là mương tạm.

-Về văn hóa xã hội: Xã có 1 bưu điện văn hóa, xã chưa có nhà văn hóa và khu

hoạt động thể thao sinh hoạt văn hóa. 5/7 bản có nhà văn hóa, tuy nhiên diện tích sử dụng và cơ sở vật chất chưa đảm bảo. Hiện tại xã chưa có chợ và điểm thương mại gây khó khăn trong việc giao lưu buôn bán và tiêu thụ hàng hóa của người dân[5].

Tình hình nhà ở và các phương tiện sinh hoạt

Nghèo là không có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội hay ngay cả sự thiếu thốn nội tại trong chính hộ nghèo như không đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu tối thiểu như nhà ở và các phương tiện sinh hoạt, cũng như các dịch vụ khác. Để làm rõ thêm điều kiện sinh hoạt của người dân ta đi nghiên cứu bảng số liệu sau:

Bảng 4.3 Nhà ở và các phƣơng tiện sinh hoạt của các hộ năm 2014

Chỉ tiêu Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)

Tổng số hộ trong xã 497 100

Số hộ có nhà kiên cố 400 80,48

Số hộ có nhà bán kiên cố 83 16,7

Số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh 466 93,76 Số hộ có nhà vệ sinh đảm bảo vệ sinh 388 78,07

Nguồn: UBND xã Bản Hon

Qua bảng 4. Ta thấy số hộ có nhà kiên cố chiếm tỷ lệ 80,48 % , bán kiên cố chiếm tỷ lệ 16,7 % và nhà tạm bợ còn 2,82% đây là nhiệm vụ công tác xóa đói,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm nghèo bền vững ở xã bản hon tam đường – lai châu (Trang 33)