Đánh giá đúng thời cơ, phát động toàn dân khởi nghĩa

Một phần của tài liệu Hồ Chí Minh với phương thức khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 (Trang 70)

Giữa lúc cao trào kháng Nhật cứu nƣớc và khởi nghĩa từng phần giành chính quyền bộ phận của nhân dân ta đang diễn ra sôi nổi trong toàn quốc thì cuộc chiến tranh khốc liệt ở Châu Âu đã kết thúc với sự đầu hàng của phát xít Đức. Ở Châu Á phát xít Nhật đã liên tiếp bị đánh bại. Ngày 08 -08- 1945 Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản. Ngày 09 -08- 1945 Hồng quân Liên Xô đã mở cuộc tấn công nhƣ vũ bão đã nhanh chóng đánh bại đạo quân Quan Đông của Nhật Bản. Ngày 14 – 08 – 1945 Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng các nƣớc Đồng minh không điều kiện.

Thắng lợi của Liên Xô và các lực lƣợng dân chủ trên thế giới đã tác động rất lớn đến tình hình đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Dƣơng nói chung và Việt Nam nói riêng. Quân đội Nhật ở Đông Dƣơng đã lâm vào tình thế hoang mang đến tột cùng, tinh thần chiến đấu bị tê liệt và chỉ chờ đợi quân Đồng minh vào tƣớc vũ khí.

Chính phủ Trần Trọng Kim cũng lâm vào tình trạng hoảng sợ và rệu rã Điều kiện khách quan vô cùng thuận lợi đã đƣa đến sự xuất hiện thời cơ tổng khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân ta. Những sự kiện lịch sử diễn ra trong giai đoạn này một lần nữa càng chứng minh sự lựa chọn con đƣờng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền là một phƣơng pháp cách mạng vô cùng đúng đắn của Hồ Chí Minh. Ngoài việc lựa chọn đƣợc một phƣơng pháp cách mạng đúng, còn phải biết chuẩn bị lực lƣợng nắm bắt thời cơ và

kịp thời phát động khởi nghĩa mới có thể giành đƣợc thắng lợi mà phải chịu ít tổn thất nhất.

Điều kiện khách quan đã có, còn điều kiện chủ quan ? Nhân dân Việt Nam, đông đảo là nông dân đƣợc tổ chức và rèn luyện qua mƣời lăm năm đấu tranh dƣới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dƣơng, giờ đây đang sôi sục lòng căm thù, mà hậu quả hơn hai triệu đồng bào bị chết đói đã sẵn sàng đợi lệnh để xông lên đánh giặc, cứu nƣớc.

Các tầng lớp nhân dân khác nhƣ tiểu tƣ sản, tƣ sản dân tộc và các nhân sĩ yêu nƣớc đều đã chán ghét bọn thực dân, phát xít và phong kiến, đã ngả hẳn về cách mạng, sẵn sàng đi theo lời kêu gọi của Việt Minh

Cũng chính lúc này quân Đồng minh lại chuẩn bị vào giải giáp vũ khí quân đội Nhật Bản, bọn đế quốc Anh, Mỹ và bè lũ tay sai của Mỹ là quân Tƣởng Giới Thạch đang ráo riết can thiệp vào Đông Dƣơng theo hiệp định Pốt Đam. Quân Anh sẽ đổ bộ vào phía nam vĩ tuyến 16. Quân đội Tƣởng sẽ tràn xuống phía Bắc vĩ tuyến 16. Đế quốc Mỹ thì đứng đằng sau quân đội Tƣởng để giật dây. Thực dân Pháp, kẻ bị quân đội Nhật hất cẳng ở Đông Dƣơng giờ đây cũng đang ráo riết vận động Anh, Mỹ để đƣợc chiếm lại Đông Dƣơng thuộc địa cũ của chúng.

Giữa lực lƣợng cách mạng và lực lƣợng phản cách mạng, giữa dân tộc và bọn đế quốc đã diễn ra một cuộc chạy đua giành lấy quyền làm chủ đất nƣớc Việt Nam từ tay quân đội Nhật. Đảng ta dƣới sự chỉ dẫn trực tiếp Hồ Chí Minh đã kịp thời nắm bắt thời cơ và dũng cảm phát động toàn dân, gồm cả lực lƣợng chính trị hùng hậu của quần chúng và lực lƣợng vũ trang cách mạng làm nòng cốt nhất tề xông lên khởi nghĩa giành chính quyền cả nƣớc. Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội quốc dân Tân Trào đã kịp thời đề ra quyết sách chuyển xoay vận nƣớc bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang.

Cây đa Tân Trào lịch sử

Nơi Đội VNTTGPQ làm lễ xuất quân tiến về giải phóng Thái Nguyên 16/08/1945

Nguồn: Theo 60 năm Quốc hội Việt Nam NXB Thông tấn VN, 2006

Ngày 12 tháng 8 năm 1945, Ủy ban lâm thời Khu giải phóng hạ lệnh cho Quân giải phóng, các đội du kích, tự vệ phối hợp với toàn thể nhân dân đánh vào các khu đô thị, tiến hành khởi nghĩa.

Từ ngày 13 tháng 8 đến ngày 15 tháng 8 năm 1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào, thủ đô Khu giải phóng, gồm đại biểu các đảng bộ và một số đại biểu hoạt động nƣớc ngoài. Hội nghị chủ trƣơng phải kịp thời lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền và cử ra Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Để Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi, Hội nghị đề ra ba nguyên tắc phải quán triệt trong tình thế vô cùng khẩn cấp lúc bấy giờ là: “a.Tập trung - Tập trung lực lƣợng vào những việc chính.

b. Thống nhất – Thống nhất mọi phƣơng diện chính trị, quân sự, hành động và chỉ huy.

c. Kịp thời – Kịp thời hành động, không bỏ lỡ cơ hội.

Mục đích cuộc chiến đấu của ta lúc này là giành quyền độc lập hoàn toàn”. Phải “Đánh chiếm ngay những nơi chắc thắng không kể thành phố hay thôn quê. Thành lập những Ủy ban nhân dân ở những nơi ta làm chủ” [28; Tr.425].

Bản Nghị quyết một lần nữa cũng khẳng định phƣơng pháp cách mạng là phải kết hợp giữa quân sự và chính trị với cách đánh tiến công, tiến công một cách dũng cảm, dũng cảm và dũng cảm!

Đêm 13 tháng 8 năm 1945, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ra lệnh Tổng khởi nghĩa mang tên “Quân lệnh số 1” kêu gọi toàn dân khởi nghĩa:

Hỡi quân dân toàn quốc!

Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh, quân đội Nhật đã bị tan rã khắp các mặt trận. Kẻ thù chúng ta đã ngã gục.

Giờ tổng khởi nghĩa đã đánh!

Cơ hội có một cho quân dân Việt Nam vùng dậy giành lấy quyền độc lập của nƣớc nhà !

...Chúng ta phải hành động cho nhanh với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng !

Tổ quốc đang đòi hỏi những hy sinh lớn lao của các bạn ! Cuộc thắng lợi hoàn toàn nhất định sẽ về ta !. [55; Tr. 421].

Hội nghị toàn quốc của Đảng bế mạc thì Đại hội quốc dân Tân Trào họp vào ngày 16 tháng 8 năm 1945 với hơn 60 đại biểu Bắc, Trung, Nam và cả những đại biểu ở nƣớc ngoài, đại biểu các đảng phái, các đoàn thể nhân dân, dân tộc, tôn giáo đã hoàn toàn nhất trí chủ trƣơng Tổng khởi nghĩa của Đảng. Đại hội còn tán thành chƣơng trình cách mạng của Đảng kêu gọi nhân dân toàn quốc đứng lên đoàn kết giành lấy chính quyền, xây dựng một nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa hoàn toàn độc lập, thực hiện 10 chính sách của Việt Minh về đối nội, đối ngoại. Đại hội quyết định thành lập ra Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời, do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, thay mặt nhân dân toàn quốc mà giao thiệp với các nƣớc ngoài và chủ trì mọi công việc trong nƣớc.

Đại hội quốc dân Tân Trào thể hiện sự đoàn kết nhất trí của toàn thể dân tộc trong giờ phút quyết định vận mệnh của đất nƣớc. Đại hội biểu thị lòng tin tƣởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quyết tâm thực hiện phƣơng pháp Tổng khởi nghĩa mà Đảng và Hồ Chí Minh đã lựa chọn và đề ra cho con đƣờng giải phóng dân tộc Việt Nam. Có thể nói Đại hội đại biểu quốc dân Tân Trào mang tầm vóc lịch sử tiền Quốc hội của một nƣớc Việt Nam mới, là “một tiến bộ rất lớn trong lịch sử tranh đấu giải phóng của dân tộc ta từ ngót một thế kỷ nay” [51; Tr.553].

Archimedes L.A Patti một sĩ quan tình báo Mỹ đã nhận xét Hồ Chí Minh “đã hành động một cách kiên quyết và nhanh chóng vì ông phải đảm bảo chiếm đƣợc một chỗ đứng chân vững chắc …ở Hà Nội, Huế, Sài gòn. Ông Hồ biết rằng ông phải làm cho mọi ngƣời thấy rõ đƣợc cả tính chất hợp pháp lẫn sức mạnh để giữ vai trò lãnh đạo và phát triển phong trào” [1; Tr.146].

Tổ chức Đại hội đại biểu quốc dân để đề ra quyết sách chuyển xoay vận nƣớc bằng phƣơng thức khởi nghĩa vũ trang, xóa bỏ chế độ nô dịch thực dân là một nét sáng tạo độc đáo của Hồ Chí Minh trong việc phát huy sức mạnh dân tộc và tính hợp pháp của sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc. .

Ngay sau Đại hội, Đảng Cộng sản Đông Dƣơng và Hồ Chí Minh đã gửi thƣ kêu gọi đồng bào, các đoàn thể cứu quốc, các chiến sĩ, cán bộ và toàn thể nhân dân nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Thƣ của Hồ Chí Minh viết: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” [51; Tr. 554].

3.2. Cả nƣớc vùng lên khởi nghĩa, lập nên nƣớc Việt Nam độc lập, tự do

Ngay cả trong những lúc đang ốm nằm trên giƣờng bệnh, Ngƣời vẫn dặn dò lại các đồng chí của mình với quyết tâm rất cao: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới , dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trƣờng Sơn, cũng phải kiên quyết giành cho đƣợc độc lập” [32; Tr. 130]. Đó là tầm nhìn chiến lƣợc của một vĩ nhân, một ngƣời biết rõ đƣợc khi nào thời cơ đã chín muồi. Đó cũng là thời điểm lịch sử thể hiện ý chí tập trung, thống nhất cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn dân tộc trƣớc giờ quyết định thiêng liêng. Phải nhanh chóng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc, lập nên chính phủ lâm thời của nƣớc Việt Nam độc lập, tự do đứng ở tƣ cách ngƣời làm chủ đất nƣớc trƣớc khi quân Đồng Minh vào Việt Nam để giải giáp quân Nhật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một số đại biểu ở xa đang trên đƣờng đến dự Đại hội đã đƣợc lệnh quay trở về để lãnh đạo khởi nghĩa. Nhiều địa phƣơng chƣa nhận đƣợc lệnh tổng khởi nghĩa của Trung ƣơng, nhƣng do thấm nhuần các nghị quyết của Đảng đặc biệt là chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, tích cực chuẩn bị lực lƣợng sẵn sàng đón thời cơ tiến lên, và căn cứ vào tình hình thực tế của địa phƣơng sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đã tiến hành khởi nghĩa một cách kịp thời, chủ động và nhanh gọn. Cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân ta đã tiến lên một bƣớc nhảy vọt, từ khởi nghĩa từng phần giành chính quyền địa phƣơng chuyển thẳng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền cả nƣớc.

Cuộc tổng khởi nghĩa bắt đầu từ đêm 13, rạng sáng ngày 14 tháng 8 năm 1945. Các đơn vị Giải phóng quân đã liên tiếp hạ thêm đƣợc một số đồn Nhật còn lại thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái…

Ngày 16 tháng 8 năm 1945, một đơn vị Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy tiến về thị xã Thái Nguyên. Ngày 20, quân Giải phóng đã chiếm các vị trí bao quanh thị xã. Tỉnh trƣởng Thái Nguyên và tri huyện Đồng Hỷ đã đầu hàng. Chính quyền cách mạng tỉnh ra mắt nhân dân. Quân Giải phóng tiếp tục bao vây và tiến công quân Nhật ở thị xã và kêu gọi chúng phải trao vũ khí cho quân giải phóng. Trƣớc sức mạnh của cao trào cách mạng, quân Nhật đã chấp nhận giao vũ khí cho giải phóng quân, còn binh sĩ của chúng đƣợc chúng ta phụ trách đƣa về Hà Nội chờ quân Đồng Minh vào giải giáp.

Từ ngày 14 đến ngày 26 tháng 8 năm 1945 các tỉnh trong cả nƣớc đã giành đƣợc chính quyền đặc biệt khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn có tác động lớn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa trong toàn quốc.

Ngày 18 tháng 8 năm 1945 nhân dân các tỉnh Bắc Giang, Hải Dƣơng, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành đƣợc chính quyền.

Ở Hà Nội, bộ máy chính quyền cơ sở Trần Trọng Kim ở một số xã và huyện ngoại thành và cả các quận nội thành đã bị tê liệt hoàn toàn. Ngày 17 tháng 8 năm 1945 Hội viên chức ở Hà Nội tổ chức một cuộc mitting ở quảng trƣờng Nhà hát lớn. Biết trƣớc tình hình đó, Thành ủy Hà Nội đã lãnh đạo quần chúng cách mạng tham gia cuộc mít tinh, chiếm lấy diễn đàn, giƣơng cao lá cờ đỏ sao vàng. Cán bộ cách mạng đã báo tin phát xít Nhật đã đầu hàng quân Đồng minh, kêu gọi quần chúng ủng hộ Việt Minh, chuẩn bị tham gia khởi nghĩa để giành chính quyền về tay nhân dân. Cuộc mít tinh trở thành một cuộc tuần hành thị uy trên các đƣờng phố Hà Nội với các khẩu hiệu đƣợc hô vang nhƣ: “Ủng hộ Việt Minh” “Đả đảo bù nhìn” “Việt Nam hoàn toàn độc lập”…

Thực hiện quyết định của Thành Ủy và Ủy ban khởi nghĩa Hà Nội, sáng ngày 19 tháng 8 năm 1945, hàng chục vạn nhân dân nội thành và ngoại thành mang theo gậy gộc, dao, gậy, súng…tiến về quảng trƣờng nhà hát thành phố dự cuộc mít tinh do Việt Minh tổ chức. Tiếp theo là cuộc biểu thị tuần hành vũ trang của quần chúng cách mạng tiến về các ngả đƣờng, chiếm các cơ quan của chính quyền bù nhìn: Phủ khâm sai, Tòa thị chính, trại lính bảo an, Sở cảnh sát…Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời đƣợc thành lập do Nguyễn Huy Khôi làm chủ tịch.

Nhân dân Hà Nội tiến vào chiếm Bắc bộ Phủ

(Nguồn: 70 năm Đảng Cộng sản Việt Nam

Hải Phòng giành chính quyền 23 – 08 - 1945

(Nguồn: 70 năm Đảng Cộng sản Việt Nam

Ngày 25 Tháng Tám năm 1945 ở Sài Gòn

(Nguồn: 70 năm Đảng Cộng sản Việt Nam

Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở thủ đô Hà Nội ngày 19 tháng 8 năm 1945 đã cổ vũ và thúc đẩy mạnh mẽ các tỉnh và thành phố khác vƣợt qua mọi khó khăn trở ngại, nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền, thuận lợi cho quá trình Tổng khởi nghĩa trong cả nƣớc mau chóng giành thắng lợi.

Ngày 23 tháng 8, 15 vạn nhân dân Thừa Thiên Huế xuống đƣờng mít tinh, tuần hành vũ trang chiếm các công sở. Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời Thừa Thiên Huế đƣợc thành lập do Tôn Quang Phiệt làm Chủ tịch. Trƣớc sức mạnh của quần chúng cách mạng cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng giành đƣợc chính quyền, lập ra Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời ở Hà Nội đến (19/08/1945) cùng các tỉnh khác trong cả nƣớc, trong đó có Thừa Thiên Huế (23/08/1945). Theo yêu cầu của Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, Bảo Đại vị vua cuối cùng của Nhà Nguyễn đã ra tuyên cáo thoái vị để Chính phủ dân chủ Cộng hoà điều khiển quốc dân. Sau hai mƣơi năm ngai vàng bệ ngọc Bảo Đại chỉ mong muốn đƣợc làm dân tự do của một nƣớc độc lập. Ngày 28 tháng 8 năm 1945, nhân dân Huế nhiệt liệt đón tiếp phái đoàn Chính phủ lâm thời trung ƣơng từ Hà Nội vào dự lễ thoái vị của Bảo Đại. Ngày 30 tháng 8 lễ thoái vị đƣợc tổ chức ở lầu Ngọ Môn, Bảo Đại tuyên bố thoái vị, chính thức kết thúc chế độ phong kiến tại Việt Nam.

Tuyên cáo thoái vị của Hoàng đế Việt Nam Bảo Đại ngày 24/08/1945

Nguồn: 60 năm Quốc hội Việt Nam

Để Bảo Đại tuyên bố thoái vị, để chính phủ Hồ Chí Minh điều khiển quốc dân là một sự kiện lịch sử không chỉ thể hiện tính nhân văn cao cả, tính đại đoàn kết dân tộc mà còn biểu hiện cụ thể và tinh tế về pháp lý của Hồ Chí Minh trong việc thực hiện phƣơng pháp cách mạng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, thành lập một nhà nƣớc dân chủ cộng hoà – nhà nƣớc chung của toàn dân tộc. Đánh giá sự kiện Bảo Đại thoái vị, tác phẩm Bản án chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam đã viết “ Ngày 30 tháng Tám, cựu Hoàng đế Bảo Đại trinh trọng tuyên bố từ bỏ tất cả các quyền lợi của ông ta. Sự từ bỏ ấy nhƣ vậy là đã “hợp pháp hóa”, theo một số truyền thống ngày nay

Một phần của tài liệu Hồ Chí Minh với phương thức khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 (Trang 70)