Hoàn thiện chính sách quản lý tài sản ngắn hạn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần gốm sứ và khí hóa lỏng An Hưng (Trang 53)

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM SỨ VÀ KHÍ HÓA LỎNG AN HƯNG

3.2.1.Hoàn thiện chính sách quản lý tài sản ngắn hạn

Trong các năm qua công ty Cổ phần Gốm sứ và Khí hóa lỏng An Hưng chưa lập kế hoạch đề xác định lượng tài sản ngắn hạn sử dụng thường xuyên cho dài hạn mà thực tế lượng tài sản ngắn hạn được xác định dựa vào kinh nghiệm là chính, nghĩa là căn cứ vào số liệu của năm trước để ước tính cho năm sau nếu thiếu hụt thì đi vay để bổ sung. Cho nên, đôi khi công ty sẽ không chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh do thiếu hụt vốn hoặc thừa vốn ngắn hạn mà không biết đầu tư vào đâu dẫn đến lãng phí nên hiệu quả đem lại không cao.

Do đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty Cổ phần Gốm sứ và Khí hóa lỏng An Hưng đã lập kế hoạch xác định nhu cầu tài sản ngắn hạn sử dụng

thường xuyên cho dài hạn để có kế hoạch tài trợ thích hợp nhằm tránh trường hợp bị thiếu hụt hoặc dư thừa.

3.2.1.1. Xác định nhu cầu tài sản ngắn hạn cho Công ty Cổ phần Gốm sứ và khí hóa lỏng An Hưng

Xác định nhu cầu sử dụng TSNH

Môi trường kinh doanh luôn biến động khó lường, các doanh nghiệp thường khó có thể kiểm soát những sự biến động đấy, bởi vậy nên mỗi doanh nghiệp phải vạch ra những chiến lược hoạt động rõ ràng nhằm hoàn thành các mục tiêu ngắn và dài hạn của mình trong những năm tiếp theo. Để nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH thì việc xây dựng kế hoạch sử dụng tài sản ngắn hạn trong kỳ vô cũng cần thiết, nó đòi hỏi những căn cứ khoa học như: Kế hoạch sản xuất kinh doanh; các tiêu chí về kỹ thuật, định mức hao phí vật tư, sự biến động giá cả thị trường, trình độ và năng lực quản lý. Có nhiều phương pháp để xác định nhu cầu tài sản ngắn hạn như: phương pháp phần trăm theo doanh thu, phương pháp dựa vào chu kỳ vận động của tài sản ngắn hạn , phương pháp trực tiếp, phương pháp gián tiếp. Để xác định lượng tài sản ngắn hạn phù hợp, công ty Cổ phần An Hưng có thể sử dụng phương pháp phần trăm trên doanh thu như sau:

Bảng 3.1 Tỉ trọng TS - NV trên doanh thu

Tài sản Tỉ trọng Nguồn vốn Tỉ trọng

1. Tiền và các khoản

tương đương tiền 3,99% 1. Vay ngắn hạn 14,79% 2. Các khoản phải thu 18,94% 2. Phải trả người bán 11,84% 3. Hàng tồn kho 25,36%

4. TSNH khác 0,39%

Tổng 48,69% Tổng 26,63%

(Nguồn: Tổng hợp từ BCĐKT)

Như vậy để tạo ra 100 đồng doanh thu công ty cần đầu tư 48,69 đồng cho tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên, trong 100 đồng doanh thu lại có 26,63 đồng được tạo thành từ nguồn vốn công ty đi chiếm dụng. Do vậy, công ty chỉ cần đầu tư vào tài sản ngắn hạn 48,69 – 26,63 = 22,06 đồng.

Nếu doanh thu tăng 10%, tương đương tăng lên 15.021.514.750 đồng, thì nhu cầu tài sản ngắn hạn của công ty là: (15.021.514.750 - 13.655.922.500)*22,06 = 30.124.965.035 đồng. Dựa vào tỉ trọng các khoản mục trong tài sản ngắn hạn và nhu

55

cầu tổng tài sản ngắn hạn, ta xác định được nhu cầu cho từng khoản mục TSNH như sau:

Bảng 3.2 Nhu cầu TSNH của công ty Cổ phần Gốm sứ và Khí hóa lỏng An Hưng

Tài sản Nhu cầu TSNH

1. Tiền và các khoản

tương đương tiền 1.203.408.058 2. Các khoản phải thu 5.706.232.482 3. Hàng tồn kho 7.640.694.894

4. TSNH khác 116.274.498,8

(Nguồn: Tự tổng hợp)

Cân bằng tài sản- nguồn vốn trong dài hạn của công ty

Bảng 3.3 Cân đối TS-NV trong dài hạn của công ty

TÀI SẢN Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

TSNH 6.648.508.582 8.682.764.046 6.483.588.070 Nợ ngắn hạn 3.636.625.874 6.005.741.486 4.075.172.280 VLĐ ròng 3.011.882.708 2.677.022.560 2.408.415.790

(Nguồn: BCĐKT giai đoạn 2011-2013)

Qua bảng 3.4, ta thấy tài sản ngắn hạn của công ty luôn lớn hơn nợ ngắn hạn trong cả ba năm 2011-2013. Do vậy, vốn lưu động ròng trong cả ba năm 2011-2013 đều dương, cụ thể là: năm 2011, vốn lưu động ròng của công ty là 2.408.415.790 VNĐ, năm 2012 là 2.677.022.560 VNĐ và năm 2013 là 3.011.882.708 VNĐ.

Như vậy xét trong dài hạn, công ty đã giữ vững mối quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn vì tuy giá trị nợ ngắn hạn tăng giảm thất thường nhưng vẫn luôn nhỏ hơn giá trị của tài sản ngắn hạn. Công ty chỉ huy động nợ ngắn hạn để tài trợ cho một phần tài sản ngắn hạn là hợp lý, nó đảm bảo lượng tài sản ngắn hạn trong công ty luôn đủ khả năng thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn. Vốn lưu động ròng của công ty trong cả ba năm đều rất lớn, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu đầu tư cho TSNH do vậy công ty không cần huy động thêm vốn lưu động trong năm tới.

3.2.1.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng tiền mặt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiên tại công ty Cổ phần Gốm sứ và Khí hóa lỏng An Hưng đang áp dụng mô hình xác định lượng tiền mặt cần thiết dựa vào kinh nghiệm chứ chưa có chính sách quản lý tiền mặt cụ thể nào cũng như chưa lập kế hoạch sử dụng tiền mặt cho dài hạn do đó còn nhiều hạn chế trong việc quản lý tiền mặt của công ty. Để cho tiền mặt được

sử dụng hiệu quả hơn công ty nên: Ban tài chính nên lập kế hoạch thu chi để xác định nhu cầu chỉ tiêu và nguồn thu tiền tương ứng. Kế hoạch thu chi nên chi tiết cho từng ngày, tuần, tháng, quý và năm; kế hoạch thu chi càng chi tiết thì lượng tiền mặt được xác định có độ chính xác càng cao và nên có sự tham gia của các bộ phận, phòng ban liên quan để có độ khách quan cao. Mục đích của việc lập kế hoạch thu chi là nhằm cân đối khả năng chi trả, giảm các chi phí liên quan và làm tăng tính luân chuyển của tiền cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đưa ra quy định quản lý tiền mặt thống nhất cho toàn bộ công ty, có kế hoạch điều chuyển tiền mặt kịp thời. Nên xây dựng một hệ thống thông tin liên lạc trực tuyến trong toàn công ty để nắm bắt thông tin về tiền mặt kịp thời nhằm phục vụ cho công tác quản lý tiền mặt hiệu quả hơn.

Là công ty cổ phần, công ty Cổ phần Gốm sứ và Khí hóa lỏng An Hưng nên có kế hoạch cụ thể để niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và tổ chức hoạt động đầu tư ngân quỹ chung nhằm tập trung hoá và chuyên môn hoá hoạt động đầu tư tiền và các khoản tương đương tiền.

Hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra nhiều nơi nên việc xác định lượng tiền mặt tối ưu là rất khó khăn vì ở mỗi nơi có đặc thù riêng. Công ty Cổ phần Gốm sứ và Khí hóa lỏng An Hưng là doanh nghiệp hoạt động với quy mô nhỏ, lượng tiền mặt dự trữ thấp nên có thể áp dung mô hình quản lý tiền mặt Baumoul để xác định lượng tiền cần thiết đáp ứng cho nhu cầu thanh toán của công ty. Theo mô hình Baumol, công ty cần xác định dự trữ tiền tối ưu theo công thức sau

C* = Trong đó: C* là mức dự trữ tiền tối ưu cần tìm

T: tổng nhu cầu tiền trong 1 năm đã xác định là 1.203.408.058 đồng F: chi phí giao dịch với tổng giá trị giao dịch 400tr là 9,12%

K: lãi suất tín phiếu kho bạc là 6,45%/năm

Từ đó ta có mức dự trữ tiền tối ưu là: 58.336,32 đồng

3.2.1.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng hàng tồn kho

Hàng tồn kho là một loại tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên và liên tục. Tỷ trọng của hàng tồn kho lớn giúp cho công ty luôn chủ động trong việc cung ứng nguyên vật liệu, hàng hoá kịp thời cho kinh doanh nhưng nếu tỷ trọng quá lớn sẽ dễ bị dư thừa, ứ đọng và lãng phí; còn nếu dự trữ ít quá sẽ làm cho qua trình kinh doanh bị gián đoạn gây ra hàng loạt các hậu quả tiếp theo. Hàng tồn kho của công ty chủ yếu là bộ phận liên quan đến nhập khẩu.

57

chính là do công tác nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại của công ty còn chưa tốt. Trong cơ cấu hàng tồn kho thì hàng hóa hàng gửi bán và thành phẩm chiếm tỷ trọng lớn. Đây là khó khăn rất lớn cho công ty trong việc đẩy nhanh vòng quay hàng tồn kho.

Do đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng hàng tồn kho công ty Cổ phần Gốm sứ và Khí hóa lỏng An Hưng nên:

Làm tốt công tác dự báo thị trường để xác định lượng hàng tồn kho phù hợp cho từng chủng loại nguyên vật liệu, hàng hoá nhằm cung ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh tránh trường hợp bị thiếu hụt hay dư thừa gây ra lãng phí. Công ty cần phải có kế hoạch nhập khẩu một cách hợp lý, trước khi nhập khẩu cần tìm hiểu nhu cầu thị trường cần gì số lượng nhiều hay ít từ đó nhập khẩu cho phù hợp. Điều quan trọng là công ty xác định được loại hàng nhập khẩu, quy mô thời điểm nhập khẩu. Loại hàng nhập khẩu là loại hàng mà thị trường đang thiếu, vắng hoặc có nhu cầu bắt buộc Như vậy, để tăng khả năng tiêu thụ hàng tồn kho, công ty cần chọn thời điểm nhập hàng là lúc nhu cầu ở thời kỳ phát triển và cung trong nước còn hạn chế.

Nghiên cứu đẩy mạnh sản xuất trong nước phát triển để dẫn thay thế hàng ngoại nhập, tiến tới sử dụng toàn diện nguyên liệu trong nước để sản xuất ra những mặt hàng mang tính đặc thù của công ty nhằm cạnh tranh với các đối tác trong và ngoài nước.

Quản lý tập trung dự trữ hàng tồn kho tại kho chính của công ty, tránh phân tán tại các cửa hàng, các xưởng sản xuất dẫn tới ứ đọng và lãng phí. Xây dựng cơ số tồn kho hàng hoá cho các chi nhánh, các cửa hàng hợp lý. Đưa ra biện pháp quản lý hàng tồn kho phù hợp để tránh mất mát, lãng phí, mất phẩm chất dẫn đến làm thiệt hại hàng tồn kho.

Các chi phí sản xuất kinh doanh dở dang phải được tập hợp kịp thời cho từng loại sản phẩm, nhanh chóng kết chuyển vào giá thành sản phẩm nếu chúng được sản xuất hoàn thành, rút ngắn thời gian nằm ở khâu sản phẩm dở dang và nhanh chóng đưa vào lưu thông từ đó rút ngắn thời gian lưu kho.

Áp dụng mô hình EOQ để xác định định mức tiêu thụ hàng hoá để làm cơ sở xây dựng định mức dự trữ hàng hóa cần thiết cho kinh doanh. Hàng tồn kho của công ty có rất nhiều các nguyên vật liệu khác nhau, tuy nhiên men màu là một trong số vật liệu chiếm tỷ lệ lớn nhất. Với số liệu phòng kế toán của công ty cung cấp ta có thể áp dụng mô hình EOQ để tính được số lượng men màu dự trữ tối ưu cho công ty.

Nhu cầu trong năm 2014 của công ty là 120.000 tấn

Chi phí cho một lần đặt hàng 68.907.000 đồng/ 1lần đặt hàng Chi phí lưu kho của xi măng bằng 3% giá mua là 16.283.000/1 tấn

Từ những số liệu trên ta có thể tính toán được lượng xi măng dự trữ tối ưu của công ty:

2*120.000*68.907.000

= 18.399,65 tấn 3%*16.283.000

Như vậy khi áp dụng mô hình EOQ vào việc quản lý men màu trong công ty đã cho thấy nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu của công ty ở mức bao nhiêu là hợp lý. Trong những năm tới công ty nên áp dụng mô hình EOQ cho việc quản lý các hàng hóa khác của mình. Tuy nhiên, đây chỉ là một phương pháp quản lý được áp dụng trong một số loại dự trữ nào đó của công ty và phải kết hợp chặt chẽ với các phương pháp khác mới đạt được hiệu quả cao.

Ngoài ra, công ty nên trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo tỷ lệ thích hợp để đề phong giảm giá hàng tồn kho và để tránh biến động lớn có thể xảy ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.2.1.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản phải thu

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh các khoản phải thu phát sinh như là một tất yếu khách quan. Một trong các nhân tố ảnh hưởng đến các khoản phải thu thì chính sách tín dụng thương mại có tác động lớn nhất, nó không những ảnh hưởng trực tiếp đế quy mô của các khoản phải thu mà còn làm tăng doanh thu, giảm chi phí hàng tồn kho. Tín dụng thương mại đem đến cho công ty nhiều lợi thế nhưng cũng gặp không ít rủi ro do bán chịu hàng hoá. Do đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản phải thu, công ty nên:

Thực hiện phân tích và cho điểm tín dụng đối với từng khách hàng, từ đó đưa ra chính sách bán hàng phù hợp như: thời hạn nợ, mức dư nợ, chính sách giá để nhằm rút ngắn tối đa tuổi nợ của các khoản phải thu.

Tổ chức quản lý chặt chẽ các khoản phải thu, phân công trách nhiệm và quyền hạn của từng cấp trong việc đưa ra quyết định bán chịu, đồng thời có chế độ báo cáo giám sát để tránh rủi ro trong quá trình theo dõi và quản lý thu hồi nợ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng hạn mức bán chịu tối ưu cho toàn công ty và cho từng đối tượng khách hàng. Đưa ra chính sách kiểm soát nợ để nắm bắt kịp thời các thông tin về con nợ, chính sách thu hồi nợ, phạt tiền, đưa ra toà án nếu như khách hàng cố tình không trả nợ.

Công ty nên có chính sách chiết khấu thương mại thích hợp để kích thích khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc thanh toán đúng hạn khi mua hàng nhằm thu hồi vốn nhanh và góp phần làm tăng doanh thu, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và

59

Công ty nên sắp xếp các khoản phải thu theo tuổi nợ để theo dõi và có biện pháp thu hồi nợ kịp thời, đồng thời phải xác định số dư các khoản phải thu theo đối tượng khách hàng để xem khách hàng đó có số dư vượt quá mức dư nợ cho phép thì thu hồi ngay.

Thường xuyên cử cán bộ độc lập với kế toán công nợ xác minh đối chiếu nợ nhằm cảnh giác trường hợp cán bộ thu nợ thông đồng với khách hàng để kéo dài thời gian trả nợ hoặc chiếm dụng các khoản nợ đã thu tiền rồi.

Trường hợp phát sinh nợ quá hạn xảy ra công ty nên áp dụng các biện pháp mềm dẻo để yêu cầu khách hàng trả nợ như: cử cán bộ đến trực tiếp làm việc, điện thoại, fax hay gửi thư điện tử yêu cầu trả nợ với nội dung tế nhị và thân thiện.

Khi có các khoản nợ khó đòi xảy ra công ty có thể áp dụng một số biện pháp sau: + Ngừng ngay việc bán hàng, chủ động cử cán bộ thu nợ đến trực tiếp làm việc hoặc gửi thư yêu cầu trả nợ, yêu cầu khách hàng xác nhận thời hạn thanh toán và số tiền có thể thanh toán từng lần để làm cơ sở pháp lý sau này.

+ Nếu các biện pháp trên được áp dụng vài lần mà khách hàng không thanh toán nợ thì công ty nên đơn nhờ toà án can thiệp căn cứ vào điều kiện quy định trong hợp đồng.

Ưu điểm của việc này là thu hồi được nợ quá hạn, rút ngắn chu kỳ nợ của khách hàng, hạn chế bị chiếm dụng vốn, tránh để xảy ra các khoản nợ phải thu khó đòi, giúp tăng tính luân chuyển của vốn lưu động. Nhưng cũng có những hạn chế nhất định là nếu biện pháp thu nợ của công ty không hợp lý sẽ dẫn đến mất khách hàng, tăng chi phí thu hồi nợ từ đó làm giảm doanh thu bán hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần gốm sứ và khí hóa lỏng An Hưng (Trang 53)