Để biết thêm tình hình nghèo đói của các hộ gia đình điều tra, thì việc so sánh điều kiện sống như nhà ở, các phương tiện sinh hoạt khác giữa các hộ nghèo và các hộ trung bình trở lên mới thấy được sự khó khăn của họ.
Từ tình hình nhà ở, máy móc và công cụ sản xuất của nhóm hộ điều tra ta có thể đánh giá được mức độ sống của mỗi hộ gia đình. Hộ nghèo thì thiếu thốn về tư liệu sản xuất, còn không nghèo và cận nghèo có điều kiện hơn, họ mua sắm được các máy móc để phục vụ cho sản xuất của họ. Như, họ đã tiết kiệm được chi phí đầu vào, không những thế họ còn làm thuê và chính những hộ có thu nhập thấp không có điều kiện mua sắm lại phải thuê máy móc của những hộ không nghèo có máy móc, họ phải chi phí đầu vào cao hơn so với những hộ không nghèo và cận nghèo. Với xu hướng như vậy thì khoảng cách giàu nghèo giữa các hộ gia đình càng gia tăng. Sau đây là bảng thể hiện chi tiết tình hình nhà ở vá phương tiện sản xuất.
Bảng 4.7. Nhà ở và phƣơng tiện sản xuất của nhóm hộ điều tra
Chỉ tiêu TB - Khá Cận nghèo Hộ nghèo
SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) Số hộ điều tra 15 25 15 35 30 50 Hộ có nhà sàn kiên cố 11 73,33 11 73,33 17 56,67 Hộ có nhà đất 3 20 4 26,67 13 43,33 Hộ có nhà cấp 4 1 6,67 0 0 Hộ có máy tuốt 5 33,33 2 13,33 0 0,00
Hộ có máy cày, kéo 6 40,00 5 33,33 1 3,33
Hộ có trâu 15 100 15 100 29 96,67
(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra)
Qua bảng 4.7 ta thấy tất cả các hộ đều có nhà kiên cố 100% các hộ cận nghèo trở lên sở hữu nhà sàn kiên cố 73,33% tổng số các hộ cận nghèo và TB - Khá đã điều tra, hộ nghèo chỉ sở hữu 56,67% so với tổng hộ nghèo. Hộ có nhà đất, các hộ nghèo rất cao. Các phương tiện sản xuất khác như máy cày, máy tuốt lúa đều do phần lớn các hộ cận nghèo trở lên sở hữu, cụ thể máy cày (11 chiếc), máy tuốt lúa (7 chiếc).
Vậy để giảm tốc độ gia tăng khoảng cách giàu nghèo thì chính quyền xã phải có những chính sách ưu tiên hỗ trợ người nghèo trong sinh hoạt và sản xuất, và các chính sách của Nhà nước đối với hộ nghèo.