LỰA CHỌN CẢM BIẾN 1 Cảm biến loadcell

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH CÂN VÀ PHÂN LOẠI BAO BÌ ĐÓNG GÓI GẠO DÙNG PLC S7 200 (Trang 42)

c. Các vùng nhớ, vùng dữ liệu, các qui định về dữ liệu và cách truy cập địa chỉ trên PLC.

3.4 LỰA CHỌN CẢM BIẾN 1 Cảm biến loadcell

3.4.1 Cảm biến loadcell

Loadcell có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống cân định lượng. Nó quyết định độ chính xác của máy sản xuất gạch không nung nói riêng và các

hệ thống pha trộn hỗn hợp nói chung. Nó có vai trò quyết định đến năng suất và chất lượng của sản phẩm. Đồng thời nó cũng làm tăng hiệu quả kinh tế của hệ thống nhờ tiết kiệm tối đa các loại vật liệu đắt tiền.

Nó có các đặc điểm cơ bản sau:

- Cân tự động: Quá trình cân phải được điều khiển hoàn toàn bằng thiết bị tự động, bao gồm quá trình mở đóng các nguồn cấp các thành phần khác nhau của hỗn hợp.

- Cân động: Quá trình cân được hoạt động đồng thời với quá trình cấp liệu. Hệ vừa cân, vừa cấp liệu. Khi lượng vật liệu cấp đạt yêu cầu thì ngay lập tức phải ngừng cấp liệu.

- Cân cộng dồn: Để giảm bớt số lượng buồng cân, người ta bố trí hai hoặc nhiều hơn cửa cấp liệu cùng cấp liệu cho một buồng cân. Như vậy, khi cân từ loại vật liệu thứ 2 trở đi, khối lượng của cả buồng cân và các loại vật liệu trước đó được tính vào bì của loại vật liệu sau. Tùy theo yêu cầu cân, người ta sẽ tính sai số ở loại vật liệu cuối cùng hay sai số cho từng loại vật liệu.

Do những yếu tố trên, quá trình cân luôn gặp phải sai số. Bao gồm:

- Sai số của hệ cân và cảm biến cân. Thông thường, sai số này đỏi hỏi cỡ 0,5% đến 1%.

- Sai số do quá trình vật liệu rơi gây ra: Trong quá trình vật liệu rơi, sẽ tạo nên lực tác động lên buồng cân. Lực này phụ thuộc vào loại vật liệu, kích cỡ vật liệu, tốc độ rơi vật liệu, độ mở cửa cấp liệu. Sai số này biến động liên tục trong quá trình làm việc. Sai số do rơi tự do sẽ mất đi ngay sau khi vật liệu nằm yên trong buồng cân.

- Sai số do thời gian đóng cửa xả: Khi cửa xả đóng không đủ nhanh, sẽ có sai số. Sai số này phụ thuộc vào độ biến thiên thời gian tác động của cửa xả, lượng vật liệu trên buồng chứa vật liệu, áp lực khí nén...

- Sai số do sự bố trí không đồng đều của vật liệu trong buồng cân khi sử dụng nhiều đầu cân song song.

- Sai số tích lũy của loại vật liệu trước vào loại vật liệu sau.

- Sai số do các thiết bị phụ trợ gây nên: Trong quá trình cân tự động, các thiết bị nạp và xả phải được gắn sao cho khi các thiết bị này động tác, không gây ra thay đổi tải trọng đối với hệ cân.

Sau khi khảo sát chúng em lựa chọn loại loadcell có các thông số sau:

Bảng 3.10 Thông số kĩ thuật loadcell

Loại Mettler Toledo chữ Z

Mức tải tối đa 5kg

Điện áp biến đổi 2mV/V

Nguồn nuôi 6-15 V

Quá tải an toàn 150%

Quá tải phá hủy hoàn toàn 300%

Nhiệt độ làm việc -20oC ~ +65oC

Số lượng 1

Chọn bộ khuếch đại

Ứng dụng của bộ khuếch đại là kết nối điều chỉnh, khuếch đại tín hiệu loadcell để kết nối với PLC có tác dụng làm ổn định tín hiệu ngõ ra của loadcell.

Bảng 3.11 Thông số kĩ thuật bộ khuếch đại tín hiệu loadcell

Loại MK Cells

Dải đầu vào loadcell 2mV/V

Dải tín hiệu đầu ra 0-10V

Điện áp nguồn nuôi 12 V (DC)

Điện áp nguồn nuôi loadcell 10VDC

Số lượng 1

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH CÂN VÀ PHÂN LOẠI BAO BÌ ĐÓNG GÓI GẠO DÙNG PLC S7 200 (Trang 42)