Khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền bộ phận

Một phần của tài liệu Hồ Chí Minh với phương thức khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 (Trang 54)

Đầu năm 1945, tình hình thế giới và trong nƣớc đã có nhiều biến chuyển quan trọng có lợi cho cách mạng Việt Nam.

Trên thế giới, Hồng quân Liên Xô đã tiến công quét sạch phát xít Đức ra khỏi toàn bộ lãnh thổ Liên Xô, giải phóng các nƣớc Đông Âu và bao vây Béc Lin. Phát xít Đức đã đến giờ tận số.

Ở mặt trận Thái Bình Dƣơng, quân đội Mỹ cũng đẩy mạnh cuộc tiến công quân đội Nhật, đánh chiếm quần đảo Marian, rồi đánh chiếm Philippin.

Đồng thời cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc đã giành đƣợc những thắng lợi nhất định, quân đội Nhật đã chuyển sang phòng ngự và bị thất bại liên tiếp. Địa vị của phát xít Nhật bị lung lay đến tận gốc rễ.

Trong khi đó, ở trong nƣớc phong trào đấu tranh của nhân dân ta ngày càng phát triển thì mâu thuẫn giữa Nhật và Pháp ngày càng sâu sắc. Sau khi quân Đồng minh tiến vào giải phóng nƣớc Pháp, tƣớng Đờ Gôn lên nắm quyền, bọn Pháp ở Đông Dƣơng lại càng ráo riết chuẩn bị lực lƣợng chờ quân Đồng minh vào để lật đổ quân Nhật giành lại quyền thống trị ở xứ sở Đông Dƣơng.

Để đối phó lại những âm mƣu của Pháp, đầu năm 1945 phát xít Nhật đã điều thêm một sƣ đoàn từ Nam Trung Quốc sang Bắc Kỳ, đƣa tổng số quân có mặt của chúng ở Đông Dƣơng lên tới 6 vạn tên. Tuy vậy, Nhật, Pháp vẫn còn tạm thời hòa hoãn với nhau. Đảng ta và Hồ Chí Minh đã nhìn thấy bản chất bên trong của mối quan hệ này: Sự hòa hoãn này có khác chi một cái nhọt bọc chứa chất bên trong biết bao nhiêu vi trùng và máu mủ, chỉ chờ dịp chín mõm là vỡ tung ra.

Và dự đoán đó đã thành sự thật, đêm 9 tháng 3 năm 1945 Nhật nổ súng đánh Pháp để độc chiếm hẳn Đông Dƣơng.Tuy có trong tay tới 12 vạn quân (bao gồm cả quân chính quy và lính khố xanh) nhƣng do chủ quan, khinh thƣờng địch mà chƣa đầy một ngày sau, thực dân Pháp đã quỳ gối đầu hàng Nhật.

Cuộc đảo chính của phát xít Nhật đã tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, những cơ hội tốt đang đến gần nhƣ: chiến tranh đang đến giai đoạn ác liệt, chính trị bị khủng hoảng, nạn đói ghê gớm đã làm cho toàn thể nhân dân không thể chịu đựng đƣợc hơn nữa.

Ngay trong đêm Nhật nổ súng đánh Pháp, Hội nghị của Ban Thƣờng vụ Trung ƣơng Đảng đã họp ở làng Đình Bảng (Từ Sơn – Bắc Ninh), Hội nghị đã dự đoán sự thất bại của quân đội Pháp và thắng lợi tạm thời của quân đội Nhật. Hội nghị dự kiến những sự kiện sắp tới nổ ra sẽ có nhiều thuận lợi cho cách mạng làm một cuộc tổng khởi nghĩa nhƣ: Quân Đồng minh kéo vào Đông Dƣơng đánh Nhật, quân đội viễn chinh Nhật mất tinh thần, phong trào cách mạng ở Trung Quốc lên cao.

Với tình thế lúc bấy giờ, theo sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh, ngày 12-3- 1945 Ban Thƣờng vụ Thƣờng vụ Trung ƣơng Đảng đã ra chỉ thị: “Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

Bản chỉ thị nhận định về tình hình hiện tại ở Đông Dƣơng, cuộc đảo chính của Nhật gây ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng với năm đặc điểm nhƣ:

1. Hai quân cƣớp nƣớc cắn xé nhau chí tử. 2. Chính quyền Pháp tan rã

3. Chính quyền Nhật chƣa ổn định. 4. Các tầng lớp đứng giữa hoang mang. 5. Quần chúng cách mạng muốn hành động.

Ban Thƣờng vụ cũng xác định kẻ thù lúc này của nhân dân Đông Dƣơng là phát xít Nhật nên đã thay đổi khẩu hiệu: “Đánh đuổi Nhật, Pháp” bằng “Đánh đuổi phát xít Nhật”. Đảng đã thay đổi mọi hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh cho hợp với thời kỳ tiền khởi nghĩa, động viên mau chóng quần chúng nhân dân lên mặt trận cách mạng, tập dƣợt cho quần chúng mạnh dạn tiến lên tổng khởi nghĩa. Và “Phát động một cao trào kháng Nhật cứu nƣớc mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa. Cao trào ấy có thể bao

gồm từ hình thức bất hợp tác, bãi công, bãi thị, phá phách, cho đến những hình thức cao nhƣ biểu tình thị uy võ trang, du kích”, đồng thời “Sẵn sàng chuyển qua hình thức tổng khởi nghĩa một khi đã đủ điều kiện” [28; Tr.367]. Nhiệm vụ cần làm là: Phải tuyên truyền chống chính quyền của Nhật và bọn Việt gian thân Nhật, lập chính quyền cách mạng của nhân dân; thành lập những đội “tán phát xung phong” vũ trang “tuyên truyền xung phong”, đi rải truyền đơn, dán áp phích, diễn thuyết ở các nơi để tuyên truyền chủ trƣơng, chính sách của cách mạng.

Về hình thức đấu tranh, cùng với việc chuyển lên đấu tranh với những hình thức chính trị cao hơn nhƣ tổng biểu tình, tuần hành, bãi khóa, bãi thị, bất hợp tác với Nhật về mọi phƣơng diện, chống thu thóc, không nộp thuế…phải huy động lực lƣợng để phát động du kích ở những nơi có địa hình, địa thế. Khi Nhật kéo quân đến đàn áp, bắt bớ ở một làng nào đó thì huy động cả làng và các làng chung quanh nổi trống, mõ, ốc, tù và bắn súng làm sức thanh viện, xua đuổi chúng; đồng thời mai phục đánh tháo cho những ngƣời bị bắt.

Khi Nhật đem quân đến đánh phá khu du kích thì đội quân du kích phải khéo léo dùng chiến thuật hóa chẵn thành lẻ, hóa lẻ thành chẵn, phối hợp với nhân dân đằng sau quân địch đánh phá, nhiễu loạn, làm cho chúng phải rút lui.

Về tổ chức, phải nhanh chóng mở rộng cơ sở Việt Minh bằng cách lập những ban xung phong để gây cơ sở cứu quốc ở những nơi chƣa có phong trào đặc biệt phát triển thanh niên cứu quốc và tự vệ cứu quốc. Phải tổ chức thêm nhiều bộ đội, du kích và tiểu tổ du kích, thành lập những căn cứ địa mới, thống nhất các chiến khu và thành lập “Việt Nam giải phóng quân. Ủy ban dân tộc giải phóng vừa có tính Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật rộng

rãi vừa có ý nghĩa “tiền chính phủ” ở các nhà máy, hầm mỏ, làng ấp…Ủy ban nhân dân cách mạng và ủy ban công nhân cách mạng ở những vùng quân du kích hoạt động.

Trong khi đó lực lƣợng Đồng minh đã đánh bại quân đội phát xít ở nhiều nơi trên thế giới, Nhật – Pháp bắn nhau ở Đông Dƣơng đã làm cho tình hình chính trị ở Đông Dƣơng khủng hoảng sâu sắc. Điều kiện tổng khởi nghĩa chƣa thật sự chín muồi. Vì vậy phải đẩy mạnh đấu tranh lên các hình thức cao về chính trị và vũ trang thành lập uỷ ban quân sự tức là Uỷ ban khởi nghĩa để kháng Nhật, chỉ huy du kích ở chiến khu. Về mặt chính quyền cách mạng cần lập Uỷ ban nhân dân cách mạng. Uỷ ban nhân dân cách mạng Việt Nam là hình ảnh thu nhỏ một chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam

Sớm nhận biết đƣợc quân Đồng minh sẽ vào Đông Dƣơng đánh Nhật, bản chỉ thị cũng đã đề ra phƣơng thức đẩy mạnh hoạt động của quân cách mạng và quần chúng nhân dân là đợi cơ hội để nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Bản chỉ thị nhấn mạnh:

“Và ngay bây giờ phát động du kích, chiếm căn cứ địa duy trì và mở rộng chiến tranh du kích, phải là phƣơng pháp duy nhất của dân tộc ta để đóng vai trò chủ động trong việc đánh đuổi quân ăn cƣớp Nhật Bản ra khỏi nƣớc, chuẩn bị hƣởng ứng quân Đồng minh một cách tích cực. Song dù sao ta không thể đem việc quân Đồng minh đổ bộ vào Đông Dƣơng làm điều kiện tất yếu cho cuộc tổng khởi nghĩa của ta; vì nhƣ thế là ỷ lại vào ngƣời và tự bó tay trong khi tình thế biến chuyển thuận tiện. Nếu cách mạng Nhật bùng nổ và chính quyền cách mạng của nhân dân Nhật thành lập, hay nếu giặc Nhật mất nƣớc nhƣ Pháp năm 1940 và quân viễn chinh của Nhật mất tinh thần, thì khi ấy, dù quân Đồng minh

chƣa đổ bộ, cuộc tổng khởi nghĩa của ta vẫn có thể bùng nổ và thắng lợi” [28; Tr. 372 - 373].

Nhƣ vậy, việc dự kiến quân Nhật đầu hàng là trƣờng hợp quan trọng hơn cả. Dự kiến chính xác điều kiện này, nhiệm vụ đặt ra là cần phải hành động ngay, hành động cƣơng quyết, nhanh chóng, sáng tạo, chủ động, táo bạo.

Chỉ thị quan trọng này thể hiện rõ sự lãnh đạo sáng suốt, kiên quyết, kịp thời và sáng tạo của Đảng và Hồ Chí Minh. Nó là kim chỉ nam cho mọi hành động của quân cách mạng trong cao trào chống Nhật, cứu nƣớc dẫn tới thắng lợi trực tiếp của Tổng khởi nghĩa tháng Tám.

Nắm vững phƣơng hƣớng và biện pháp đúng đắn trên đây, đồng thời triệt để phát huy thời cơ thuận lợi do cuộc đảo chính của Nhật đƣa lại, Đảng đã phát động cao trào “kháng Nhật, cứu nƣớc” trong cả nƣớc.

Giữa lúc ấy, nạn đói ở các tỉnh phía Bắc diễn ra rất nghiêm trọng. Chính sách bóc lột – vơ vét của bọn thực dân, phát xít đã dẫn đến những hậu quả vô cùng thƣơng tâm, hơn 2 triệu ngƣời Việt Nam bị chết đói đã làm cho nhân dân ta về thể lực có bị giảm sút, nhƣng về tinh thần lại thêm căm thù hơn. Chính điều đó càng nhanh chóng đƣa nhân dân ta tới con đƣờng vùng dậy cầm vũ khí đánh đổ bọn cƣớp nƣớc và bán nƣớc.

Phong trào đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị và khởi nghĩa từng phần diễn ra rất sôi nổi ở vùng thƣợng du, trung du miền Bắc. Phá kho thóc giải quyết nạn đói là hình thức đấu tranh thích hợp nhất lúc bấy giờ để phát động quần chúng, đƣa hàng triệu quần chúng đi từ hình thức đấu tranh thấp lên hình thức đấu tranh cao, từ đấu tranh cho quyền lợi kinh tế hàng ngày, đến giác ngộ chính trị đánh đổ chính quyền của bọn thực dân, phát xít và tay sai.

Phá kho thóc giải quyết nạn đói là một nghệ thuật phát động và tập hợp quần chúng trong phƣơng thức khởi nghĩa giành chính quyền, nó cho thấy muốn cách mạng thắng lợi thì phải biết sử dụng các hình thức đấu tranh thích hợp uyển chuyển, khôn khéo trong từng giai đoạn lịch sử. Phong trào phá kho thóc giải quyết nạn đói phải gắn với khẩu hiệu chính quyền cách mạng của nhân dân.

Để đẩy mạnh hơn nữa cho chuẩn bị cuộc tổng khởi nghĩa, ngày 15-4- 1945, Ban Thƣờng vụ Trung ƣơng Đảng triệu tập “Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ” họp tại Hiệp Hòa (Bắc Giang), nhằm giải quyết cụ thể những vấn đề quân sự đã đƣợc Hội nghị Thƣờng vụ Trung ƣơng Đảng đề ra vào tháng 3 năm 1945.

Hội nghị quyết định phát triển lực lƣợng vũ trang, thống nhất Việt Nam cứu quốc quân với Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành Việt Nam giải phóng quân.

Để tạo bàn đạp cho cuộc Tổng khởi nghĩa, Hội nghị quyết định xây dựng các chiến khu trong cả nƣớc và thành lập chính quyền cách mạng ở cơ sở với hình thức Uỷ ban dân tộc giải phóng, Uỷ ban công nhân cách mạng và uỷ ban nhân dân cách mạng đã đƣợc thực hiện từng bƣớc phù hợp với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa từng phần ở địa phƣơng. Lúc bấy giờ, tình thế đòi hỏi phải đặt nhiệm vụ quân sự lên trên hết cả các nhiệm vụ quan trọng và cần kíp khác nên phải đẩy mạnh phát triển chiến tranh du kích, gây dựng căn cứ địa kháng Nhật. Hội nghị quân sự Bắc Kỳ quyết định phải lập chiến khu trong cả nƣớc trong đó ở Bắc Kỳ có bốn chiến khu, Trung Kỳ có hai chiến khu, Nam Kỳ có một chiến khu và định nhiệm vụ cho các chiến khu làm bàn đạp cho cuộc tổng khởi nghĩa và là cơ sở nền tảng của nƣớc Việt Nam độc lập tự do sau này.

Cao trào kháng Nhật cứu nƣớc phát triển mạnh mẽ khắp toàn quốc diễn ra dƣới nhiều hình thức đấu tranh rất phong phú ở cả vùng miền núi, đồng bằng và đô thị.

Các cuộc khởi nghĩa từng phần và đấu tranh vũ trang phát triển ngày càng rộng, những cuộc đấu tranh phá kho thóc giải quyết nạn đói diễn ra quyết liệt phát triển thành đấu tranh vũ trang ở nhiều nơi. Các cuộc mitting, diễn thuyết xung phong đã diễn ra ở những nơi tập trung đông ngƣời nhƣ ở chợ, rạp hát, xí nghiệp…

Bộ máy chính quyền của phát xít Nhật đã suy yếu, rệu rã nhất là ở các vùng miền núi, nông thôn .

Tại Cao Bằng: Khi quân đội Pháp và bọn lính khố đỏ bị thất trận trƣớc quân đội Nhật vội vã tháo chạy, định vƣợt biên sang biên giới Trung Quốc đã bị quân ta bố trí bao vây, chặn đƣờng chúng suốt dọc đƣờng biên giới từ Trùng Khánh đến Bảo Lộc. Bằng rất nhiều hình thức nhƣ chặn đƣờng tiếp tế, bao vây tiến công bằng quân sự cho đến kêu gọi, thuyết phục, quân ta đã giải tán đƣợc rất nhiều toán lính khố đỏ chạy theo bọn Pháp, đồng thời tƣớc đƣợc 4000 súng các loại, trong đó có cả súng máy, súng cối và đại bác. Trong nửa cuối tháng 3 năm 1945 các huyện Hòa An, Nguyên Bình, Hà Quảng, Thạch An, Bảo Lạc, Quảng Uyên, Trùng Khánh đã lập chính quyền cách mạng. Đến tháng 6 năm 1945, trừ tỉnh lỵ và một số huyện lỵ do quân Nhật chiếm đóng, còn lại hầu hết các tổng, huyện ở Cao Bằng do cách mạng làm chủ, vùng giải phóng đƣợc mở rộng. Các hội cứu quốc và vũ trang quần chúng cách mạng đƣợc chú trọng.

Tại Bắc Cạn: Khi 5 trung đội lính Pháp hốt hoảng định tháo chạy khỏi Bắc Cạn, đại đội chủ lực của Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân từ Cao

Bằng tiến về tổ chức quần chúng khởi nghĩa ở Ngân Sơn, Phủ Thông, Chợ Rã.

Tại Lạng Sơn: Từ ngày 4 đến ngày 14 tháng 7 năm 1945, khởi nghĩa thắng lợi ở Bắc Sơn, Bình Gia, Bằng Mặc, Văn Mịch…

Trong khi lực lƣợng vũ trang và quần chúng cách mạng giành chính quyền ở các địa phƣơng Cao – Bắc – Lạng thì ở Hà – Tuyên – Thái cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở các địa phƣơng cũng diễn ra rầm rộ

Tại Thái Nguyên: Lực lƣợng vũ trang và quần chúng cách mạng nổi dậy giành chính quyền toàn bộ 4 huyện miền núi và hầu hết các xã trong 3 huyện miền núi trung du.

Tại Tuyên Quang:Ngày 13 tháng 3 năm 1945, khởi nghĩa lập chính quyền ở Sơn Dƣơng. Ngày 10 tháng 4 năm 1945 các huyện Na Hang, Chiêm hóa giải phóng lập chính quyền cách mạng. Ủy ban nhân dân cũng đƣợc thành lập ở huyện Yên Sơn (12-5-1945), Yên Bình (18-5-1945) và Hàm Yên (19-5- 1945). Từ tháng 5-1945 Tân Trào đã trở thành thủ đô của chiến khu cách mạng, đại bản doanh của đồng chí Hồ Chí Minh và Tổng bộ Việt Minh chỉ huy xúc tiến Tổng khởi nghĩa. Nơi đây có vị trí cơ động về quân sự; xung quanh là rừng núi hiểm trở bao bọc, bên trong có những đƣờng tiến lên, lui xuống, sang phải, trái rất thuận lợi. Ngoài ra, từ đây còn có đƣờng liên lạc về xuôi rất tốt, thuận lợi cho việc chỉ đạo phong trào.

Tại Hà Giang: Trong tháng 3 năm 1945 quân và dân ta nổi dậy chiếm đồn rồi chặn đánh địch trên đƣờng thị xã Bắc Mê

Tại Bắc Giang: Từ ngày 13 tháng 3 cho đến cuối tháng 3 năm 1945, các lực lƣợng tự vệ và quần chúng nhân dân ở các xã Xuân Biểu, Trung Định, rồi lần lƣợt đến nhiều xã khác ở huyện Hiệp Hòa và các huyện khác đã nổi dậy tuyên bố xóa bỏ chính quyền địch và thành lập Ủy ban dân tộc giải

phóng. Giữa tháng 8 năm 1945 hầu hết các làng xã trong toàn tỉnh chính quyền về tay nhân dân.

Tại Yên Bái: Khoảng 100 tù chính trị bị giam ở nhà tù Nghĩa Lộ nổi dậy phá nhà giam, tỏa về các địa phƣơng hoạt động cách mạng. Trung tuần tháng 6 năm 1945, tổng Lƣơng Ca (Trấn Yên) khởi nghĩa lập chiến khu Vần Hội. Ngày 28 tháng 6 năm 1945, khởi nghĩa thắng lợi ở Nghĩa Lộ. Từ ngày 5 tháng 7 đến 12 tháng 8, quân cách mạng chiếm Văn Chấn, Tú Lệ, Gia Bồi,

Một phần của tài liệu Hồ Chí Minh với phương thức khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 (Trang 54)