Về các hình thức đấu tranh

Một phần của tài liệu Hồ Chí Minh với phương thức khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 (Trang 29)

Nói đến các hình thức đấu tranh cách mạng Hồ Chí Minh đã nêu rõ:

Đó là sự kết hợp của nhiều hình thức khác nhau nhƣ đấu tranh kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá, đặc biệt là đấu tranh chính trị và vũ trang. Đấu tranh chính trị phải kết hợp với đấu tranh vũ trang, khi cuộc đấu tranh của quần chúng phát triển đến một mức độ quyết liệt phải vũ trang tự vệ tiến lên đấu tranh vũ trang mang tính chất nhân dân rộng rãi. Các hình thức trong đấu tranh chính trị cũng cần phải đƣợc đa dạng. Các hình thức đấu tranh càng đa dạng thì chiến thắng ngày càng lớn. Trong Bài ca du kích Hồ Chí Minh viết năm 1942 đã nêu rõ tính chất quần chúng rộng rãi của lực lƣợng đó trong đấu tranh vũ trang nhƣ sau:

Ào, ào, ào… Trẻ nào, Lính nào, Dân nào,

Đàn ông nào, Đàn bà nào!

Vũ khí do quần chúng tự sắm sửa để chiến đấu: Kẻ có súng dùng súng

Kẻ có dao dùng dao; Kẻ có cuốc dùng cuốc; Kẻ có cào dùng cào Thấy Tây cứ chém phứa

Thấy Nhật cứ chặt nhào” [ 51; Tr. 136].

Đây là một quan điểm sáng tạo về vũ trang quần chúng cách mạng, toàn dân đánh giặc, đấu tranh chính trị tiến lên đấu tranh vũ trang. Cùng với xây dựng, tổ chức lực lƣợng quần chúng thành đội quân chính trị hùng hậu và dựa trên cơ sở đó phải tiến hành xây dựng vũ trang bằng các hình thức tổ chức phù hợp với từng bƣớc phát triển của cách mạng, đi từ vũ trang quần chúng cách mạng tiến lên xây dựng các đội tự vệ, các đội du kích, các đơn vị vũ trang từ nhỏ đến lớn.

Bạo lực cách mạng trong đó hình thức đấu tranh vũ trang là con đƣờng tất yếu của mọi cuộc cách mạng giải phóng của các dân tộc bị áp bức. Nhƣng hình thức của bạo lực cách mạng trong từng cuộc cách mạng, ở từng nƣớc thể hiện ra sao điều ấy tùy thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể của các cuộc cách mạng đó. Hình thức đấu tranh vũ trang trong sự nghiệp giải phóng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp không thể đề ra sẵn một hình thức nhất định mà thƣờng diễn ra dƣới nhiều hình thức phong phú phù hợp với những hoàn cảnh lịch sử khác nhau.

Các đội du kích là tổ chức quân sự cao hơn đội tự vệ và thấp hơn đội du kích chính thức. Hoạt động của đội du kích nhằm bảo vệ và giải vây các chiến sĩ cách mạng và giữ gìn các cơ quan cách mạng.

Các đội du kích là lực lƣợng hỗ trợ, giúp sức cho các đội du kích chính thức trong lúc hành quân và chiến đấu với quân đối phƣơng, tham gia đánh phá các cơ quan vận tải lƣơng thực và khí giới của quân địch.

Khi cách mạng phát triển cao, đấu tranh vũ trang đƣợc mở rộng, đội du kích sẽ chuyển thành đội du kích chính thức đánh đổ ách thống trị của Pháp, Nhật làm cho nƣớc Việt Nam hoàn toàn độc lập. Cách đánh của đội du kích khi còn nhỏ về lực luợng thì phải đánh du kích, tiến công chủ yếu là tập kích và phục kích, luôn luôn giữ thế tiến công, chủ động, phải linh hoạt trong cách đánh, bí mật, bất ngờ…

Hồ Chí Minh nêu rõ:

Sức mạnh của du kích không nằm trong phòng thủ, mà nằm trong những hành động tiến công táo bạo và bất ngờ. Các chiến sĩ du kích không đủ mạnh về quân sự cho hành động phòng thủ. Ở mọi nơi, mọi lúc họ phải kiên quyết vận động; giáng những đòn nhanh và bất ngờ vào quân địch ở những nơi, những lúc mà chúng ít ngờ tới, và nhanh chóng rút lui, và tránh một cuộc giao tranh quyết liệt nếu nhƣ hoàn cảnh và cán cân lực lƣợng ở nơi đặc biệt ấy, ở thời điểm đặc biệt ấy không có lợi cho mình, để rồi làm cho quân thù bạt vía kinh hồn ở một nơi khác” [ 50; Tr.431- 432].

Các hình thức tác chiến của lực lƣợng du kích theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đƣợc thể hiện khá phong phú trong thực tiễn lịch sử từ cao trào kháng Nhật cứu nƣớc năm 1945. Hình thái kết hợp đấu tranh chính trị của quần chúng với đấu tranh vũ trang mà biểu hiện cụ thể của sự kết hợp ấy là: từ đấu

tranh chính trị tiến lên đấu tranh vũ trang bằng cách đánh du kích, thực hiện khởi nghĩa từng phần giành chính quyền bộ phận, từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa, kết hợp cuộc nổi dậy của quần chúng với cuộc tiến công của các lực lƣợng vũ trang giành chính quyền trong cả nƣớc. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đã làm sáng tỏ: một khi phong trào đấu tranh của quần chúng chính trị tiến tới một trình độ cao, thì tất yếu sẽ đƣa đến sự xuất hiện của hình thức đấu tranh vũ trang, và sự kết hợp giữa hình thức đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.

Một phần của tài liệu Hồ Chí Minh với phương thức khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 (Trang 29)