Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Gốm sứ và Khí Hóa Lỏng An Hưng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần gốm sứ và khí hóa lỏng An Hưng (Trang 27)

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM SỨ VÀ KHÍ HÓA LỎNG AN HƯNG

2.1.3.Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Gốm sứ và Khí Hóa Lỏng An Hưng

Gốm sứ và Khí Hóa Lỏng An Hưng

Như vậy, thông qua xem xét báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần Gốm sứ và Khí hóa lỏng An Hưng giai đoạn 2011-2013 tại bảng 2.1, ta thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển và hiệu quả. Bằng chứng là lợi nhuận sau thuế của công ty đang có xu hướng tăng lên rất nhanh. Năm 2011, lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ là 264.132.210 VNĐ nhưng năm 2012 đã tăng nhẹ lên 1,69% khi đạt mức 268.606.770 VNĐ. Sang đến năm 2013, lợi nhuận sau thuế đột ngột tăng mạnh lên 128,78% khi đạt mức cao nhất là 614.516.513 VNĐ.

Biểu đồ 2.1 Lợi nhuận của công ty trong giai đoạn 2011-2013

(Nguồn: Tổng hợp từ BCKQKD) 264,132,210 268,606,770 614,516,513 100,000,000 250,000,000 400,000,000 550,000,000 700,000,000

Bảng 2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2011-2013

CHỈ TIÊU Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2012/2011 Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối

1. Doanh thu bán hàng và cung

cấp dịch vụ 13.655.922.500 11.160.962.500 8.612.710.446 2.494.960.000 22,35% 2.548.252.054 29,59%

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0

3. Donh thu bán hàng và cung cấp

dịch vụ 13.655.922.500 11.160.962.500 8.612.710.446 2.494.960.000 22,35% 2.548.252.054 29,59% 4. Giá vốn hàng bán 12.015.836.357 10.105.293.601 7.824.401.576 1.910.542.756 18,91% 2.280.892.025 29,15% 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và

cung cấp dịch vụ 1.640.086.143 1.055.668.899 788.308.870 584.417.244 55,36% 267.360.029 33,92% 6. Doanh thu hoạt động tài chính 1.219.584 686.200 505.900 533.384 77,73% 180.300 35,64% 7. Chi phí tài chính 261.277.762 167.224.375 115.218.666 94.053.387 56,24% 52.005.709 45,14%

- Trong đó: Chi phí lãi vay 0 0

8. Chi phí quản lý kinh doanh 560.672.615 530.988.364 321.419.824 29.684.251 5,59% 209.568.540 65,20% 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động

kinh doanh 819.355.350 358.142.360 352.176.280 461.212.990 128,78% 5.966.080 1,69%

12. Lợi nhuận khác 0 0 0 0 0

13. Tổng lợi nhuận kế toán trước

thuế 819.355.350 358.142.360 352.176.280 461.212.990 128,78% 5.966.080 1,69% 14. Chi phí thuế thu nhập doanh

nghiệp 204.838.838 89.535.590 88.044.070 115.303.248 128,78% 1.491.520 1,69% 15. Lợi nhuận sau thuế TNDN 614.516.513 268.606.770 264.132.210 345.909.743 128,78% 4.474.560 1,69%

29

Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chính vì vậy, lợi nhuận sau thuế tăng vọt cho thấy công ty đã phấn đấu cải tiến, nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh làm cho giá thành sản phẩm hạ xuống, tăng khả năng cạnh tranh của công ty đối với các đối thủ trên thị trường. Để tìm hiểu kỹ hơn nguyên nhân lợi nhuận sau thuế tăng lên, ta cần xem xét sự biến động của các khoản mục sau:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có xu hướng tăng khá nhanh trong cả

ba năm 2011-2013. Năm 2011, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty chỉ đạt 8.612.710.446 VNĐ, đến năm 2012, doanh thu đã tăng lên 29,59% khi đạt mức 11.160.962.500 VNĐ. Không dừng lại ở đó, năm 2013, doanh thu của công ty tăng lên cao nhất trong cả ba năm là 13.655.922.500 VNĐ, tương đương tăng 22,35% so với năm 2012. Với mục đích gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống, công ty An Hưng và các công ty gốm sứ khác tại làng gốm Bát Tràng luôn được Sở Công Thương cũng như chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện giúp đỡ nhằm giới thiệu gốm sứ Bát Tràng đến bạn bè quốc tế. Trong ba năm 2011-2013, Sở Công Thương đã triển khai mô hình OVOP - Mỗi làng một sản phẩm, tức là mỗi làng nghề, mỗi doanh nghiệp được lựa chọn một sản phẩm tiêu biểu, có giá trị gia tăng, sức cạnh tranh cao để tập trung sản xuất phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, ở nhiều làng nghề truyền thống, trong đó có làng gốm Bát Tràng. Từ sự giúp đỡ của Sở Công Thương, các doanh nghiệp gốm sứ của Bát Tràng đã kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, từ đó năng suất lao động được nâng cao. Do đó, sản lượng xuất khẩu của ngành gốm sứ đến các quốc gia như Hàn Quốc, Malaysia, Pháp, Đức, Nhật, Hoa Kỳ,… rất cao, trong đó Nhật Bản là thị trường có kim ngạch xuất khẩu cao nhất, chiếm 14,7% thị phần kim ngạch xuất khẩu (theo Vietfin). Nhờ vậy, doanh thu làng gốm Bát Tràng năm 2013 rất lớn, đạt gần 300 tỷ đồng, theo đó doanh thu của công ty An Hưng cũng tăng lên qua từng năm.

Việc doanh thu của công ty tăng lên nhanh chóng cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng tốt. Tuy nhiên, để thật sự trở lên lớn mạnh, bên cạnh sự hỗ trợ của Sở Công Thương, công ty cần tự nâng cấp sản phẩm, thiết kế mẫu mã, tiêu chuẩn sản phẩm, xúc tiến thương mại cũng như việc đẩy mạnh liên kết với ngành du lịch trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Các khoản giảm trừ doanh thu thường là hàng bị trả lại, bị giảm giá do sai mẫu

mã, chất lượng kém hay chậm giao hàng. Trong cả ba năm 2011-2013, công ty không phá sinh các khoản giảm trừ doanh thu cho thấy quy trình quản lý nghiêm ngặt của công ty, cũng như sự lành nghề, chuyên nghiệp của các nghệ nhân và nhân viên công ty. Từ đó, uy tín của công ty với khách hàng được nâng cao, góp phần đẩy mạnh khả

năng cạnh tranh của công ty trên thị trường gốm sứ. Cũng chính vì không có các khoản giảm trừ doanh thu nên doanh thu thuần của công ty không bị giảm sút và bằng đúng với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Giá vốn hàng bán luôn là vấn đề công ty lưu tâm hàng đầu. Theo đà tăng của

doanh thu, giá vốn hàng bán của công ty cũng tăng lên nhanh chóng trong ba năm 2011-2013. Năm 2011, giá vốn hàng bán là 7.824.401.567 VNĐ và tăng lên tới 33.92% vào năm 2012 khi đạt mức 10.105.293.601 VNĐ. Năm 2013, giá vốn hàng bán của công ty lại tiếp tục tăng thêm 18,91% và đạt mức mới là 12.015.836.357 VNĐ. Việc giá vốn hàng bán luôn chiếm từ 87-90% doanh thu ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của công ty, vì vậy, làm thế nào để hạ chi phí giá vốn hàng bán luôn là câu hỏi mà công ty phải tìm câu trả lời. Giá vốn hàng bán của công ty cao là do giá cả nguyên vật liệu đầu vào biến động bất ổn và có xu hướng tăng lên. Hơn nữa, để đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, một số sản phẩm gốm sứ gia dụng yêu cầu sử dụng các loại nguyên liệu nhập khẩu có giá thành cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến giá vốn hàng bán của công ty. Như vậy, muốn giảm giá vốn hàng bán, công ty cần tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên vật liệu có giá thành ổn định và uy tín. Công ty cũng nên tìm hiểu các biến động về giá trên thị trường nguyên vật liệu đầu vào nhằm đưa ra các dự đoán chính xác loại nguyên vật liệu nào đang có chiều hướng tăng hoặc giảm giá để có kế hoạch thu mua, dự trữ nguyên vật liệu đó đúng thời điểm. Mặt khác, công ty cũng cần sử dụng các công cụ phái sinh như hợp đồng quyền chọn mua, hợp đồng tương lai hay hợp đồng kỳ hạn. Các công cụ này chưa phổ biến tại Việt Nam nhưng nếu sử dụng đúng cách sẽ giúp phân tán rủi ro, bảo vệ công ty trong trường hợp giá cả nguyên vật liệu tăng giảm thất thường, đồng thời gia tăng lợi nhuận cho công ty.

Doanh thu từ hoạt động tài chính cũng tăng trong giai đoạn năm 2011-2013. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 22012, doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty tăng từ 505.900 VNĐ lên 686.200 VNĐ, tăng 35,64% so với năm 2011. Năm 2013, khoản này tăng mạnh lên 77,73% khi cán mức 1.219.584 VNĐ. Mặc dù xét vê mặt tương đối, doanh thu tài chính của công ty tăng lên khá nhiều nhưng về mặt tuyệt đối, doanh thu tài chính của công ty không lớn nên mức tăng cũng không đáng kể. Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty chủ yếu có được từ các khoản chiết khấu thanh toán các loại nguyên vật liệu đầu vào. Việc công ty thanh toán sớm cho nhà cung cấp sẽ đảm bảo lượng nguyên vật liệu được cung cấp kịp thời và đầy đủ, tránh ảnh hưởng đến quy trình sản xuất của công ty.

Chi phí tài chính cũng liên tục tăng lên trong ba năm gần đây. Năm 2011, chi

phí tài chính của công ty là 115.218.666 VNĐ và đã tăng lên 167.224.357 VNĐ vào năm 2012, tương đương tăng 45,14%. Sang đến năm 2013, chi phí tài chính tăng mạnh

31

lên 56,24% khi đạt mức 261.277.762 VNĐ. Không giống như doanh thu từ hoạt động tài chính, chi phí tài chính của công ty khá nhiều. Chi phí tài chính của công ty không phát sinh từ các khoản tiền vay ngân hàng mà phát sinh từ chi phí thuê tài chính một số loại máy móc, thiết bị và nhất là một số xe vận tải phục vụ việc phân phối hàng hóa đến các khách hàng lớn của công ty. Chi phí tài chính tăng với tốc độ nhanh hơn doanh thu từ hoạt động tài chính gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Vì vậy, trong thời gian tới, công ty cần tích cực nâng cao doanh thu từ hoạt động tài chính, đồng thời giảm thiểu chi phí tài chính bằng cách đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn, dài hạn uy tín hay các loại trái phiếu, tín phiểu và các loại giấy tờ có giá khác.

Chi phí quản lý kinh doanh của công ty năm 2011 chỉ là 321.419.824 VNĐ,

năm 2012 đã tăng lên 530.988.364 VNĐ, tương đương tăng 65,2%. Năm 2013, chi phí quản lý kinh doanh tăng nhẹ lên 5,59% và đạt giá trị là 560.672.651 VNĐ. Chi phí quản lý kinh doanh của công ty bao gồm chi phí lương nhân viên quản lý, chi phí điện, nước và chi phí mua công cụ, dụng cụ cho bộ phận quản lý. Chi phí quản lý kinh doanh của công ty tăng lên là do chi phí nhân viên quản lý tăng lên, ảnh hưởng của chính sách tăng lương của Nhà nước và tăng số lượng nhân viên văn phòng. Hơn nữa, chi phí về điện, nước, xăng dầu do lạm phát cũng tăng cao, một số khoản chi phí dịch vụ mua ngoài khác cũng tăng. Chi phí quản lý kinh doanh tăng lên càng nhanh thì càng ảnh hưởng đến tốc độ tăng lợi nhuận của công ty.

Qua xem xét các chỉ tiêu cơ bản hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây cho thấy, công ty hoạt động tương đối có hiệu quả. Nhìn chung, công ty luôn có xu hướng đi lên thậm chí là trong các giai đoạn khủng hoảng khó khăn chung của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần gốm sứ và khí hóa lỏng An Hưng (Trang 27)