Lợi nhuận và cơ cấu quy mô lợi nhuận

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá thực trạng và tìm hiểu một số thị trường kinh doanh của công ty cổ phần trà Than Uyên (Trang 62)

- Công ty chè Mộc Châu: nằm trên vùng thảo nguyên Tây Bắc

3. Lợi nhuận và cơ cấu quy mô lợi nhuận

Bảng 06: đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh

stt Chỉ tiêu

2007 2008 2009 Bình

1 DT/vốn vốn

1.94 1.90 1.93 1.92

2 LN/DT 0.27 0.29 0.33 0.3

3 LN/vốn 0.53 0.54 0.64 0.57

Theo kết quả đánh giá cho thấy: tỷ suất DT/ vốn >1, tỷ suất LN/DT >0, Tỷ suất LN/Vốn > 0. ddieuf đó phản ánh công ty kinh doanh có hiệu quả. Chênh lệch qua các năm không lớn, năm 2009 lợi nhuận thu được là lớn nhất. Nguồn thu của công ty chủ yếu là sản phẩm chè xanh duỗi, tuy nhiên chè đen lại là loại chè có tiềm năng xuất khẩu, vì thế công ty nên chú trọng mở rộng sản xuất hai loại chè này. Công ty cung nên nghiên cứu sản xuất thêm loại chè mới để tạo sự đa dạng phong phú về chủng loại sản phẩm.

Chương 4: Phân tích tình hình hiện tại của công ty để lựa chon thị trường mục tiêu

Qua các kết quả tìm hiểu và phân tích trên ta thấy rằng: Công ty có điều kiện thuận lợi để phát triển sản phẩm chè với nhiều loại chè đặc sản nổi tiếng “Tuyết San”.

Hiện nay, công ty có 5 giống chè, trong đó có 2 giống chủ lực với diện tích gieo trồng chiếm gần 75% diện tích huyện Tân Uyên. Chè nguyên liệu của công ty có chất lượng không thua kém bất cứ doanh nghiệp nào trong và ngoài nước nhưng công nghệ chế biến khá lạc hậu so với các nước nên giá trị chè thành phẩm không

cao. Cho đến nay, lượng chè tiêu thụ đều ở dạng nguyên liệu thô đóng bao nên thu nhập không cao. Đây là lý do khiến cho giá trị thu về từ sản phẩm chè không tương xứng với sản lượng. Ta cũng biêt chè cũng được xác định là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của nền kinh tế. Song, đến thời điểm hiện nay, ngành chè vẫn chưa xây dựng được thương hiệu chè đủ sức cạnh tranh với sản phẩm chè của hơn 30 quốc gia khác trên thế giới. Nước ta đang đứng thứ năm trên thế giới về xuất khẩu chè nhưng giá chè xuất khẩu chỉ bằng một nửa giá chè xuất khẩu bình quân của thế giới. Điều này cho thấy xuất khẩu chè không thực sự ổn định.

Bên cạnh đó, công ty chưa nâng cao ý thức trong việc quảng bá tiếp thị hình ảnh chè cũng như phát huy nét đẹp trong văn hóa trà Việt, còn găp nhiều khó khăn trong công tác tổ chức tiêu tụ sản phẩm chè.

Vậy công ty cần làm gì để xây dựng và khẳng định được thương hiệu của mình? Những năm qua, ngành chè nước ta đã có

bước phát triển nhanh chóng về số lượng. Sức ép cạnh tranh ngày càng cao, cùng với những biến đọng của môi trường.?

Qua tìm hiểu em thấy rằng sản phẩm chủ lực của công ty la chè xanh duỗi, cho doanh thu cao, nhưng bên cạnh đó còn một sản phẩm mới đưa vào sản xuất để xuất khẩu. Em nghĩ đây chinh là hai hướng để phát triển sản phẩm của công ty.

Thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng số lượng tiêu thụ ở Hà Nội lớn hơn rất nhiều, rất ổn định, mặc dù cạnh tranh sẽ rất cao. Nhưng có thể xác đinh trong thời gian tới đây chính là thị trường mục tiêu của công ty. Bên canh đó, ta cũng biết Pakistan la nước nhập khẩu chè Việt lớn nhất cả nước. Thị trường Pakistian có thể coi là thị trường tiềm năng đẻ công ty hướng tới trong việc mở rộng quy mô thị trường.

Mục tiêu của sản xuất của công ty trong năm tới là tăng mức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè lên trên 1600 tấn/năm. Và mục tiêu phát triển dài hạn của công ty là trở thành doanh nghiệp sản

xuất chè trong top 5 doanh nghiệp sản xuất chè của đất nước, phát triển luôn song song với chất lượng và thương hiệu. hiện nay công ty đang tiến hành một số hoạt động nhằm phát triển thương hiệu của mình

Giải pháp và kiến nghị

Qua các kết quả nghiên cứu em có đưa ra một số giải pháp kiến nghị sau:

- Đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu thị trường.

- Có kế hoạch cụ thể về xây dựng thị trường mục tiêu, làm tốt công tác nghiên cứu thị trường

- Lập ra bộ phận marketing để có chiến lược sâu hơn nữa về công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm, tìm hiểu thị trường, …

o Chính sách giảm giá bán sản phẩm: tiết kiệm chi phí sản xuất, cắt giảm lao động, xây dựng những vùng chè nguyên liệu có chất lượng cao…

o Chính sách phát triển sản phẩm trong tương lai: đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới để tạo sự đa dạng về chủng loại sản phẩm, tăng cường sản xuất sản phẩm cho thu nhập cao, và sản phẩm hướng tới xuất khẩu…

o Tổ chức phân phối tiêu thụ sản phẩm: mở hoặc kí kết đại lý phân phối độc quyền ở địa phương các vùng lân cận, nơi có nhu cầu cao.

o Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh: nghiên cứu xác định rõ ưu điểm nhược điểm của đối thủ cạnh tranh, có kế hoach đối phó cụ thể, tìm hiểu thị thêm về thị trường Nhật Bản, là thị trường tiêu thụ trà khá cao….

o Xúc tiến thương mại: là việc thúc đẩy các hoạt động bán hàng cho công ty, hướng tới xuất khẩu trà với khối lượng lớn và ngày càng tăng.

Một số chiến lược phát triển khác như: tiến hành quy hoạch phát triển chè; tăng cường công tác khoa học công nghệ và chuyển giao kỹ thuật trong sản xuất và chế biến chè; tăng cường công tác hợp tác quốc tế, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ chè; khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến chè theo quy hoạch và từng bước hiện đại hóa các cơ sở đã có theo hướng tăng nhanh tỷ lệ các sản phẩm chè tinh chế, bảo đảm đủ công suất chế biến có chất lượng cao và đa dạng hóa sản phẩm; tái tổ chức sản xuất ngành chè…

Không một công ty nào có thể hoạt động trên mọi thị trường và thỏa mãn nhu cầu của mọi khách hàng. Công ty cũng không thể hoạt động tốt thậm chí chỉ trong một phạm vi thị trường rộng lớn. Các công ty chỉ có thể hoạt động tốt nhất khi họ xác định một cách thận trọng thị trường mục tiêu của mình rồi chuẩn bị một chương trình marketing phù hợp.

Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tề khu vực và quốc tế là xu hướng không thể tránh khỏi. Trong điều kiện đó, cạnh tranh ngày càng gay gắt với quy mô, cường độ, phạm vi rộng lớn. Tất yếu xây dựng, phát triển thị trường đặc biệt là thị trường mục tiêu sẽ luôn giữ vai trò nòng cốt trên con đường phát triển của mỗi doanh nghiệp.

Công ty cổ phần trà Than Uyên là một doanh nghiệp có sức trẻ, có sự năng động trong kinh doanh, và đang có nhiều chiến lược phát triển, có thị trường tiềm năng, có nhiều cơ hội để phát

triển, mặc dù con đường đó sẽ gặp nhiều trở ngại, khó khăn thách thức.

Qua việc nghiên cứu chuyên đề “tìm hiểu, phân tích thị trường mục tiêu của công ty cổ phần trà Than Uyên” đã cho em thêm nhiều kiến thức thực tế, hiểu sâu hơn về ý nghĩa và kết quả của môn học marketing, bản thân em cũng đã học hỏi thêm được rất nhiều kinh nghiệm trong thời gian qua.

Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới công ty cổ phần trà Than Uyên, cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên Phạm Thị Huế đề em hoàn thành được chuyên đề thực tập môn marketing.

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá thực trạng và tìm hiểu một số thị trường kinh doanh của công ty cổ phần trà Than Uyên (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w