Phân đoạn thị trường và xác định trị trường mục tiêu

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá thực trạng và tìm hiểu một số thị trường kinh doanh của công ty cổ phần trà Than Uyên (Trang 26)

* Thế nào là phân đoạn thị trường?

Phân đoạn thị trường là quá trình phân chia người tiêu dung thành những nhóm dựa trên sự khác biệt về nhu cầu, tính cách hành vi…

Đối với các doanh nghiệp đang kinh doanh và các doanh nghiệp sắp bước vào kinh doanh thì phân đoạn thị trường là rất quan trọng. Như chúng ta đã biết, thị trường rất đa dạng, nó tập hợp nhu cầu của những người có tuổi tác, giới tính, tôn giáo, thu nhập, phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng khác nhau, sự không đồng nhất đó ảnh hưởng rất lớn đến việc mua và tiêu dùng hàng hoá. Mặt khác, doanh nghiệp cũng không thể có những chính sách riêng biệt cho từng người. Vì vậy, cần phải phân đoạn thị trường để doanh nghiệp nhận biết được đặc tính của từng đoạn và tuỳ thuộc vào khả năng, nguồn lực của mình để có các lựa chọn chính sách, biện pháp khác nhau để tiếp cận và khai thác thị

trường nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược kinh doanh.Thực chất của phân đoạn thị trường là quá trình phân chia người tiêu dùng thành nhóm trên cơ sở những đặc điểm khác biệt về nhu cầu, tính cách hay hành vi.

* Xác định thị trường mục tiêu

Thị trường mục tiêu là thị trường bao gồm các khách hàng có cùng nhu cầu hoặc mong muốn mà công ty có khả năng đáp ứng. Nắm rõ được điều này, công ty có thể chiếm được ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh, đồng thời đạt được các mục tiêu mà chiến lược tiếp thị đã khẳng định. Sau khi đã phân đoạn thị trường, bạn cần phải tiến hành lựa chọn thị trường mục tiêu. Việc này sẽ mang lại các lợi ích cơ bản sau:

- Hiểu biết một cách thấu đáo hơn những nhu cầu và mong muốn của khách hàng;

- Sử dụng một cách có hiệu quả nguồn kinh phí của công ty dành cho hoạt động tiếp thị;

- Nâng cao tính thích ứng và hiệu quả của việc xây dựng chiến lược kinh doanh, đồng thời thực hiện tốt nhất chiến lược tiếp thị của công ty;

- Đảm bảo tính khách quan và có căn cứ khi đề xuất các chính sách tiếp thị hỗn hợp;

- Nâng cao hiệu quả của việc xác định thị trường, đồng thời tạo ra và sử dụng tốt những ưu thế cạnh tranh của công ty so với các đối thủ cạnh tranh trong cố gắng phát triển thị trường.

Để xác định thị trường mục tiêu cho kế hoạch kinh doanh, cần tiến hành nghiên cứu về những khách hàng tiềm năng theo nhận định chủ quan ban đầu. Những khách hàng tiềm năng là những người trong tương lai sẽ quan tâm và mua sản phẩm, hay sử dụng dịch vụ của công ty. Số lượng khách hàng tiềm năng có thể từ vài trăm người (nếu công ty mở cửa hàng bán lẻ trong thị trấn)

lên đến hàng triệu người (nếu công ty khởi sự hoạt động kinh doanh trực tuyến) và hướng tới xuất khẩu sản phẩm.

Một khi đã xác định xong thị trường mục tiêu, ta hãy trả lời tiếp các câu hỏi:

- Đâu là thói quen mua sắm của nhóm khách hàng tiềm năng này? - Công ty sẽ tác động lên những thói quen mua sắm này như thế nào?

- Động cơ nào thúc đẩy nhóm khách hàng tiềm năng này mua hàng của bạn? Bạn sẽ giúp họ thoả mãn nhu cầu như thế nào?

- Trong tương lai, thị trường mục tiêu có thể thay đổi theo hướng nào?

- Công ty sẽ đáp ứng nhu cầu mua sắm của thị trường này ra sao trong điều kiện nó thường xuyên biến đổi?

Việc xác định thị trường mục tiêu gồm 2 bước cơ bản sau:

 Đánh giá mức hấp dẫn của từng khúc thị trường: - Quy mô, mức tăng trưởng của khúc thị trường.

- Mức độ hấp dẫn về cơ cấu của khúc thị trường về : đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung ứng…

- Mục tiêu và nguồn tài nguyên của công ty.

 Lựa chọn thị trường: tập trung và một khúc thị trường và đưa ra chiến lược nhắm tới thị trường mục tiêu đã chọn.

Để sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh và có được những thành công nhất định, công ty cần sớm hình thành cho mình thị trường mục tiêu riêng biệt, từ đó đề ra các chính sách tiếp thị và phát triển cho phù hợp. Chỉ có như vậy, công ty mới có thể duy trì hoạt động kinh doanh và giữ chân được các khách hàng hiện tại, đồng thời thu hút thêm được các khách hàng mới. Có thể nói,nếu càng biết rõ về thị trường mục tiêu bao nhiêu thì công ty sẽ càng tự tin trong công việc kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá thực trạng và tìm hiểu một số thị trường kinh doanh của công ty cổ phần trà Than Uyên (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w